Nghệ thuật tổ chức cốt truyện 1 Khái niệm cốt truyện

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 36 - 39)

Cốt truyện là yếu tố quan trọng bậc nhất, không thể thiếu trong bất kì một hình thức tự sự nào. Trong tác phẩm tự sự, “cốt truyện là cái khung để đỡ

cho toàn bộ tòa nhà nghệ thuật ngôn từ đứng vững” [44,181]. Aristote, nhà

nghiên cứu đầu tiên trên thế giới quan tâm đến cốt truyện đã cho rằng: “Cốt

truyện là cơ sở, là linh hồn của bi kịch sau đó mới tính đến tính cách; bi kịch bắt chước hành động và vì vậy nó phải bắt chước những con người hành động”. Điều đó cho thấy Aristote chú ý tới yếu tố hành động của cốt truyện,

cốt truyện là cơ sở của bi kịch. Macxim Gorki thì nhấn mạnh đến sự kiện, hành động luôn thể hiện những mối quan hệ khác nhau giữa các nhân vật: “Cốt truyện là những liên hệ, những mâu thuẫn, những thiện cảm và ác cảm và

nói chung là những mối quan hệ qua lại của con người, là lịch sử phát triển và tổ chức của tính cách này hay khác”. Nhiều nhà nghiên cứu đề cao vai trò của

cốt truyện, coi cốt truyện là một yếu tố không thể thiếu trong việc quyết định thành công của tác phẩm: “Còn gì quan trọng hơn cốt truyện, nếu thiếu nó thì

cả nền lí luận nghệ thuật còn ra gì nữa? Nếu cốt truyện không dùng được thì tài năng ta cũng sẽ lãng phí vô ích” (Gớt). Một nhà tiểu thuyết Anh cũng đã

khẳng định “Nhà văn sống bằng cốt truyện, y như họa sĩ sống bằng màu và bút

vẽ vậy” [12, 798]. Trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình

Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên cũng viết: “Hệ thống sự kiện cụ thể,

được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại hình tự sự và kịch… Có thể tìm thấy qua một cốt truyện hai phương diện gắn bó hữu cơ: một mặt, cốt truyện là một phương diện bộc lộ nhân vật, nhờ cốt truyện, nhà văn thể hiện sự tác động qua lại giữa các tính cách nhân vật; mặt khác, cốt truyện còn là phương tiện để nhà văn tái hiện các xung đột xã hội” [13; 99,100]. Theo giáo trình Lí luận văn học của trường Đại học

biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ để và tư tưởng tác phẩm”. Có thể nói, cốt truyện

được hình thành bởi các sự kiện, những mâu thuẫn xã hội, những sự tác động qua lại giữa các nhân vật trong một bối cảnh cụ thể và được tổ chức có hệ thống bởi tư duy nghệ thuật của tác giả. Là một trong những phương diện cơ bản của nghệ thuật tự sự, cốt truyện là sự cụ thể hóa, sinh động hóa chủ đề, tư tưởng tác phẩm, thể hiện tài năng, phong cách và quan niệm nghệ thuật của mỗi nhà văn. Chất liệu cơ bản để tạo thành một cốt truyện chính là các sự kiện - những việc có tác động và ảnh hưởng đáng kể đến số phận và tính cách của nhân vật (những sự kiện lớn có thể tạo thành những bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời nhân vật thường được gọi là các biến cố; còn những yếu tố cụ thể tạo thành sự kiện được gọi là các tình tiết).

Trong một tác phẩm tự sự, cốt truyện luôn giữ vị trí “xương sống”, nó liên kết các chi tiết, các sự kiện thành một hệ thống. Bởi thế, tác giả Bùi Việt Thắng trong cuốn sách “Truyện ngắn - những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể

loại” đã khẳng định: “Cốt truyện là một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ của chúng nhằm sáng tỏ chủ đề tư tưởng tác phẩm” [27,70].

Theo cách hiểu truyền thống, cốt truyện là cái lõi của truyện, thể hiện những biến cố quan trọng, đảm bảo sự mạch lạc của diễn biến câu chuyện, gồm các thành phần: trình bày, thắt nút, phát triển, cao trào và kết thúc. Nhưng trong văn xuôi hiện đại, cốt truyện không còn giữ vị trí độc tôn nữa, nó bị xóa bỏ quan hệ nhân quả, phá hủy tính hiện thực - những yếu tố không thể thiếu của cốt truyện theo quan niệm truyền thống. Các nhà truyện ngắn hiện đại không loại bỏ cốt truyện mà chỉ khiến cho vai trò của cốt truyện mờ

nhạt đi. Nhà nghiên cứu văn học hậu hiện đại Brry Lewish cũng nhấn mạnh: “Cốt truyện bị nghiền nát thành những viên nhỏ của biến cố và hoàn cảnh,

nhân vật được phân tán thành một bó khát vọng và nhức nhối”. Nền văn học

thế giới, cùng với sự ra đời của chủ nghĩa hậu hiện đại, đã chứng kiến nhiều sự thay đổi về cách trần thuật, trong đó có cốt truyện. Văn học đương đại Việt Nam đang có sự chuyển biến mạnh mẽ về nghệ thuật tổ chức cốt truyện với nhiều cách tân, khám phá mới mẻ. Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ sáng tác sung sức nhất ở lĩnh vực truyện ngắn. Chị viết về những điều bình thường trong cuộc sống của những con người nơi cực Nam của Tổ quốc, viết về những nỗi đau âm thầm, dai dẳng…Truyện ngắn của chị với những kiểu cốt truyện vừa quen thuộc vừa hiện đại đã giúp chị tái hiện và phản ánh những mâu thuẫn, xung đột, giằng xé trong cuộc đời thực một cách thấm thía nhất, xúc động nhất.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn nguyễn ngọc tư (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w