Đối với ngành trồng trọt

Một phần của tài liệu [Luận văn]phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp của hộ nông dân huyện gia lâm hà nội (Trang 62)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ Ụ

4.2.1Đối với ngành trồng trọt

4.2.1.1 Một số chỉ tiêu về sản xuất rau an toàn

Trong những năm gần đây, với kinh nghiệm sản xuất rau lâu đời của người dân trong xã cùng với việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, lại được tập huấn về quy trình kỹ thuật trong sản xuất rau an toàn, đồng thời được nâng cao kiến thức về IPM nên đã giúp cho người trồng rau đưa ra các quyết định tốt hơn trong quản lý các hệ thống sản xuất raụ Chính vì vậy, trong 3 năm gần đây rau an toàn đã có nhiều bước chuyển biến mớị

Qua bảng 4.1 ta thấy, diện tích gieo trồng rau an toàn của xã tăng lên khá ổn định, cụ thể năm 2005 là 180ha tăng lên 300ha năm 2007, bình quân 3 năm tăng 29,1%.

Bng 4.1 Mt s ch tiêu chính v sn xut RAT Năm So sánh (%) Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 06/05 07/06 BQ Diện tích gieo trồng ha 180 250 300 138,89 120,00 129,10 Hệ số sử dụng đất lần 2,4 2,65 2,96 110,42 111,70 111,06 Năng suất bình quân tấn/ha 14 15 17 107,14 113,33 110,19 Sản lượng tấn 4050 4650 5000 114,81 107,53 111,11 Tỷ lệ so với rau thường % 30 35 38

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nộị

Diện tích rau của xã tăng dần qua các năm, cho thấy xã đã làm tốt trong công tác quy hoạch thành vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn. Bên cạnh đó, hệ số sử dụng ruộng đất cũng tăng từ 2,4 lần năm 2005 lên 2,96 lần năm 2007, bình quân 3 năm tăng 1,06%. Điều này chứng tỏ tiềm năng đất ngày càng được khai thác tốt hơn và đáp ứng được nhu cầu về nông sản phẩm cả về

số lượng và chất lượng.

Trong 3 năm qua năng suất rau an toàn của xã bình quân đạt khá caọ Năng suất bình quân trên một ha gieo trồng của xã năm 2005 đạt 14 tấn, năm 2006 năng suất này đạt 15 tấn, đến năm 2007 thì năng suất rau an toàn bình quân của xã có sự tăng nhanh và đạt 17 tấn/hạ Có thể nói, đạt được kết quả

như thế là thể hiện sự hiểu biết, trình độ thâm canh của người dân ngày càng được nâng lên, tiếp thu những TBKT mới tốt hơn, đồng thời người dân đã biết lựa chọn sử dụng giống cây trồng tốt, năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, làm cho năng suất thu được đạt hiệu quả caọ

Sản xuất rau an toàn của xã phát triển tốt là nhờ diện tích tăng, năng suất tăng tạo ra sản lượng rau cũng tăng nhanh. Qua bảng 4.1 ta thấy, sản lượng rau an toàn liên tục tăng lên, bình quân 3 năm tăng 11,1%/năm. Như

vậy, sản lượng rau an toàn đã tăng lên đáng kể với đà này cùng với sự quan tâm đầu tư hơn nữa của các cơ quan, các ngành, các cấp cũng như người sản

xuất về vấn đề sản xuất của huyện thì trong những năm tới đây sản lượng rau sẽ còn tăng lên, đáp ứng nhu cầu rau an toàn ngày càng tăng của thị trường.

4.2.1.2 Mức đầu tư cho sản xuất rau an toàn

Mức đầu tư các yếu tố vật chất ngoài phụ thuộc vào khả năng tài chính của nông hộ, còn phụ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật của từng cây trồng. Để sản xuất ra được một loại sản phẩm rau an toàn cung cấp cho thị trường, người sản xuất phải bỏ ra rất nhiều khoản chi phí. Để hiểu rõ hơn về các khoản chi phí sản xuất của 2 nhóm hộ, chúng tôi tính toán các khoản chi này đối với rau bắp cải và cà chua an toàn như sau:

Bng 4.2 Chi phí và thu nhp ca h nông dân (tính bình quân trên 1kg rau)

Rau thường Rau an toàn RAT/RT (%) Chỉ tiêu ĐVT chua C ải ngọt chua Cà C ải ngọt chua Cà C ải ngọt 1.Tổng chi phí đ/kg 1150 980 2845 1500 247.39 153.06 * Chi phí vật chất đ/kg 782 830 1880 1150 240.41 138.55 Giống đ/kg 87 85 98 90 112.64 105.88 Phân bón đ/kg 121 125 614 510 507.44 408 BVTV đ/kg 315 500 225 196 71.429 39.2 Chi phí khác đ/kg 259 120 943 354 364.09 295 * Chi phí lao động đ/kg 368 150 965 350 262.23 233.33 2. Giá bán đ/kg 5000 3000 8000 5500 160 183.33 3. Lợi nhuận đ/kg 3850 2020 5155 4000 133.9 198.02 4. Lợi nhuận/chi phí lần 3.35 2.06 1.81 2.67

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2008

Khảo sát trên 2 loại rau cà chua và cải ngọt ta nhận thấy, chi phí cho RAT cao hơn hẳn so với chi phí sản xuất rau thường. chủ yếu là đầu tư về

phân bón và công lao động. Cụ thể, với cây cà chua nếu như đầu tư về phân bón cho cây RAT là 614 nghìn đồng, thì chi cho cây cà chua thường chỉ mất

121 nghìn đồng, gấp 507,44%. Tuy nhiên, lợi nhuận mà cà chua an toàn thu được lại cao hơn so với cà chua thường là 133,9%, và của cải ngọt là 198%. Chi phí lao động chiếm một lượng lớn trong tổng chi phí sản xuất, chủ yếu là chi phí cho công lao động, bởi sản xuất rau an toàn thì cần rất nhiều công chăm sóc, ngay trong khâu thu hoạch cũng cần nhiều lao động để đảm bảo sạch sẽ cho rau an toàn. Các khoản đầu tư cho mua sắm dèo, giàn đỡ cây; ni lông để che chắn chuột… được chúng tôi xếp vào các khoản chi khác, khoản này đối với nhóm hộ áp dụng cũng cao hơn so với nhóm không áp dụng TBKT. Nếu như RAT chủ yếu sử dụng nhiều phân bón hữu cơ và công lao động thì ngược lại rau thường lại sử dụng nhiều thuốc BVTV. Điều này làm

ảnh hưởng tới chất lượng rau và môi trường sinh tháị

4.2.1.3 Về giá cả tiêu thụ

Trong nền kinh tế thị trường giá cả có vai trò quan trọng quyết định đến quá trình sản xuất, kinh doanh của các chủ thể. Giá bán rau an toàn so với rau thường có sự chênh lệch đáng kể. Mức chênh lệch cao nhất là giá cà chua 1,68 lần, thấp nhất là xà lách 1,18 lần. Nhìn chung, giá bán trung bình các sản phẩm rau an toàn của hộ nông dân xã Văn Đức luôn cao hơn giá rau thường là do: chi phí sản xuất rau an toàn cao hơn chi phí sản xuất rau thường.

Bảng 4.3 Chênh lệch giá RAT và rau thường ở xã Văn Đức năm 2007

ĐVT: đồng/kg

Giá bán Chủng loại

Rau an toàn Rau thường

Rau an toàn/ rau thường (lần) Cải ngọt 2800 1900 1.47 Đậu đũa 4200 3000 1.4 Cà chua 6700 4000 1.68 Cải bắp 3500 2800 1.25 Dưa chuột 4700 3500 1.34 Xà lách 8000 6800 1.18 Cà rốt 9800 8000 1.23

Tóm lại, sản xuất rau an toàn trong những năm vừa qua luôn phát triển tốt cả về quy mô, năng suất và chất lượng sản phẩm, nhưng vấn đề tiêu thụ

sản phẩm đang còn là trở ngại lớn đối với việc đẩy mạnh sản xuất và hạn chế

đến nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất cũng như tiêu thụ rau trên thị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trường. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc hộ nông dân áp dụng TBKT trong sản xuất.

4.2.1.4 Điều kiện sản xuất của nông hộ

* Vốn đầu tư

Rau an toàn là sản phẩm hàng hóa đòi hỏi quy trình nghiêm ngặt về

chất lượng, nên từ khâu sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu thụ cần đầu tư

cơ sở vật chất kỹ thuật như (hệ thống nhà lưới, vòm che, hệ thống cung cấp nước..) một cách hoàn chỉnh. Vì vậy, đòi hỏi các nông hộ phải mạnh dạn đầu tư cho sản xuất. Bình quân các hộ đầu tư cho sản xuất là 19,52 triệu đồng, đây là lượng vốn còn rất ít, điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất và sản lượng sản phẩm sản xuất rạ

Hiện nay trên địa bàn huyện đã có nhiều hộ mạnh dạn đầu tư cho sản xuất rau an toàn như xây dựng hệ thống nhà lưới, vòm cho,... nên cây rau sản xuất ra đạt năng suất cao, hiệu quả sản suất được nâng lên rõ rệt. Đây là những nhân tố điển hình cần được khuyến khích, nhân rộng ra từ đó góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất rau an toàn.

* Quỹ đất

Cho dù sản phẩm sản xuất dưới hình thức nào thì diện tích rau an toàn của từng đơn vị cụ thể hiện nay còn rất manh mún và phân tán, thể hiện bình quân diện tích sản xuất rau an toàn của mỗi hộ thấp. Qua điều tra cho thấy, ở

Phù Đổng là 420m2/hộ và Đặng Xá là 180m2/hộ. Như vậy, sẽ gây cản trở cho việc áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Sản xuất RAT hiện nay được thực hiện ở quy mô hộ.

Việc hộ nông dân trở thành đơn vị kinh tế tự chủ đã tạo ra một động lực thúc đẩy sản xuất RAT phát triển. Hộ sản xuất với kinh nghiệm và truyền thống sản xuất lâu đời, người lao động cần cù, chịu khó, biết tư duy suy nghĩ

tìm tòi sáng tạo, vì vậy dễ thích nghi với cơ chế thị trường. Đây là điều kiện cơ bản để các hộ đầu tư phát triển sản xuất RAT.

4.2.1.5 Nhận thức của nông hộ

Có thể thấy, trong quá trình áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp có sự biến động theo khả năng đầu tư, tiêu chí xác định sản xuất của từng hộ nông dân. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương và yếu tố thị

trường cũng đã tác động không nhỏ đến việc ứng dụng TBKT vào sản xuất. Hiện nay, nhiều địa phương đã quan tâm hướng dẫn nông dân ứng dụng TBKT vào sản xuất. Trưởng phòng nông nghiệp huyện Gia Lâm, cho biết: Nông dân hiện nay có xu hướng ứng dụng TBKT để mở rộng sản xuất chuyên canh và tăng năng suất cây trồng, vật nuôị Huyện chúng tôi thời gian qua đã thực hiện nhiều chương trình tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho bà con nông dân. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp trong những năm gần đây đạt được năng suất, sản lượng và chất lượng đề rạ Nhiều nông dân sản xuất giỏi đã có mức thu nhập bình quân trên 100 triệu đồng/năm. Cụ thể là ở xã Đặng Xá mặc dù trời đang mưa rất to nhưng cánh đồng trồng rau an toàn rộng trên 70ha của xã Văn Đức (Gia Lâm) vẫn rất đông ngườị

Hộp 1

Anh Phạm Văn Hải - người chuyên trồng rau sạch thuộc (Đặng Xá) cho biết: “thời tiết càng khắc nghiệt, dân càng ra sức chăm chút cho rau, vì đây là nguồn thu chính của các hộ”. Mỗi vụ rau (cải bắp, su hào, cà chua, đậu quả, su lơ…) của anh Hải đạt 4 triệu đồng/sào; mỗi năm cũng cho không dưới 50 triệu đồng.

đạt giá trị kinh tế cao gấp 20 - 30 lần. Do nhu cầu trồng rau sạch thương phẩm tăng nên nghề trồng rau giống sạch cũng theo đà phát triển. Bà Nguyễn Thị

Nhạn - người phân phối chủ yếu cây giống rau su hào, bắp cải, hoa lơ cho bà con của xã Đặng Xá cho biết, giống rau của bà sản xuất đến đâu tiêu thụ hết ngay đến đó. Mỗi sào rau sạch giống cho thu nhập trên 50 triệu đồng/sào/năm. Chính vì vậy, dù mỗi hộ chỉ trồng phổ biến 1 - 2 sào rau sạch, nhưng đời sống của bà con đã cải thiện hẳn so với trước đâỵ Điển hình như trang trại của anh Tuấn đã có 3ha nhà lưới trồng các loại hoa, rau, củ, quả, trong đó áp dụng và thực hiện thành công công nghệ trồng trên giá thể không đất trên cây cà chua và dưa chuột. Trồng cây trên giá thể này cùng với việc tưới nước có đủ hàm lượng dinh dưỡng thích hợp đang được áp dụng nghiên cứu ở nước ta song được đánh giá là khá tốn kém. Sử dụng giá thể và các vật liệu sản xuất tự chế hay nói cách khác là Việt hoá toàn bộ công nghệ của nước ngoài đã giúp anh Tuấn có được những sản phẩm tốt, chất lượng đồng đều, năng suất cao mà giá thành lại không quá đắt đỏ.

Hộp 2

Theo anh Phạm Ngọc Tuấn, 41 tuổi, xóm 1, xã Đặng Xá.

“Cà chua do nông dân sản xuất trung bình chỉ 50tấn/ha, nhưng áp dụng công nghệ này năm đầu tiên, chúng tôi đã đạt 160 tấn. Trong khi ở

Indonesia, cũng làm như mình nhưng có kinh nghiệm nhiều năm, sản lượng của họ đạt được dao động từ 250- 300 tấn”, anh Tuấn so sánh.

Điểm khác biệt làm nên thành công bước đầu của anh Tuấn có lẽ không chỉ bởi mô hình doanh nghiệp, quy mô và đầu tư lớn, tận dụng được các nguyên, vật liệu sẵn có mà chính nhờ yếu tố công nghệ được áp dụng trong đó. Anh Tuấn, tâm sự: “cái gì cũng phải đi thuê, đi mua, cứ làm như người dân thì rất khó, chắc chắn mình sẽ không bao giờ theo nghề nàỵ Với giá bán 1kg cà chua hiện là 6.000 đồng, bắp cải là 4.000 đồng/kg…, nhỉnh hơn ngoài thị

trường một chút nhưng áp dụng công nghệ thì lãi suất của mình chính là sản lượng, thặng dư của sản phẩm”.

Cụ thể, nếu người nông dân làm được 50 tấn thì áp dụng công nghệ vào sản xuất, mình được 100 tấn, lãi là ở phần 50 đó, nhưng quan trọng hơn cả là chất lượng sản phẩm đồng đềụ Nếu như chiếm 80% sản phẩm là loại A trong số 160 tấn cà chua/ha mà anh Tuấn thu được trong năm đầu tiên thì chất lượng trong 50 tấn của người nông dân là lẫn lộn các loạị

Hình 4.1 Công ngh trng cà chua giá th không đt và các loi rau trng trong nhà lưới

Giá thể - một loại vật liệu sạch (bột núi lửa, vỏ trấu hun, mùn dừa…) đã được các nước phát triển trên thế giới áp dụng nhiều năm nay, có ưu điểm thay thế đất trồng, quy trình sản xuất khép kín, kiểm soát được các yếu tố gây bệnh và lây truyền cho câỵ

Có thể nói việc áp dụng TBKT đã giúp ích rất lớn cho người dân trong việc trồng rau an toàn, giúp cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân nơi đâỵ

4.2.2 Đi vi ngành chăn nuôi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.2.1 Thực trạng về chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã

Qua điều tra cho thấy, hầu hết đàn bò sữa của xã Phù Đổng chủ yếu là bò lai nhập ngoại HF - có những đặc tính và phẩm chất tốt, có khả năng cho sản lượng sữa caọ Tuy vậy, nó cũng đòi hỏi cao trong kỹ thuật chăm sóc, người chăn nuôi phải có kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa, có hệ thống dịch vụ, kỹ thuật thú y tốt. Vì thế, việc các hộ áp dụng tốt và nghiêm ngặt các khâu trong quá trình chăm sóc bò sữa là rất quan trọng để bò sữa đạt được năng suất sữa tối đa, nâng cao được thu nhập cho hộ chăn nuôị

Xã có nhiều lợi thế như: gần nhà máy chế biến, có nguồn phụ phẩm nông, công nghiệp, người chăn nuôi lại có kinh nghiệm chăn nuôi bò sữa, có hệ thống dịch vụ, kỹ thuật thú y tốt. Và cùng với nhận thức của nông hộ đã được nâng cao nên trong những năm gần đây số hộ chăn nuôi bò sữa áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi đã tăng lên khá caọ Cụ thể, trong tổng số 31 phiếu điều tra hộ chăn nuôi bò sữa trên địa bàn xã thì trong đó có 19 hộ áp dụng TBKT trong quá trình chăm sóc bò sữa, chiếm 63,3%. Các hộ

này đều có trình độ và kinh nghiệm trong chăn nuôi bò sữạ Bởi vì, người chăn nuôi mà chưa có kinh nghiệm về dinh dưỡng cho bò sữa thì việc chia khẩu phần ăn sẽ mất cân đối, nhất là bò sữa cao sản đã ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sữạ Thí dụ, cùng một giống bò HF nhập từ Ô-xtrây-li-a nuôi tại hộ chăn nuôi có kinh nghiệm lâu năm ở Mộc Châu (Sơn La) cho năng suất trung bình 15,6 kg sữa/ngày, trong khi đó tại các hộ mới nuôi ở huyện Mai Sơn do thiếu kinh nghiệm nên cho năng suất thấp (dưới 10 kg sữa/ngày).

Hiện nay, năng suất sữa bò của xã Phù Đổng đã đạt 2800 - 3700kg/chu

Một phần của tài liệu [Luận văn]phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp của hộ nông dân huyện gia lâm hà nội (Trang 62)