2.3.1. Thuận lợi
Thị trường thẻ Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng. Việt Nam với dân số trên 87 triệu dân , trong khi số chủ thẻ hiện nay mới khoản 8.3 triệu thẻ ( trung bình cứ 10 dân có 1 thẻ). Theo điều tra tại Việt Nam có 86% chi phí mua sắm của người dân Việt Nam hiện nay được trả bằng tiền mặt ,32% tiền thuế được thu bằng tiền mặt và 22% dịch vụ khác được thanh toán bằng tiền mặt. do vậy thị trường thẻ Việt Nam rất có tiềm năng và chỉ khai thác một phần nhỏ.
Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã có nhiều ngân hàng và tổ chức thương mại tầm cỡ như vậy sẽ tạo được sự tin tưởng cho họ khi họ đầu tư vào Việt Nam, một môi trường làm ăn cạnh tranh lành mạnh mà trước đây họ chưa dám đầu tư. Vì vậy để nâng cao vị thế cạnh tranh thì các ngân hàng phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển nhanh các dịch vụ tiện ích ngân hàng để cạnh tranh với đối thủ. Hoạt động thẻ ngân hàng cũng được quan tâm đáng kẻ bởi vì hoạt động thẻ là một hoạt động ngân hàng hiện đại, gắn chặt và phát triển mạnh cùng hoạt động ngân hàng điện tử.
Vì vậy NHNN cũng như ngân hàng TMCP có điều kiện tranh thủ sự hợp tác đầu tư của ngân hàng bạn. Ngân hàng Techcombank cũng không nằm ngoài cuộc. Hơn nữa Techcombank là ngân hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000, nhờ đó mà các loại
sản phẩm , dịch vụ của Techcombank sẽ tạo được niềm tin cho khách hàng sẽ có nhiều tiềm năng phát triển hơn nữa trong tương lai
2.3.2 Khó khăn
2.3.2.1. Môi trường pháp lý
Khó khăn trước hết là chưa có sự phát triển đồng bộ về môi trường pháp lý và các chính sách liên quan cho việc phát hành và thanh toán thẻ. Quy chế chính thức về phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng ban hành theo quyết định 371/1999/NHNN đã đặt nền móng cho sự phát triển của thanh toán thẻ tại Việt Nam. Tuy vậy, quy chế chặt chẽ đối với các hoạt động của ngân hàng, thủ tục yêu cầu để đạt được phát hành và thanh toán thẻ mà ngân hàng nhà nước đề ra cho các ngân hàng còn khá nhiều phiền hà và không hợp lý, làm mất đi sự chủ động của các ngân hàng trong phát hành và thanh toán thẻ. Ngoài ra vì chưa có những văn bản hướng dẫn cụ thể và hợp lý, làm mất đi sự chủ động của các ngân hàng trong phát hành vả thanh toán thẻ. Ngoài ra vì chưa có những văn bản hướng dẫn cụ thể và hợp lý nên nảy sinh những bất cập giữa quy định hiện hành về chế độ quản lý ngoại hối, tín dụng, thanh toán….với các phương thức phát hành và thanh toán thẻ để thanh toán ở nước ngoài,hoạt động này lại phụ thuộc quy chế quản lý ngoại hối của chính phủ, gây lúng túng cho ngân hàng trong công tác phát hành và thanh toán thẻ
Hiện nay, trong bộ luật hình sự Việt Nam chưa quy định tội danh và khung hình phạt cho những phạm vi trong lĩnh vực thanh toán thẻ tín dụng quốc tế. Mặc dù không có quy định riêng liên quan dến thẻ tính dụng trong luật hinh sự nhưng vẫn có thể vận dụng những điều khoản có sẳn có của luật để điều chỉnh các vi phạm xảy ra một cách hiệu quả. Tuy nhiên quan hệ giữa Techcombank và các tổ chức thẻ quốc tế được điều chỉnh theo quy định và luật của các tồ chức thẻ quốc tế. Mặc dù các điều luật của các tổ chức thẻ quốc tế mà hai bên thỏa thuận tuân thủ đều có quy định chi tiết, luôn được câp nhật và không mâu thuẫn với luật pháp Việt Nam nhưng trong một vài trường hợp đặc biệt đã và sẽ xảy ra có những khó khăn cho ngân hàng trong việc phân xử tranh chấp phát sinh, gây tổn thất về tài chính. Các tài liệu cũng như hoạt động nghiệp vụ về thẻ tại thị trường Việt Nam hầu như không có. NHNN chưa có tổ chức một khóa học nào cho các ngân hảng về nghiêp vu thẻ. Các ngân hàng trong đó có Techcombank buộc phải tham gia các khóa học do các tổ chức thẻ quốc tế tổ chức. Chi phí về tài liệu và tham gia các
khóa đào tạo tại nước ngoài là 1 khoản chi không nhỏ đối với các ngân hàng nên khó tiến hành thường xuyên, gây khó khăn cho việc cập nhật thông tin, tích lũy kinh nghiệm.
2.3.2.2. Về môi trường kinh tế xã hội
Khó khăn lớn nhất đó là nhận thức của người dân với các loại hình thanh toán mới mẻ này.làm sao để công chúng hiểu rõ được lợi ích và vai trò to lớn của thẻ đối với xã hội nói chung và đối với từng chủ thẻ nói riêng. Rõ ràng là thói quen dùng tiền mặt trong đời sống xã hội dân cư việt Nam đã hình thành từ rất lâu đời. Bên cạnh đó mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với ngay cả nhiều nước trong khu vực cũng là 1 trở ngại trong việc sử dụng thẻ. Hơn nữa đối với nhiều người, thẻ dường như là một sản phẩm công nghệ cao dành cho nhưng đối tượng thu nhập cao. Thói quen ưa thích sử dụng tiền mặt gây rào cản cho những chủ sở hữu thẻ và các cơ quan chấp nhận thẻ. Tại nhiều đơn vị bán lẻ hàng hóa.mặc dù đã có cơ sở chấp nhận thẻ của ngân hàng nhưng chỉ chấp nhận thẻ khi là phương án cuối cùng khi khách hàng không có tiền mặt. Một vấn đề nữa làm nảy sinh tâm lý không thích chấp nhận thanh toán thẻ của các đơn vị cung cấp hàng hóa và dịch vụ là khi thanh toán thẻ các giao dịch buộc phải qua ngân hàng ảnh hưởng đến mức đóng phí của đơn vị. Với mức chiết khấu 2.5% -3% doanh dố thanh toán theo hóa đơn thẻ, các đơn vị cung ứng hàng hóa không thể trốn được thuế cho những giao dich này. Mặc khác các đơn vị vẫn chưa hề ý thức được những tiện ích của thanh toán thẻ để thu hút khách hàng,tăng doanh số tạo uy tín trên thị trường. quản lý nhân viên… thậm chí còn thu thêm phụ phí.điều này làm gây ra tạm lý ngại sử dụng thẻ của chủ thẻ
2.3.2.3 Về bản thân ngân hàng Techcombank
Việc phát triển thanh toán thẻ đòi hỏi phải đầu tư trang thiết bi kỹ thuật cao về công nghệ hiện đại với chi phí cao cùng đội ngũ cán bộ có đủ khả năng quản lý vận hành theo một hệ thống liên doanh quốc tế. Để triển khai nghiệp vụ thẻ, Techcombank phải đầu tư phần mềm đáp ứng chỉ tiêu của hệ thống quản lý thẻ mà còn phải đầu tư cả phần cứng của hệ thống xử lý thẻ. Cả phần mềm và phần cứng cho nghiêp vụ thẻ đều mang tính chất chuyên nghiệp cao và chưa có những đơn vị bảo dưỡng tại Việt Nam đòi hỏi Techcombank phải có thiết bị dự phòng, làm tăng chi phí đầu tư cho nghiệp vụ này, gây tâm lý đè nặng đầu tư công nghệ, dẫn đến sự hạn chế phát hành và thanh toán thẻ. Một khó khăn lớn nhất của Techcombank trong việc phát hành và sử dụng thẻ.
Đó là đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh thẻ. Ngày càng có nhiều ngân hàng tham gia vào lĩnh vực phát hành và thanh toán thẻ nhiều lợi thế về kỹ thuật và công nghệ, kinh nghiệm và có mối quan hệ với khách sạn nhà hàng lớn hơn Techcombank gây nên sự chia rẻ thị trường và khó khăn rất lớn cho Techcombank. Đặc biệt là sự xuất hiện của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài,họ có lợi thế hẳn Techcombank về vốn đầu tư ,kinh nghiệm và trình độ chuyên môn trong phát hành thanh toán thẻ,có kinh nghiệm trong hoạt động marketing thu hút khách hàng, hơn nữa lại có sự hậu thuẫn ngân hàng mẹ ở các nước phát triển với mạng lưới chi nhánh nhiều trong tất cả các quốc gia trong thế giới. Vì vậy mặc dù là một trong những ngân hàng lớn nhất hiện nay, nhưng Techcombank còn gặp không ít khó khăn về chi phí cho hoạt động mở rộng dịch vụ thẻ, chi phí cho công tác quảng cáo, quảng bá sản phẩm, vì vậy khách hàng biết sản phẩm cùa ngân hàng còn hạn chế. Tuy vậy chất lượng sản phẩm là tốt hơn so với các ngân hàng khác. Tuy nhiên cạnh tranh lại làm cho Techcombank tin tưởng vào con đường đầu tư của mình, cố gắng hơn để đứng vững và đảm bảo vị thế của mình trên thị trường thẻ trong nước và quốc tế.
2.3.2.4. Các nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân cơ bản đã được trình bày làm hạn chế việc mở rộng hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của Techcombank còn một số nguyên nhân khác như: việc mua lắp, sửa chữa các thiết bị phục vụ cho nghiệp vụ thẻ cũng không được miễn thuế hoặc tạo điều kiện thực hiện nhanh chóng hay đi khuyến khích các ngân hàng tập trung đi đầuu tư trong nghiệp vụ thanh toán mới mẻ này. Hệ thống viễn thông tại VIệt Nam hoạt động không ổn định cũng là trở ngại trong việc vận hành hệ thống thẻ. Các trục trặc về mặt kỹ thuật đường truyền đôi khi làm ảnh hưởng đến tâm lý chưa tin tưởng vào việc sử dụng thẻ giao dich mua sắm và thanh toán thuận tiện. Bên cạnh đó, phí điện thoại trong nước quá cao làm hạn chế việc mở rộng mạng lưới chấp nhân thẻ ở các tỉnh xa. Việc phối hợp giữa các ngân hàng và cơ quan chức năng liên quan cũng chưa được quan tâm làm hạn chế việc trao đổi và phối hợp xử lý thông tin, nhất là thông tin liên quan đến giả mạo và rủi ro trong sử dụng và thanh toán thẻ.
CHƯƠNG 3.
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK
3.1. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng Techcombank
3.1.1. Định hướng chung về phát triển hoạt động kinh doanh của Techcombank Techcombank
3.1.1.1. Các mục tiêu chung toàn hệ thống
Cùng với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trên toàn hệ thồng Techcombank, dưới sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Techcombank đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Hầu hết các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản và các chương trình phát triển trọng điểm củ Techcombank đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, quy mô hoạt động của toàn hệ thống ngày càng được mở rộng. Với những thành tựu đã đạt được trong những năm qua, Techcombank đã bước đầu xây dựng các nền tảng của một ngân hàng hiện đại, tạo đà cho sự phát triển trong những năm tới.
Dưới đây là các mục tiêu chung của hệ thống Techcombank năm 2013 (đơn vị tính: tỷ VNĐ)
• Tổng tài sản: 223.421 (tăng 24%)
• Nguồn vốn huy động khách hàng: 141.058 (tăng 50%)
• Dư nợ tín dụng: 97.452 (tăng 17%)
• Tỷ lệ nợ 3-5: 2.66%
• Lợi nhuận trước thuế: 5.300 (tăng 25%)
• Tỷ lệ ROA: 1.92%
• Tỷ lệ ROE: 27.33%
• Số lượng chi nhánh, phòng giao dịch: 360 (tăng 17%)
• Ngân sách chi phí tiền lương, thưởng, trợ cấp thất nghiệp: 1.444
• Dư nợ cho vay khách hàng trong tổng dư nợ tín dụng của Techcombank sẽ được điều chỉnh trên nguyên tắc đảm bảo tăng trưởng tín dụng phù hợp quy định pháp luật, chỉ đạo của NHNN Việt Nam. Trong đó, tập trung ưu tiên cho sản xuất kinh doanh, giảm tỉ trọng đối với lĩnh vực phi sản xuất.
3.1.1.2. Định hướng về phát triển hoạt động kinh doanh thẻ của Techcombank
Là một trong nhóm 5-7 ngân hàng Việt Nam về hoạt động phát hành thẻ và mạng lưới thanh toán của năm 2013.
Hoạt động kinh doanh thẻ dựa trên cơ sở hiệu quả kinh doanh lâu dài, đảm bảo thực hiện và thúc đẩy định hướng chiến lược bán lẻ của Techcombank.
Về sản phấm thẻ và hoạt động phân phối:
• Đa dạng hóa sản phẩm thẻ để phù hợp với nhu cầu đa dạng hóa của khách hàng dựa trên nền tảng công nghệ cao, hiện đại.
• Sử dụng hoạt động thuê ngoài là một trong những giải pháp chủ yếu để phát triển mạng lưới phân phối sản phẩm.
• Mở rộng các sản phẩm liên kết phát hành thẻ. Về mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ:
• Mở rộng mạng lưới thanh toán chấp nhận thẻ. Kết nối với các hệ thống thanh toán quốc tế và của các ngân hàng khác, tăng hiệu quả sử dụng và đầu tư hệ thống POS của Techcombank.
• Phát triển các ứng dụng mới trên hệ thống POS, tăng doanh thu, tăng cường hình ảnh ngân hàng hiện đại cho Techcombank.
Về phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ:
• Đa dạng sản phẩm, cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng trọn gói cho khách hàng.
• Phát triển sản phẩm dựa trên tính tự động hóa cao của các phần mềm dịch vụ ngân hàng Temmos và Compuss Plus, đảm bảo khả năng áp dụng rộng rãi cho khách hàng, lấy phát triển thẻ làm trung tâm.
• Đào tạo, triển khai, theo dõi thống nhất các sảm phẩm bán lẻ trên toàn hệ thống.
b. Kế hoạch phát hành thẻ
Kế hoạch phát triển hệ thống thẻ bao gồm phát hành các loại thẻ thanh toán (debit nội địa, debit quốc tế, tín dụng nội địa, tín dụng quốc tế), lắp đặt các điểm chấp nhận thẻ POS và lắp đặt máy ATM là một trong những hoạt động trọng tâm trong chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ của Techcombank. Mục tiêu: triển khai rộng khắp mạng lưới POS với hơn 3000 chiếc tại các siêu thị, nhà hàng, khách sạn. Tiếp tục đầu tư lắp đặt thêm 150 máy ATM, rải khắp các vùng trên toàn tình, thành phố. Phấn đấu phát hành
hơn 150.000 thẻ các loại. Chú trọng gia tăng các nguồn từ dịch vụ phát hành và chấp nhận thẻ.
Do vậy, việc phát triển hệ thống thẻ là trách nhiệm lập kế hoạch phát triển hệ thống thẻ năm 2013 trên cơ sơ chiến lược đề ra. Kế hoạch phát triển thẻ cần tính đến đặc thù các địa bàn, khả năng các chi nhánh. Trên cơ sở đó các sổ kế hoạch từng địa bàn khác nhau lập kế hoạch phát triển hệ thồng thẻ cho riêng mình (số lượng thẻ, POS)
Căn cứ vào chiến lược kinh doanh 2010-2015, số lượng thẻ phát hành trong năm 2013 phấn đấn đạt 150.000 thẻ. Trên cơ sở các loại hình thẻ đã và sẽ có của Techcombank (debit nội địa, debit quốc tế, tín dụng nội địa, tín dụng quốc tế), các đơn vị lập kế hoạch phát hành thẻ của riêng đơn vị theo cơ cấu này.
Tích cực triển khai mạnh mang lưới các điểm chấp nhận thẻ POS với mật độ cao tại các khu đông dân cư, các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng... phấn đấu lắp đặt tổng cộng 3000 POS và 150 ATM trong năm 2013.
Địa bàn Thẻ POS (điểm) ATM (máy)
Hà Nội 45.000 1000 50 Đà Nẵng 20.000 400 30 Hải Phòng 10.000 300 10 TP HCM 35.000 800 40 Các tỉnh khác 40.000 500 20 Tổng số 150.000 3000 150
3.1.2. Tiềm năng của thị trường thẻ Việt Nam
Với những đặc điểm và thực trạng thị trường Việt Nam hiện nay, các ngân hàng chắc chắn gặp không ít khó khăn trong phát triển phát hành thẻ, ví dụ như việc thay đổi thói quen dùng tiền mặt. Tuy nhiên, thực trạng đó cũng cho thấy thị trường thẻ Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển và đó là cơ hội để các ngân hàng khai thác, phát triển dịch vụ thẻ của mình. Tiềm năng của thị trường được thể hiện ở khả năng thâm nhập của thẻ trong chỉ tiêu tiêu dùng cá nhân trong nền kinh tế.
Theo thống kế, dân thành thị hiện nay chiếm 24% dân số cả nước, tức là khoảng 20 triệu người. Tại những đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM, số dân đông đúc, mức thu nhập bính quân cao, nhu cầu tiêu dùng lớn, là những điều kiện tốt để phát triển hoạt động phát hành thẻ, đặc biệt là thẻ có hạn mức thấp.
Với mức thu nhập ổn định và đời sống ngày càng phát triển, nhu cầu tham quan đi lại của người dân cũng tăng lên. Thêm vào đó, ngành du lịch Việt Nam đang nỗ lực phát triển, hoàn thiện các điểm du lịch trong nước, hợp tác với các nước khác như Trung