3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ Ụ
4.5.2 Giải pháp khắc phục những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng
TBKT
Qua phân tích các số liệu, tài liệu và để việc áp dụng TBKT trong nông nghiệp tới nông dân một cách bền vững chúng tôi xin đề xuất một số giải
pháp nhằm khắc phục những nhân tốảnh hưởng đến việc áp dụng TBKT. * Giải pháp về vốn:
- Đối với riêng ngành chăn nuôi cần có chính sách khuyến khích chăn nuôi tập trung, thâm canh quy mô lớn theo khu vực hoá. Hình thức chăn nuôi tập trung này sẽ giúp chi phí dịch vụ thức ăn, thú y, kiểm soát vệ sinh môi trường chăn nuôi được thuận lợị Do quy mô chăn nuôi lớn, đòi hỏi vốn lớn, Nhà nước tạo điều kiện cho vay vốn tín dụng với lãi suất thấp, thời gian vay phù hợp với chu kỳ sinh học của vật nuôi và chu kỳ quay vòng vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua con giống cho hình thức đầu tư chăn nuôi thâm canh tập trung nàỵ
- Đối với ngành trồng trọt cho vay ưu đãi để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và ưu đãi lãi suất vay phục vụ kinh doanh rau an toàn. Giảm thuế và miễn thuế thu nhập trong 2 năm đầu và 50% trong 2 năm tiếp theo cho các doanh nghiệp và hộ tư nhân kinh doanh rau an toàn. Có cơ chế, chính sách hỗ
trợ đầu tư từ khâu sản xuất để các nhà sản xuất ký kết hợp đồng với các nhà tiêu thụ với giá bán tương đương với sản phẩm cùng loại trên thị trường.
Cần thực hiện phương châm kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm trong việc lập các quỹ phát triển cơ sở hạ tầng để gắn trực tiếp quyền lợi của dân vào những công trình chung, quỹ đào tạo nguồn nhân lực...; Phối hợp với thành phố và Trung ương, phát triển đồng bộ và hiện đại cơ sở hạ tầng, trước hết cần ưu tiên cho các khu vực có dự án phát triển, nhằm thu hút đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án thuận lợi; Tổ chức đấu thầu quyền sử dụng đất, quyền sử dụng một số công trình, một số xí nghiệp, đấu thầu thực hiện những dự án không thuộc diện quản lý của Nhà nước...nhằm tăng nguồn vốn không thuộc ngân sách Nhà nước; Tăng cường sự tiếp cận giữa các tổ chức ngân hàng, tổ chức tín dụng với các hộ
trong hoạt động cho vay; Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay thông qua sự
phối hợp giữa hộ nông dân với các tổ chức tín dụng, các cơ sở và tổ chức khuyến nông.
* Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất
- Dự kiến đối với rau an toàn trên địa bàn huyện có khoảng 25 loại rau xanh được đầu tư sản xuất. Các vùng sản xuất rau tập trung của huyện đến năm 2020 là các xã: Ngọc Thụy, Thạch Bàn, Văn Đức, Bồ Đề, Đông Dư, Cổ Bi, Đặng Xá. Với diện tích là 1100 - 1300ha, năng suất bình quân đạt 280tạ/hạ
- Phát triển chăn nuôi bò sữa là một ngành sản xuất có tầm quan trọng đặc biệt về kinh tế, xã hộị Vấn đề quan trọng nhất để ngành chăn nuôi bò sữa phát triển bền vững, hiệu quả là cần có quy hoạch một cách hợp lý vùng chăn nuôi bò sữa đặc biệt là quy hoạch đồng cỏ sản xuất thức ăn thô xanh, đầu tư
có trọng điểm, tránh phát triển tràn lan kết hợp với việc cải thiện hiệu quả
chăn nuôi bò sữa trên cơ sở áp dụng những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Công ty Sữa Vinamilk sẳn sàng phối hợp và hỗ trợ người chăn nuôi trong việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, tổ chức sản xuất thức ăn thô xanh nhằm giảm chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữạ
Trên cơ sở xác định quy mô sản xuất trên địa bàn huyện, từ đó xác định cơ cấu chủng loại cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với từng vùng đất và truyền thống canh tác của địa phương. Các Viện, trường đơn vị quản lý trên địa bàn huyện cũng cần có những công tác hỗ trợ như: nghiên cứu chọn tạo giống mới, chuyển giao các loại cây, con có chất lượng vào sản xuất để nâng cao giá trị kinh tế, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
* Tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
- Nâng cao kiến thức, sự hiểu biết và ý thức về bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường sống của cộng đồng để họ có ý thức trong việc sản xuất và kinh doanh.
- Tăng cường công tác khuyến nông hướng dẫn, tập huấn về quy trình sản xuất rau an toàn cũng như kỹ thuật chăn nuôi bò sữa để nông dân nắm bắt thực hiện. Dự kiến 1 năm có từ 2 đến 3 đợt tập huấn và chuyển giao TBKT cho nông dân trên địa bàn huyện.
* Giải pháp về dịch vụ khuyến nông
- Trong chăn nuôi cần: đào tạo cán bộ nghiên cứu và khuyến nông viên;
Ưu tiên cho nghiên cứu theo chương trình dự án trọng điểm, theo hướng đi thẳng vào công nghệ cao, hiện đại nhưng phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam như: nghiên cứu giống cao sản, nghiên cứu trang thiết bị chuồng trại, tiểu khí hậu chuồng nuôi (theo phương pháp làm mát đối với vật nuôi sinh sản...). Nghiên cứu dinh dưỡng thức ăn theo hướng: cân bằng acid amin, vitamin, khoáng, năng lượng, nghiên cứu tiêu hoá hấp thu bằng phương pháp hiện đại; Nghiên cứu áp dụng công nghệ thông tin để quản lý giống bò sữa; Nghiên cứu chế biến sản phẩm chăn nuôi, đảm bảo an toàn thực phẩm trên cơ
sở phát triển nền nông nghiệp hữu cơ. Nghiên cứu hiệu quả kinh tế, hệ thống chăn nuôi, thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôị
- Cần tiếp tục duy trì tập huấn hướng dẫn KHKT giúp cho nông dân, để
nông dân nâng cao nhận thức về việc áp dụng kỹ thuật mới và đưa vào sản xuất. - Cần tăng cường vai trò của các tổ chức khuyến nông trong triển khai tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp như: có chế độ
lương, phụ cấp đặc biệt, có chế độ đãi ngộ thích đáng đối với cán bộ khuyến nông cơ sở. Cần mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ đang làm công tác chuyển giao kỹ thuật mới để cập nhật các thông tin mới, phương pháp mới và kỹ năng mới, thông tin về thị trường.
- Trong các trường đại học, cao đẳng và trung cấp nông nghiệp, cần tổ
chức chương trình đào tạo về khuyến nông cho các sinh viên kỹ thuật (trồng trọt, chăn nuôi, cơ khí, chế biến, bảo quản nông sản).
* Giải pháp về thị trường
- Trong những năm trước đây do quy mô sản xuất và năng lực sản xuất của các cơ sở còn nhỏ vì vậy chính sách thị trường cần hướng tới một số
chính sách khuyến khích sản xuất như: trợ cấp sản xuất (cây, con giống, vật tư
phân bón, thuốc trừ sâu vi sinh,…)
- Nhà nước nên bố trí, tạo điều kiện về địa điểm tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, giúp nông dân xây dựng thương hiệu sản phẩm để nông dân có điều kiện tiêu thụ sản phẩm của mình đến tận tay người tiêu dùng, nhất là sản phẩm rau an toàn hiện nay đang được người tiêu dùng hết sức quan tâm chú ý.
- Thực hiện trợ giá với các sản phẩm an toàn có giá thành sản xuất cao để người tiêu dùng tiếp cận với các sản phẩm này khi mới đưa ra tiêu thụ. Đối với các nông sản xuất khẩu cần nâng cao chất lượng, đảm bảo độ an toàn cao của sản phẩm và quy hoạch thành vùng sản xuất chuyên môn hoá.
* Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
- Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp áp dụng kỹ thuật mới bao gồm: những người sản xuất nông nghiệp, người quản lý, tham gia các tổ chức khuyến nông làm nòng cốt cho truyền tải kiến thức mới đến người nông dân... Nội dung đào tạo bao gồm những kiến thức về kỹ thuật sản xuất, thành tựu của công nghệ mới có thể phát huy vào sản xuất như công nghệ về giống; công nghệ canh tác trong nhà lưới, công nghệ canh tác có che phủ trong cỏ dại và giữẩm... Cần giành lượng vốn ngân sách hợp lý cho đào tạo nông dân đồng thời có các biện pháp thu hút nguồn vốn từ các tổ chức phi chính phủ.
- Tạo điều kiện thuận lợi để nông dân sản xuất giỏi có thể mở quy mô sản xuất theo hướng trang trại, gia trại, liên kết các hợp tác xã…; đổi mới quản lý hội Nông dân theo hướng từng bước trở thành tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích của nông dân…
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
1) Huyện Gia Lâm có nhiều tiềm năng như: đất đai, khí hậu và con người là điều kiện rất thuận lợi cho hộ nông dân trong việc áp dụng tiến bộ kỹ
thuật trong nông nghiệp.
2) Kết quả sản xuất trên địa bàn huyện đã đạt được khá tốt. Quy mô diện tích rau an toàn của huyện liên tục tăng qua các năm, đến cuối năm 2007 đạt 720 hạ Năng suất rau an toàn của huyện cũng tăng lên với tốc độ tăng bình quân năm là 5,87%, năm 2007 đạt 16 - 17 tấn/hạ Nhờ đó mà sản lượng rau an toàn của huyện cũng tăng lên nhanh đạt 2600 - 2800 tấn/ha vào năm 2007, phần nào đáp ứng được nhu cầu của người dân về cả số lượng và chất lượng rau an toàn. Đồng thời việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ
tiến bộ vào sản xuất rau an toàn ngày càng được chú ý, huyện đã được thành phố đầu tư gần 2,8 tỷ đồng cho chuyển giao TBKT, hỗ trợ mở cửa hàng, xây dựng kênh mương. Do đó, chất lượng rau an toàn đã được cải thiện đáng kể
3) Phát triển chăn nuôi bò sữa là một ngành sản xuất có tầm quan trọng đặc biệt về kinh tế, xã hộị Vấn đề quan trọng nhất để ngành chăn nuôi bò sữa phát triển bền vững, hiệu quả là cần có quy hoạch một cách hợp lý vùng chăn nuôi bò sữa đặc biệt là quy hoạch đồng cỏ sản xuất thức ăn thô xanh, đầu tư
có trọng điểm, tránh phát triển tràn lan kết hợp với việc cải thiện hiệu quả
chăn nuôi bò sữa trên cơ sở áp dụng những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Công ty Vinamilk sẳn sàng phối hợp và hỗ trợ người chăn nuôi trong việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, tổ chức sản xuất thức ăn thô xanh nhằm giảm chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa
4) Không có sự khác biệt về tổng số nhân khẩu và diện tích các loại đất của nông hộ giữa hai nhóm hộ áp dụng và không áp dụng TBKT trong nông nghiệp.
5)Về tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn và số lao động chính giữa hai nhóm hộ thì có sự khác biệt khá rõ rệt. Nhóm hộ áp dụng TBKT có trình độ
học vấn cao hơn nhóm hộ không áp dụng TBKT, trong khi đó tổng số lao động chính và số tuổi của chủ hộ ở nhóm hộ áp dụng TBKT lại ít hơn nhóm hộ không áp dụng. Điều nà chứng tỏ rằng những chủ hộ trẻ tuổi có trình độ thì có những suy nghĩ tân tiến, táo bạọ Họ sẵn sàng tiếp nhận kỹ thuật mới và chấp nhận những rủi ro nếu có để tăng thu nhập nâng cao đời sống.
7) Năm nhân tố gồm: “an toàn lương thực”; “dịch vụ khuyến nông”; “hỗ trợ đầu vào”; “tổ chức địa phương” và “quyền sử dụng đất” có ảnh hưởng mạnh nhất đến người dân trong việc áp dụng TBKT trong nông nghiệp. Bởi vì, muốn phát triển hệ thống canh tác tiến bộ trên địa bàn huyện thì cần phải nâng cao vai trò của các tổ chức địa phương. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các tổ chức địa phương có vai trò đặc biệt quan trọng trong các dự án phát triển cộng đồng. Còn bốn nhân tố còn lại cũng thể hiện xu hướng là để nâng cao khả năng áp dụng TBKT trong nông nghiệp trên địa bàn huyện, cụ thể là cần thay việc hỗ trợ dầu vào (vật tư và vốn) cho người dân bằng việc tăng cường số và chất lượng các dịch vụ khuyến nông và tư vấn thông tin về thị
trường cho người dân.
8) Chính sách của nhà nước chưa đảm bảo cho người dân về quyền sử
dụng đất để họ an tâm đầu tư sản xuất lâu dàị
9) Vai trò của tổ chức địa phương chưa được phát huy trong các dự án phát triển nông nghiệp trên địa bàn.
10) Các chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nghiên cứu, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, khuyến khích nông hộ áp dụng TBKT vào sản xuất đang có kết quả tốt. Công tác tuyên truyền đang được tiến hành rộng rãi, công tác khuyến nông, tập huấn kỹ thuật cho nông dân đang phát triển khá tốt. Tuy nhiên, so với yêu cầu thì kết quả đạt được vân là thấp.
5.2 Kiến nghị
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu tôi có một số kiến nghị sau:
1)Thay đổi cách tiếp cận trong thực hiện các dự án phát triển thay việc hỗ trợ vốn và đầu vào cho người dân bằng việc tăng cường số và chất lượng các dịch vụ khuyến nông.
2) Nâng cao vai trò của các tổ chức địa phương: Các tổ chức địa phương có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tuyên truyền, quảng bá về
việc áp dụng kỹ thuật mới, thành lập hiệp hội để tránh sự ép giá của tư
thương, đồng thời tổ chức địa phương còn là cầu nối liên kết giữa cộng đồng với các tổ chức bên ngoàị
3) Huyện Gia Lâm cần có quy hoạch cơ cấu lại đất đai hoặc có cơ chế
khuyến khích dồn điền đổi thửa tạo quỹ đất đủ lớn để các hộ có thể áp dụng tiến bộ kỹ thuật một cách đồng bộ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Antonio Cordella, 2007. Hội thảo rà soát các nhiệm vụ của Việt Nam đối với hiệp định Nông nghiệp và đề suất chính sách phù hợp với quy định của WTỌ
2. CIDSE, 1992. Giới thiệu phương pháp đánh giá nhanh nông thôn với sự tham gia của nông dân phục vụ phát triển nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà nộị
3. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002. Báo cáo về xây dựng và hoàn thiện tổ chức khuyến nông cơ sở để thực hiện nghị quyết “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn thời kỳ 2001- 2010”.
4. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002. Báo cáo về xây dựng mô hình TBKT và công nghệ cao đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm kết hợp với du lịch sinh tháị
5. http://www.cucchannuoi.gov.vn/.../bantinchannuoi/index.aspx?index...
6. Đỗ Kim Chung, 2000. Phương pháp tiếp cận khuyến nông. Trung tâm Viện công nghệ Châu Á tại Việt Nam, Hà Nộị
7. Đỗ Kim Chung, 2005. Chính sách và phương thức chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong nông nghiệp ở miền núi và trung du phía Bắc Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nộị
8. Lê Quốc Hưng, 2001. Khuyến nông và công thức 3+1: nhân tố cho sự phát triển nông nghiệp. Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 4/2001, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
9. Mollion B, Mia Slay R, 1994. Đại cương về nông nghiệp bền vững (tài liệu dịch). NXB Nông nghiệp, Hà nộị
11. Nguyễn Duy Tính, 1995. Nghiên cứu hệ thống cây trồng vùng đồng bằng sông Hồng và Trung du Bắc Bộ. NXB Nông nghiệp, Hà nộị
12. Trần Danh Thìn, Nguyễn Huy Trí, 2006. Hệ thống nông nghiệp trong phát triển bền vững. NXB Nông nghiệp, Hà nộị
13. Phạm Chí Thành, 1990. Giáo trình phương pháp thí nghiệm. NXB Nông nghiệp, Hà Nộị
14. Phạm Chí Thành, 1993. Hệ thống nông nghiệp. NXB nông nghiệp, Hà