- Chi phí khấu hao TSCĐ
TY CỔ PHẦN LÁP MÁY VÀ THÍ NGHIỆM CƠ ĐIỆN
2.2.2. Những tồn tạ
Để thấy được những tồn tại của Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện, chúng ta sẽ xem xét những tồn tại dó trên một số khía cạnh sau:
- Về công tác quản lý:
Do địa bàn thi công dàn trải trên nhiều vùng đất nước, nên việc quản lý, giám sát các đội thu công làm việc gặp rất nhiều khó khăn thể hiện ở chỗ số lượng các cán bộ có chuyên môn xuống giám sát tại các CT còn hạn chế. Mặc dù, Công ty áp dụng khoán cho các đội thi công nhưng nếu không có sự giám sát chặt chẽ của những cán bộ có chuyên mon thì chất lượng CT có thể bị ảnh hưởng, mặc dù vẫn đảm bảo tién độ thi công.
Bản thân các CT mà Công ty đảm nhận thi công chủ yếu là do TCT phân xuống, số lượng các CT mà Công ty tự tìm kiếm thường không nhiều điều này chứng tỏ Công ty còn phụ thuộc rất lớn vào TCT.
Việc quản lý các đội thi công do đội trường đội thi công đảm nhận, điều này sẽ gây khó khăn trong công tác quản lý lao động tại Công ty vì đội trưởng đội thu công mặc dù là người lao động có tay nghề cao trong công việc nhưng lại không được đào tạo về công tác quản lý.
Do phải dàn trải thi công các CT trên phạm toàn quốc nên việc chuẩn bị cân đối, điều động lao động cho các CT để đảm bảo tiến độ thi công thường gặp nhiều khó khăn. Khi áp lực công việc tăng, Công ty phải gấp rút tuyển lao động và điều ngay tới CT để kiểm tra, thử việc cho nên điều này sẽ làm tăng chi phí gián tiếp cho các CT trong quá trình thi công, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Về công tác kế toán:
Việc xây dựng mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung đối với các DN thuộc ngành xây lắp như Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện, hoạt động trên địa bàn trải rộng cả nuớc làm chậm quá tình thu thập và xử lý thông tin, đồng thời khó gắn được kế toán với sự chỉ đạo tại chỗ các hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực thuộc.
Trong phân công lao động kế toán, chưa có sự phân công, tách biết trách nhiệm rõ ràng thể hiện ở việc kế toán phần hành đảm nhiệm cả chức năng của thủ quỹ.
Quá trình chuyển trả chứng từ về phòng kế toán còn chậm, dẫn đến các thông tin kế toán không được ghi nhận kịp thời, làm cho công tác kế toán không bám sát với thực tế. Thông thường, công tác kế toán thường dồn vào cuối kỳ, điều này làm giảm hiệu quả ghi chép và xử lý thông tin.
Công ty không có sự phân định rõ ràng giữa các phương thức thi công (việc tho công CT đựơc thực hiện hoàn toàn bằng máy và việc thi công CT đựơc thực hiện theo kiểu hỗn hợp tức là kết hợp giữa thủ công và máy). Do đó, kế toán phản ánh không chính xác chi phí, diều này làm cho giá thành của CT được tính không chính xác, sai lệch so với thực tế.
Các kế toán viên của Công ty là những người được đào tạo chuyên môn nhưng theo phương thức cũ (kế toán thủ công), nên khi áp dụng kế toán máy còn nhiều bỡ ngỡ làm cho tiến độ làm việc không được cao.
Đối với quá trình hạch toán chi phí NVL trực tiếp: Hiện nay, Công ty cho phép các đội thi công tự mua NVL phụ, CCDC dùng cho sản xuất và
cho mục đích quản lý đội. Nhưng toàn bộ số chi phí này kế toán lại hạch toán thẳng vào chi phí QLDN, điều này không đúng với chế độ. Do đó, chi phí NVL trực tiếp được ghi nhận là không chính xác.
Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện, chi phí lương của công nhân sử dụng MTC và lương của nhân viên quản lý đội được kế toán hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp. Điều này, dẫn tới sự sai lệch trong cách phân loại chi phí, nó phản ánh không đúng chi phí nhân công trực tiếp của bộ phận lao động trực tiếp.
Đối với quá trình hạch toán chi phí sử dụng MTC: Kế toán hạch toán chi phí lương của công nhân sử dụng MTC vào chi phí nhân công trực tiếp và chi phí NVL, CCDC sử dụng cho MTC vào chi phí sản xuất chung. Như vậy, sẽ không phán ánh đúng các chi phí phát sinh liên quan đến việc sử dụng MTC.
Đối với quá trình hạch toán chi phí sản xuất chung: Trong quá trình huy động NVL cho sản xuất, các chi phí vận chuyển phát sinh kế toán ghi nhận vào chi phí QLDN thay vì phải ghi nhân vào chi phí sản xuất chung. Điều này làm cho giá thành của CT được tính toán, ghi nhận là không chính xác. Do ghi nhận chi phí lương của nhân viên quản lý đội vào chi phí nhân công trực tiếp và chi phí NVL, CCDC phục vụ cho việc sử dụng MTC vào chi phí sản xuất chung làm cho khoản mục chi phí này cũng không được phản ánh đúng thực tế.
Đối với công tác xác định giá trị dở dang cuối kỳ: Hiện nay, tại Công ty cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện, dự toán chi phí dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm các khoản chi phí trực tiếp như: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng MTC mà không bao gồm chi phí sản xuất chung. Điều này sẽ làm ảnh hướng đến giá trị dở dang cuối kỳ, đặc biệt trong những kỳ mà chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng khá lơn trong tổng chi phí sản xuất, làm cho giá thành của CT cao hơn so với thực tế mà giá trị dở dang cuối kỳ lại thấp hơn thực tế.
Đối với công tác tính giá: Công ty sử dụng chỉ tiêu giá thành toàn bộ để đánh giá tình hình thực hiện lợi nhuận trong kỳ. Tuy nhiên, còn có một số điểm chưa hợp lý thể hiện ở chỗ; chi phí vận chuyển vật tư từ kho đến CT được kế toán hạch toán vào chi phí QLDN, điều này làm cho quy mô của khoản mục chi phí này tăng lên. Cho nên, khi phân bổ chi phí QLDN cho các CT sẽ làm cho cơ cấu của khoản mục chi phí này trong giá thành toàn bộ là không đúng với thực tế. bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Lắp máy và Thí nghiệm cơ điện không lập thẻ tính giá thành cho từng CT mà Công ty chỉ lập Biểu tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp vào cuối mỗi quý, biểu này sẽ bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành của tất cả các CT, hạng mục CT mà Công ty thực hiện trong quý. Điều này sẽ gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc phân tích thông tin phục vụ cho mục đích quản lý chi phí. Vif nhìn vào Biểu tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp sẽ không thấy được sự tham gia của các khoản mục chi phí vào giá thành.
Như vậy, để Công ty có thể đứng vững và tạo dựng được uy tín trên thị trường thì khắc phục những hạn chế trên là điều cần thiết. Do ssod công tác hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp cũng đóng vai trò quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như hiệu quả quản lý chi phí trong Công ty, qua đó giúp cho Công ty có thể sử dụng nguồn lực của mình một cách hiệu quả hứa hẹn đem lại những thành công trong tương lai.