39 TỈNH SÁT (xem xét)

Một phần của tài liệu DƯƠNG CHÂN TẬP (Trang 81 - 82)

Hằng ngày xem xét cái lương tâm, Kiểm điểm lương tri học hỏi thầm, Khắc trị lỗi lầm năng chủ kỉnh, Đi vào thanh tịnh vạch cao thâm. Thâm thẩm Trời cao cĩ khiếu linh, Người tu tự ngộ ở trong mình, Biết gìn linh khiếu tu tinh tấn, Trở lại đường xưa Đạo chiếu minh.

Minh tâm kiến tánh xét âm thầm, Chăm chỉ nhìn tường, Phật tức tâm, Khắc kỷ tánh phàm cần quả quyết, Cơng phu tồn dưỡng chỗ thâm trầm.

Tỉnh sát là xem xét cái tâm của mình coi trong một ngày là 12 giờ, nĩ ở trong mấy giờ, nĩ ra ngồi mấy giờ. Người làm như vậy tự nhiên cĩ chỗ đắc lực.

Xưa cĩ ơng Trần Liệt tự xét cái tâm của mình, rồi dùng đậu đen, đậu trắng để ghi cho nhớ: hễ khởi một ý lành thì lấy một hột đậu trắng bỏ vơ trong mâm, hễ khởi một ý dữ thì bỏ vơ trong mâm một hột đậu đen.

Mới ban đầu thì đen nhiều, kế thì trắng đen bằng nhau, lâu thì đậu trắng nhiều hơn đậu đen. Lâu nữa thì cịn rịng là đậu trắng, khơng cĩ một hột đậu đen. Lại lâu thêm nữa cho tới đậu trắng cũng khơng. Cái phép nầy tuy vụng về mà cũng cĩ thể dùng được.

Tỉnh sát tức là xem xét, khắc trị tức là trừ lỗi, tồn dưỡng tức là chủ kỉnh (dè dặt).

Đại Đạo tuy khơng tu khơng chứng, mà trần tình phải càng giảm càng tiêu. Con người chỉ cĩ một cái tâm, giữ nĩ ở trong là cái tâm gì? Vụt chút nĩ chạy ra ngồi, lại là cái tâm gì? Xét được nĩ cho rành rẽ, rồi sau mới cĩ thể tu tới nữa.

Tỉnh sát phải chăm chỉ, khắc trị phải quả quyết, tồn dưỡng phải thơ thới.

Đĩ là ba thứ cơng phu thường bữa phải dùng đến luơn, cho tới chừng nào hết cơng phu gì phải dùng nữa mới là thành cơng.

Cĩ người nĩi chẳng cần nhọc cơng cũng vượt ngay qua bỉ ngạn. Đĩ là trong hàng thượng trí, mới cĩ thể được như vậy, chớ đâu dám nĩi người nào cũng đều làm được như thế cả.

Bạch-Tẫn lão-nhân nĩi rằng: “Ba thứ cơng phu đĩ là cái bí quyết phải giữ hằng ngày trong cửa thánh. Người cĩ chí làm thánh, làm hiền, chớ nên xem thường mà bỏ qua.”

Một phần của tài liệu DƯƠNG CHÂN TẬP (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)