3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ Ụ
4.3.2 Nguồn lực sản xuấ t
Trong nghiên cứu này, nguồn lực sản xuất của nông hộ được đánh giá bằng diện tích các loại đất của nông hộ, đây là tài nguyên quan trọng bậc nhất đối với người nông dân. Vì đối với họ hoạt động sản xuất nông nghiệp là nguồn thu chủ yếu của mọi gia đình. Trên địa bàn huyện Gia Lâm thì hầu hết nguồn đất sản xuất nông nghiệp của các hộ đều được nhà nước cấp quyền hợp
pháp ổn định lâu dài để sản xuất, quỹ đất đó bao gồm: i) đất ruộng; ii) đất màu; iii) đất vườn nhà; iv) đất bãi; v) đất mặt nước. Cụ thể qua kết quả điều tra 90 hộở một số xã của huyện Gia Lâm được trình bày ở bảng 4.9.
Kết quả điều tra cho thấy, quỹ đất nông nghiệp của nông hộ càng cao thì khả năng áp dụng TBKT càng lớn. Quỹ đất nông hộ dưới 500m2/hộ thì tỷ
lệ áp dụng kỹ thuật mới chỉ đạt 26.80%. Khi quỹ đất tăng lên 1280m2/hộ thì khả năng tiếp nhận kỹ thuật mới đã tăng lên 55.20%, và cao nhất là 61.75% với quỹ đất là trên 2160m2/hộ.
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của quỹ đất nông nghiệp của hộ đến áp dụng tiến bộ
kỹ thuật Quỹ đất (m2)/hộ Tỷ lệ nhóm AD TBKT (%) Tỷ lệ nhóm không AD TBKT (%) Tỷ lệ nhóm AD hiệu quả (%) Dưới 500 26.80 73.20 10.50 510 - 1280 48.52 51.48 26.80 1281 - 2160 55.20 44.80 45.00 Trên 2160 61.75 38.25 49.60
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2008
Như vậy ta thấy, khi nền nông nghiệp đã bước vào giai đoạn sản xuất hàng hóa, người nông dân cần phải được tăng dần quỹ đất nông nghiệp của họ
để tăng giá trị sản xuất nông sản. Việc dồn điền đổi thửa đang diễn ra hiện nay trong nông nghiệp là thể hiện thực trạng của xu thế đó.