Tình hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu [Luận văn]phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp của hộ nông dân huyện gia lâm hà nội (Trang 30 - 43)

1. MỞ ĐẦU

2.2.3 Tình hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp ở Việt Nam

2.2.3.1 Các giai đoạn của việc áp dụng TBKT trong nông nghiệp

Việc áp dụng TBKT trong nông nghiệp ở Việt Nam gắn liền với sự

phát triển của nền nông nghiệp và được chia thành ba giai đoạn chủ yếu:

Giai đoạn trước năm 1988, TBKT được áp dụng chủ yếu qua các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, theo hệ thống sản xuất kế hoạch hóa tập trung. Trong giai đoạn này quyết định sản xuất chủ yếu do HTX tiến hành. TBKT được áp dụng từ cơ quan nghiên cứu tới nông thôn thông qua các bộ phận chức năng như: Phòng trồng trọt, Chăn nuôi, Thủy sản của các UBND huyện. Các bộ phận của phòng nông nghiệp được phân công “tăng cường” xuống các địa phường để chỉ đạo, giúp các HTX ứng dụng các TBKT. Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này là xây dựng điểm chỉ đạo, gắn liền với tổ chức HTX nông nghiệp. Mô hình này phục vụ nền kinh tế tập trung, chưa phát huy cao độ sự

sáng tạo và nguồn lực của địa phương, nhất là nông dân.

Giai đoạn từ 1988 đến 1993 gắn liền với sự ra đời của Nghị quyết 10 BT/TW của Ban bí thư Trung Ương Đảng về Cải tiến toàn diện công tác quản lý nền nông nghiệp. Với Nghị quyết 10, kinh tế hộ được hình thành và phát triển. Giai đoạn này là giai đoạn giao thời từ nền nông nghiệp kinh tế tập thể

sang nông nghiệp kinh tế hộ. TBKT vẫn được đưa về địa phương theo kênh cũ (phòng nông nghiệp).

Giai đoạn từ 1993 đến nay với sự hình thành hệ thống khuyến nông Nhà nước. Trước những bất cập về việc áp dụng TBKT trong một nền nông nghiệp đang quá độ chuyển đổi sang cơ chế kinh tế thị trường thì ngày 2 tháng 3 năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định 13/CP Về công tác khuyến nông mở đầu việc hình thành hệ thống khuyến nông Việt Nam, đáp ứng yêu cầu mới của sự phát triển nông nghiệp và nông thôn nước tạ Hệ thống

khuyến nông nhà nước đã được hình thành và là bộ phận tổ chức quan trọng trong việc áp dụng TBKT tới nông nghiệp và nông thôn.

Sơ đ 2.2 H thng khuyến nông Vit Nam

2.2.3.2 Hình thức chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tới hộ nông dân

Để chuyển giao TBKT mới tới hộ nông dân thì có nhiều phương pháp khác nhaụ Nhưng để đạt được hiệu quả cao thì không phải là vấn đề đơn giản. Để phát triển nông nghiệp theo xu hướng phát triển của thời đại đó là nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm có chất lượng, muốn vậy cần áp dụng khoa học tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đẩy nhanh nông thôn phát triển theo xu hướng sản xuất hàng hoá phá bỏ thế tự cung tự cấp, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản cho nông dân có như vậy nông dân mới yên tâm sản xuất, dám làm cái mớị

Để cho việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến được với người dân, để họ nắm được quy trình kỹ thuật… thì phải thông qua trạm khuyến nông huyện và hệ thống khuyến nông viên cơ sở ở các xã, thôn. Quá trình đó phải được thực hiện từng bước: trước tiên phải xem tiến bộ khoa học kỹ thuật đó có phù hợp với địa phương hay không? Tiếp theo là làm thí nghiệm thẩm tra trên đồng ruộng rồi mới chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông

Trung tâm khuyến nông quốc gia

Trung tâm khuyến nông tỉnh

Trạm khuyến nông huyện

dân thông qua tập huấn và cuối cùng là đưa vào sản xuất đại trà, nhân ra diện rộng Việc tiếp nhận các TBKT chủ yếu là từ trung tâm khuyến nông huyện, ngoài ra còn tiếp nhận từ các đơn vị khác: Trung tâm giống cây trồng, trại chăn nuôi, tổ chức tầm nhìn thế giới ADP… sau đó trại sẽ tập huấn cho các khuyến nông viên cơ sở xây dựng các mô hình trình diện để cho người dân mắt thấy tại nghe kết quả của một TBKT mớị Trên cơ sở đó thuyết phục người dân chấp nhận đổi mới và huấn luyện ngoài việc nghe, người dân còn có các trợ huấn giúp đỡ như: máy truyền hình, các tờ rơi, được thực hành tại chỗ và lớp tập huấn được mở lại nhiều lần để cho họ nhớ lâụ Trạm khuyến nông đã tổ chức các buổi tham quan hội nghị, hội thảo đầu bờ, thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để cho đông đảo người dân được biết.

Nếu như tất cả các TBKT đều được xây dựng mô hình trình diễn để cho dân thấy thì đây là biện pháp sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc đưa TBKT vào sản xuất. Nhưng trên thực tế hiện nay hoạt động khuyến nông còn nhiều hạn chế về nhân lực và vật lực nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác vận động nhân dân tham gia TBKT mớị Bởi vì, nhân dân còn dè dặt trong chấp nhận cái mới, họ sợ rủi ro trong khi họ không có nhiều tiền để xoay vòng vốn và họ cũng không biết phải làm gì nếu chẳng may có rủi ro xảy rạ

Tại sao chúng ta phải chọn những nông dân sản xuất giỏi nông dân tiến để đưa TBKT trước khi cho sản xuất đại trà? Lý do hết sức đơn giản vì đây hầu hết là những nông dân có trình độ kinh nghiệm, có khả năng tiếp thu nhanh, phản ứng tốt với cơ chế thị trường và họ được coi là hạt nhân đi đầu trong việc áp dụng TBKT mới, họ chấp nhận rủi rọ Cán bộ khuyến nông sẽ

giúp đỡ họ về kỹ thuật, kỹ năng chọn giống cùng họ giám sát kết quả của mô hình từ khâu đầu tiên cho đến lúc thu hoạch, cùng họ đưa ra kết luận và rút kinh nghiệm cho lần sau… và khi những nông dân này thành công, họ sẽ giúp

khuyến nông viên cơ sở tổ chức tham quan và vận động những người xung quanh áp dụng, từng bước nhân ra diện rộng.

Như vậy có thể coi việc chuyển giao TBKT mới ở chủ yếu là thông qua mạng lưới khuyến nông viên cơ sở dưới sự chỉ đạo của trạm khuyến nông, do vậy khuyến nông viên cơ sở có vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại trong công tác đưa TBKT vào sản xuất. Cần phải nâng cao hơn nữa trình độ của các khuyến nông viên có như vậy bộ máy của khuyến nông hoạt động mới có hiệu quả tốt được.

2.2.3.3 Chính sách về áp dụng tiến bộ kỹ thuật ở nước ta

Chính phủ đã xây dựng một hệ thống chính sách nhằm phục vụ việc áp dụng nhanh TBKT tới nông dân. Đồng thời, đặc biệt coi trọng việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, coi công nghệ là phương tiện không thể thiếu được để áp dụng TBKT vào sản xuất (Lê Huy Ngọ, 2001).

Mục tiêu cơ bản của chính sách là nhằm áp dụng nhanh, có hiệu quả

TBKT trong nông nghiệp và nông thôn làm tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, tăng sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa, phát triển nông thôn theo hướng CNH - HĐH.

Cho đến nay, ít có một chính sách riêng cho việc áp dụng TBKT trong nông nghiệp và nông thôn. Phần lớn các nội dung chính sách được lồng gép với các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Chính phủ về phát triển nông nghiệp và nông thôn như Chỉ thị 63 - CT/TƯ của Bộ chính trị ngày 28/2/2001 về Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KHCN phục vụ CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn. Nghị định 13 CP về công tác khuyến nông, Chương trình phát triển các vùng đặc biệt khó khăn theo quyết định 135,…Vì vậy, để phát triển nông nghiệp Chính phủ Việt Nam sử dụng một loạt chính sách như:

a) Chính sách giá

nhất để phân phối các nguồn lực của xã hộị Điều này đúng trong một thế giới cạnh tranh hoàn hảo, giá được coi như một nhân tố hàng đầu phản ánh chi phí cơ hội thực tế của hàng hoá và dịch vụ. Vì thế, thông qua tín hiệu giá, những nguồn lực khan hiếm của xã hội sẽ chảy vào những ngành dịch vụ hay sản xuất mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho xã hộị Vì thế, can thiệp giá của Chính phủ được dùng để thực hiện các mục tiêu chính sau: (i) tăng sản lượng nông nghiệp; (ii) ổn định giá nông sản; (iii) đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; (iv) cung cấp lương thực và nguyên liệu thô giá rẻ cho ngành công nghiệp.

Đối với một số nông sản, gần đây Chính phủ Việt Nam đã tăng thuế

suất để bảo hộ sản xuất trong nước. Thuế suất nhập khẩu thịt năm 1999 là 30% đã tăng lên 40% năm 2004. Đối với mặt hàng đường, để đảm bảo mục tiêu trong chương trình đường quốc gia là tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo và quan trọng hơn là bảo hộ ngành đường trong nước, thuế nhập khẩu đã tăng từ 45% năm 1999 lên 52% năm 2004. Trừ máy nông nghiệp, mức thuế đánh vào vật tư nông nghiệp nhập khẩu đều bằng 0%. Chính sách này nhằm hỗ trợ cho người nông dân. Thuế nhập khẩu ở mức 75% đối với máy móc như gặt, đập và thuế đối với phân bón là 0%.

b) Chính sách đất đai

Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị

trường, Việt Nam đã có những bước đi cơ bản trong việc cung cấp quyền sử

dụng đất cho nông hộ. Trước đây, dưới hệ thống quản lý của hợp tác xã, đất được hợp tác xã phân bổ cho các nông hộ. Hầu hết các vật tư do hợp tác xã cung cấp và nông hộ nộp sản phẩm theo định mức cho hợp tác xã.

Cùng với sự thay đổi của chính sách theo hướng thị trường, Luật đất đai năm 1993 được coi là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tích cực đến động lực người dân. Luật này cho phép quyền sử dụng cá nhân đối với đất trồng trọt từ 10 đến 15 năm. Luật này cũng cho phép các nông hộ

tự quyết định trồng loại cây gì và lượng sản phẩm dư ngoài định mức được phép bán trên thị trường. Phản ứng tích cực của nông dân đã được phản ánh thông qua sản lượng thóc tăng một cách đáng kinh ngạc, từ 16 triệu tấn năm 1986 lên đến 21,9 triệu năm 1993. Tuy nhiên, vẫn còn có những nhược điểm như: cấm chuyển nhượng đất đã tạo ra hạn chế trong việc tập trung đất cho những người sử dụng đất hiệu quả và hạn chế thời gian sử dụng đất làm giảm động cơ khuyến khích nông hộ đầu tư vào đất đaị

Bng 2.3 Tình hình phân b đt năm 2003

ĐVT: triệu ha

Chỉ tiêu Tổng số Phân bổ Tỷ lệ phân bổ (%) * Đất nông nghiệp 8,0 8,0 100 Hộ gia đình 6,9 86 Doanh nghiệp 0,7 10 Uỷ ban xã 0,3 3 Thành phần khác 0,075 1 * Đất lâm nghiệp 10.8 6,6 61 Doanh nghiệp 4,4 41 Lâm trường 0,5 5 Hộ gia đình 1,1 10 Thành phần khác 0,6 5 * Chưa phân bổ 4.2 39

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2003

Luật đất đai năm 2003 là một bước tiếp theo trong việc tạo ra quyền sử

dụng đất tự do hơn đối với nông dân. Thời gian sử dụng đất đã tăng lên 20 năm đối với cây hàng năm, và 50 năm đối với cây lâu năm. Chính sách này cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bao gồm “trao đổi, chuyển nhượng, cho thuê và thế chấp”. Trong những năm gần đây, Chính phủ đã thực

hiện các quy định khác nữa để đẩy nhanh tiến độ phân bổ quyền sử dụng đất. Qua bảng 2.3 ta thấy, đến đầu năm 2003, khoảng 86%, tổng diện tích đất nông nghiệp đã được phân bổ. Khoảng 7,8 triệu nông hộ trong tổng số 9,6 triệu đã được quyền sử dụng đất. Các nông hộ đã nhận được khoảng 86% đất nông nghiệp đã được phân bổ, phần còn lại được cho các doanh nghiệp và các xã.

c) Tín dụng nông thôn và các dịch vụ tài chính

Gần đây, hệ thống tài chính nông thôn chính thức hỗ trợ cho nông thôn Việt Nam bao gồm Ngân hàng cho người nghèo Việt Nam (VBP), Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (VBARD), và Quỹ tín dụng Nhân dân (PCF). Mục tiêu của hệ thống này là: (i) Đảm bảo đầu vào cho quá trình sản xuất nông nghiệp; (ii) Tăng cường công nghệ sau thu hoạch, xuất khẩu nông nghiệp; (iii) Đa dạng hoá nông nghiệp; (iv) Phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn; (v) Những mục tiêu khác liên quan đến người nghèo, giảm tác động của thiên taị..

VBARD có hơn 2600 chi nhánh trên khắp đất nước. Tuy nhiên, hoạt động củaVBARD có liên quan chặt chẽ tới hệ thống thông tin liên lạc và thường đặt trụ sở ở các trung tâm. Điều này có ý nghĩa là ở vùng núi, vùng sâu vùng xa, nông dân rất khó có thể tiếp cận được với hệ thống tín dụng chính thức với lãi suất caọ Nhìn chung, theo dự toán, chỉ khoảng 1/3 số nông dân trong nước có thể tiếp cận được với vốn của các tổ chức tài chính Chính phủ. Hơn nữa, VBARD và PCF đều có xu hướng thiên về cung cấp tín dụng của nông hộ giàụ

Vốn vay VBARD cho ngành nông nghiệp đã tăng nhanh chóng, khoảng 73% trong giai đoạn từ 2002 đến 2004. Cũng trong giai đoạn này, tỉ lệ tăng trưởng vốn vay cho sản xuất nông nghiệp là 34% vốn ngắn là 89% vốn vay dài hạn. Nhu cầu vốn của kinh doanh nông nghiệp cũng tăng nhanh. Kết quả

ngắn hạn và 272% đối với vay dài hạn trong thời gian từ 2002 - 2004. Có thể

nhận thấy rằng dư nợ dài hạn của VBARD cho thấy nhu cầu cao đối với loại vốn nàỵ Tuy nhiên ít nông hộ có thể tiếp cận nguồn vốn dài hạn.

Bng 2.4 Vn vay ca ngân hàng nông nghip

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2002 2004 Tỉ lệ tăng (%) Tổng 10752 20559 91 Nông nghiệp 8064 13980 73 * Sản xuất nông nghiệp - Ngắn hạn 5161 6931 34 - Dài hạn 1291 2435 89

* Kinh doanh nông nghiệp - Ngắn hạn 1290 3414 165

- Dài hạn 322 1199 272

Nguồn: Bộ nông nghiệp và PTNT, 2004

Một trong những hạn chế phát triển nông thôn do hệ thống tín dụng nông thôn gây ra là sự thiếu hiệu quả trong phân bổ tín dụng. Tín dụng nông thôn đối với doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 10% tổng tín dụng và đây là tỷ lệ khá thấp so với các nước khác trong khu vực. Mức này là 85% đối với các nước Đông Nam Á. Hơn nữa, tín dụng cho công nghiệp nông thôn cũng chỉở mức thấp 10%.

d) Chính sách đầu tư

Chính sách đầu tư của Chính phủ Việt Nam nhằm mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng, thuỷ lợi, hệ thống nghiên cứu và khuyến nông để hỗ trợ các mục tiêu phát triển nông nghiệp và nông thôn. Hiện nay, đầu tư của Chính phủ là nguồn quan trọng nhất trong tổng đầu tư vào ngành nông nghiệp. Tuy

nhiên, chính sách đầu tư tổng thể của Chính phủ có xu hướng thiên về ngành công nghiệp mà bỏ qua ngành nông nghiệp. Dù nông nghiệp đóng góp khoảng 23% vào GDP và thu hút 70% lực lượng lao động, có vẻ như đầu tư của Chính phủ là chưa đủ.

Chỉ số đầu tư cho biết đầu tư cho khu vực nông nghiệp có tương xứng so với đóng góp của nông nghiệp vào nền kinh tế chưạ Nếu chỉ số bằng 1 thì đầu tư vào nông nghiệp tương ứng với phần đóng góp của nông nghiệp vào GDP, trong khi chỉ số nhỏ hơn 1 cho thấy chính sách đầu tư thiên lệch không có lợi cho ngành nông nghiệp.

Bng 2.5 Đu tư ca Chính ph vào khu vc nông nghip

Chỉ tiêu 2002 2004 2006

Tỷ lệ đầu tư vào nông nghiệp trong tổng đầu tư (%) 17.1 9.36 7.44 Tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp vào GDP (%) 38.7 28.7 22.54

Chỉ số đầu tư nông nghiệp (%) 0.44 0.33 0.33

Nguồn: Niên giám thống kê, 2006

Bảng 2.5 cho thấy chỉ số đầu tư của Việt Nam chỉ vào khoảng 0,33%, khá thấp so với các nước khác trong khu vực. Chỉ số của Trung Quốc là 0,41; của Indonesia là 0,67 và đối với Thái Lan là 0,62.

Một phần của tài liệu [Luận văn]phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp của hộ nông dân huyện gia lâm hà nội (Trang 30 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)