Tình hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt

Một phần của tài liệu [Luận văn]phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp của hộ nông dân huyện gia lâm hà nội (Trang 59)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ Ụ

4.1.1Tình hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt

Xã Văn Đức là xã có truyền thống trồng rau từ lâu đời và với đặc điểm địa hình rất thuận lợi cho việc sản xuất cũng như tiêu thụ raụ Chính vì vậy mà mấy năm gần đây các hộ nông dân trong xã đã có xu hướng mạnh mẽ về

chuyển diện tích trồng rau thường sang trồng rau an toàn (RAT). Đầu năm 1995, các nông hộở xã Văn Đức bắt đầu sản xuất thử nghiệm có hiệu quả quy trình sản xuất RAT đối với cảo bắp, cà chua, su hào, súp lơ, đậu trạch. Từ đó đến nay sản xuất RAT của xã Văn Đức tiếp tục phát triển, số hộ trồng RAT ngày càng tăng. Với những tiến bộ kỹ thuật về giống và cơ cấu cây trồng nên năng suất rau của xã có chiều hướng tăng lên, bình quân từ 16 - 17 tấn/hạ

Hiện nay, trên địa bàn toàn xã có 3 thôn nằm sát theo bờ tả sông Hồng, với trên 1.660 hộ , 6.500 khẩu, diện tích tự nhiên 655,2 ha, nhưng chỉ có 300 ha canh tác, còn lại là diện tích mặt nước, bãi cát ven sông. Phần lớn diện tích đất canh tác đó được các hộ sử dụng vào sản xuất raụ Nhìn chung, các hộ đều có kinh nghiệm sản xuất do được tập huấn hàng năm về quy trình kỹ thuật và các lớp phòng trừ tổng hợp. Trong những năm qua xã đã sản xuất được 16 loại rau trong đó chủ yếu là các loại rau cải và một số loại rau cao cấp như: súp lơ, đậu Hà Lan, đậu quả các loạị..

Nguồn giống rau của xã được công ty rau quả TW và Viện rau quả

cung cấp theo kế hoạch sản xuất hàng năm nên đảm bảo được chất lượng. Người sản xuất yên tâm bởi đầu vào ổn định, từ đó đảm bảo kế hoạch sản xuất rau ngày một tốt hơn.

Dự án sản xuất RAT bắt đầu triển khai vào cuối năm 1997 có sự tham gia của tổ chức phát triển nông nghiệp Đan Mạch - Châu Á (AĐA) phối hợp

với Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Hà Nội cùng nhân dân xã Văn Đức thực hiện. Đến nay toàn xã đã có hệ thống thủy nông đảm bảo tưới cho 70% diện tích, trong đó toàn bộ 140 ha rau màu đều chủ động được nước tướị Nông dân luôn tiếp cận với thông tin thị trường để đưa các giống rau, ngô có năng suất chất lượng cao vào gieo trồng

Nguồn cung ứng vật tư cho sản xuất RAT chủ yếu là HTX dịch vụ và một số cơ sở kinh doanh vật tư phân bón và thuốc BVTV trên địa bàn xã. Người dân còn tận dụng được 70% nguồn phân bón hữu cơ từ sản phẩm phụ

trong chăn nuôị Ngoài ra, các hộ sản xuất rau còn sử dụng phân vi sinh giúp rau phát triển tốt mà vẫn đảm bảo phẩm cấp chất lượng của raụ

Không chỉ tạo điều kiện về nước tưới cho trồng trọt, vốn cho mở rộng chăn nuôị Trong những năm qua, UBND xã trích nguồn kinh phí trên 1 tỷ

đồng, thường xuyên tổ chức 10 lớp học IPM và khoảng 30 buổi tập huấn kỹ

thuật sản xuất rau an toàn, sử dụng thức ăn gia súc, sử dụng thuốc BVTV, hướng dẫn kỹ thuật xây dựng hầm khí sinh học Biagas cho các hộ nông dân trồng rau và chăn nuôi trong xã tham dự..

Chúng tôi đã tiến hành điều tra 30 hộ hiện đang sản xuất rau trên tổng số 1.660 hộ của toàn xã. Trong 30 hộ điều tra, có 27 hộ đã được đào tạo qua lớp tập huấn nhưng số hộ lấy nghề trồng rau là chính thì chỉ có 25 hộ. Nhìn chung các hộ đều tuân thủ quy trình kỹ thuật trong sản xuất RAT. Qua điều tra chúng tôi rút ra kết luận: những hộ làm nghề RAT thường là những hộ có vốn sản xuất tương đối lớn và số lao động trong hộ là khá cao bởi sản xuất RAT đòi hỏi nhiều công lao động.

Với số hộ được tập huấn nêu trên, đã tác động lớn đến chất lượng rau sản xuất rạ Việc áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong sản xuất đã được các hộ thực hiện nghiêm chỉnh. Không chỉ sản xuất rau theo quy trình kỹ thuật được phổ biến các hộ còn kết hợp với kinh nghiệm truyền thống vốn có. Điều

đó đã nâng cao năng suất, phẩm cấp chất lượng của raụ

4.1.2 Tình hình áp dng tiến b k thut trong chăn nuôi

Phù Đổng thuộc huyện Gia Lâm - một huyện ngoại thành Hà Nộị Trên cơ sở tiềm năng đất đai, khí hậu, kinh tế-xã hộị.. Đảng ủy, UBND xã nhận thấy chăn nuôi bò sữa là phù hợp và thuận lợị Đây chính là hướng mũi nhọn có thể làm thay đổi nền kinh tế xã, từ đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Từ nhận thức trên cộng với đường lối, chủ trương đúng đắn được hoạch định từ thành phố đến huyện về xã. Năm 1990, mới có 18 hộ nông dân của xã với chủ trương Sind hóa đàn bò từ đàn bò Vàng, lấy những con cái khỏe, giống tốt, thể vóc to làm cơ sở để thụ tinh với bò Hà Lan cho con lai F1 nuôi được và bắt đầu khai thác sữạ Mới đầu chỉ có 19 con khai thác nhưng sau đó người dân nhận thấy nuôi bò sữa rất hiệu quả nên mô hình này ngày càng nhân rộng và phát triển mạnh.

Từ năm 1997 đến nay, cầu về sữa của xã hội tăng lên cùng với sự đi lên của nền kinh tế. Hợp tác xã Phù Đổng được thành lập và quen dần với phương thức làm việc trong nền kinh tế thị trường. Nhà mày sữa Vinamilk cho xây dựng Xí nghiệp sữa trên địa bàn huyện Gia Lâm, dự án Việt-Bỉ đầu tư mạnh cho xã trên các mặt như: xây dựng trạm thu gom, cấp tăng trữ lạnh, cấp kinh phí tập huấn chăn nuôi bò sữa, in ấn tài liệu về kỹ thuật chăn nuôi bò sữa, hỗ trợ tinh bò giống... Hợp tác xã Phù Đổng và 2 trạm thu gom khác có khả năng đảm bảo đầu ra được ổn định cho ngành chăn nuôi bò sữạ Từ đó, người dân phấn khởi yên tâm phát triển ngành nghề.

* Thực trạng về số hộ chăn nuôi bò sữa của Phù Đổng

Sự phát triển chăn nuôi bò sữa tại Phù Đổng trong những năm gần đây thể hiện trước hết ở số hộ chăn nuôi bò sữa ngày càng tăng lên. Là một xã nông nghiệp của huyện Gia Lâm, nguồn thu chủ yếu của người dân Phù Đổng là từ chăn nuôị Do vậy, khi người ta nhận thức chăn nuôi bò sữa đem lại hiệu

quả kinh tế cao, nhiều hộ đã lựa chọn cho mình con đường này để phát triển kinh tế hộ gia đình. Vì vậy, số hộ chăn nuôi bò sữa tăng lên liên tục.

Đàn bò sữa của xã hiện có khoảng 1.300 con, trong đó có khoảng 700 con bò đang khai thác sữa với năng suất 8 - 9 tấn/mỗi ngày, chiếm hơn một nửa số bò sữa của cả huyện. Đại đa số hộ nông dân Phù Đổng có thu nhập chính từ việc chăn nuôi bò sữạ Năm 1990 toàn xã mới chỉ có 18 hộ chăn nuôi bò sữa nhưng đến nay số hộ chăn nuôi bò sữa đã tăng lên 560 hộ.

Trên địa bàn xã, giữa các thôn cũng có sự chênh lệch lớn về số hộ chăn nuôi bò sữa, thôn nuôi nhiều nhất và sớm nhất là Phù Dực 2, có 230 hộ nuôi chiếm hơn 40%. Thấp nhất là Phù Đổng 3 chỉ có 48 hộ nuôi, chiếm 8,6%. Sở

dĩ có sự khác nhau như vậy là do hiện nay việc chăn nuôi bò sữa còn mang tính tự phát cao chứ chưa có quy hoạch tổng thể. Nên khi người dân nào nhận thức được đầy đủ về con vật nuôi này và có khả năng đầu tư thì họ mới tham gia vào ngành chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao nàỵ

4.2 Đánh giá kết quả áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp

4.2.1 Đi vi ngành trng trt

4.2.1.1 Một số chỉ tiêu về sản xuất rau an toàn

Trong những năm gần đây, với kinh nghiệm sản xuất rau lâu đời của người dân trong xã cùng với việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, lại được tập huấn về quy trình kỹ thuật trong sản xuất rau an toàn, đồng thời được nâng cao kiến thức về IPM nên đã giúp cho người trồng rau đưa ra các quyết định tốt hơn trong quản lý các hệ thống sản xuất raụ Chính vì vậy, trong 3 năm gần đây rau an toàn đã có nhiều bước chuyển biến mớị

Qua bảng 4.1 ta thấy, diện tích gieo trồng rau an toàn của xã tăng lên khá ổn định, cụ thể năm 2005 là 180ha tăng lên 300ha năm 2007, bình quân 3 năm tăng 29,1%.

Bng 4.1 Mt s ch tiêu chính v sn xut RAT Năm So sánh (%) Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 06/05 07/06 BQ Diện tích gieo trồng ha 180 250 300 138,89 120,00 129,10 Hệ số sử dụng đất lần 2,4 2,65 2,96 110,42 111,70 111,06 Năng suất bình quân tấn/ha 14 15 17 107,14 113,33 110,19 Sản lượng tấn 4050 4650 5000 114,81 107,53 111,11 Tỷ lệ so với rau thường % 30 35 38

Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nộị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Diện tích rau của xã tăng dần qua các năm, cho thấy xã đã làm tốt trong công tác quy hoạch thành vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn. Bên cạnh đó, hệ số sử dụng ruộng đất cũng tăng từ 2,4 lần năm 2005 lên 2,96 lần năm 2007, bình quân 3 năm tăng 1,06%. Điều này chứng tỏ tiềm năng đất ngày càng được khai thác tốt hơn và đáp ứng được nhu cầu về nông sản phẩm cả về

số lượng và chất lượng.

Trong 3 năm qua năng suất rau an toàn của xã bình quân đạt khá caọ Năng suất bình quân trên một ha gieo trồng của xã năm 2005 đạt 14 tấn, năm 2006 năng suất này đạt 15 tấn, đến năm 2007 thì năng suất rau an toàn bình quân của xã có sự tăng nhanh và đạt 17 tấn/hạ Có thể nói, đạt được kết quả

như thế là thể hiện sự hiểu biết, trình độ thâm canh của người dân ngày càng được nâng lên, tiếp thu những TBKT mới tốt hơn, đồng thời người dân đã biết lựa chọn sử dụng giống cây trồng tốt, năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, làm cho năng suất thu được đạt hiệu quả caọ

Sản xuất rau an toàn của xã phát triển tốt là nhờ diện tích tăng, năng suất tăng tạo ra sản lượng rau cũng tăng nhanh. Qua bảng 4.1 ta thấy, sản lượng rau an toàn liên tục tăng lên, bình quân 3 năm tăng 11,1%/năm. Như

vậy, sản lượng rau an toàn đã tăng lên đáng kể với đà này cùng với sự quan tâm đầu tư hơn nữa của các cơ quan, các ngành, các cấp cũng như người sản

xuất về vấn đề sản xuất của huyện thì trong những năm tới đây sản lượng rau sẽ còn tăng lên, đáp ứng nhu cầu rau an toàn ngày càng tăng của thị trường.

4.2.1.2 Mức đầu tư cho sản xuất rau an toàn

Mức đầu tư các yếu tố vật chất ngoài phụ thuộc vào khả năng tài chính của nông hộ, còn phụ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật của từng cây trồng. Để sản xuất ra được một loại sản phẩm rau an toàn cung cấp cho thị trường, người sản xuất phải bỏ ra rất nhiều khoản chi phí. Để hiểu rõ hơn về các khoản chi phí sản xuất của 2 nhóm hộ, chúng tôi tính toán các khoản chi này đối với rau bắp cải và cà chua an toàn như sau:

Bng 4.2 Chi phí và thu nhp ca h nông dân (tính bình quân trên 1kg rau)

Rau thường Rau an toàn RAT/RT (%) Chỉ tiêu ĐVT chua C ải ngọt chua Cà C ải ngọt chua Cà C ải ngọt 1.Tổng chi phí đ/kg 1150 980 2845 1500 247.39 153.06 * Chi phí vật chất đ/kg 782 830 1880 1150 240.41 138.55 Giống đ/kg 87 85 98 90 112.64 105.88 Phân bón đ/kg 121 125 614 510 507.44 408 BVTV đ/kg 315 500 225 196 71.429 39.2 Chi phí khác đ/kg 259 120 943 354 364.09 295 * Chi phí lao động đ/kg 368 150 965 350 262.23 233.33 2. Giá bán đ/kg 5000 3000 8000 5500 160 183.33 3. Lợi nhuận đ/kg 3850 2020 5155 4000 133.9 198.02 4. Lợi nhuận/chi phí lần 3.35 2.06 1.81 2.67

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2008

Khảo sát trên 2 loại rau cà chua và cải ngọt ta nhận thấy, chi phí cho RAT cao hơn hẳn so với chi phí sản xuất rau thường. chủ yếu là đầu tư về

phân bón và công lao động. Cụ thể, với cây cà chua nếu như đầu tư về phân bón cho cây RAT là 614 nghìn đồng, thì chi cho cây cà chua thường chỉ mất

121 nghìn đồng, gấp 507,44%. Tuy nhiên, lợi nhuận mà cà chua an toàn thu được lại cao hơn so với cà chua thường là 133,9%, và của cải ngọt là 198%. Chi phí lao động chiếm một lượng lớn trong tổng chi phí sản xuất, chủ yếu là chi phí cho công lao động, bởi sản xuất rau an toàn thì cần rất nhiều công chăm sóc, ngay trong khâu thu hoạch cũng cần nhiều lao động để đảm bảo sạch sẽ cho rau an toàn. Các khoản đầu tư cho mua sắm dèo, giàn đỡ cây; ni lông để che chắn chuột… được chúng tôi xếp vào các khoản chi khác, khoản này đối với nhóm hộ áp dụng cũng cao hơn so với nhóm không áp dụng TBKT. Nếu như RAT chủ yếu sử dụng nhiều phân bón hữu cơ và công lao động thì ngược lại rau thường lại sử dụng nhiều thuốc BVTV. Điều này làm

ảnh hưởng tới chất lượng rau và môi trường sinh tháị

4.2.1.3 Về giá cả tiêu thụ

Trong nền kinh tế thị trường giá cả có vai trò quan trọng quyết định đến quá trình sản xuất, kinh doanh của các chủ thể. Giá bán rau an toàn so với rau thường có sự chênh lệch đáng kể. Mức chênh lệch cao nhất là giá cà chua 1,68 lần, thấp nhất là xà lách 1,18 lần. Nhìn chung, giá bán trung bình các sản phẩm rau an toàn của hộ nông dân xã Văn Đức luôn cao hơn giá rau thường là do: chi phí sản xuất rau an toàn cao hơn chi phí sản xuất rau thường.

Bảng 4.3 Chênh lệch giá RAT và rau thường ở xã Văn Đức năm 2007

ĐVT: đồng/kg

Giá bán Chủng loại

Rau an toàn Rau thường

Rau an toàn/ rau thường (lần) Cải ngọt 2800 1900 1.47 Đậu đũa 4200 3000 1.4 Cà chua 6700 4000 1.68 Cải bắp 3500 2800 1.25 Dưa chuột 4700 3500 1.34 Xà lách 8000 6800 1.18 Cà rốt 9800 8000 1.23

Tóm lại, sản xuất rau an toàn trong những năm vừa qua luôn phát triển tốt cả về quy mô, năng suất và chất lượng sản phẩm, nhưng vấn đề tiêu thụ

sản phẩm đang còn là trở ngại lớn đối với việc đẩy mạnh sản xuất và hạn chế

đến nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất cũng như tiêu thụ rau trên thị

trường. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc hộ nông dân áp dụng TBKT trong sản xuất.

4.2.1.4 Điều kiện sản xuất của nông hộ

* Vốn đầu tư

Rau an toàn là sản phẩm hàng hóa đòi hỏi quy trình nghiêm ngặt về (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chất lượng, nên từ khâu sản xuất, phân phối, lưu thông và tiêu thụ cần đầu tư

cơ sở vật chất kỹ thuật như (hệ thống nhà lưới, vòm che, hệ thống cung cấp nước..) một cách hoàn chỉnh. Vì vậy, đòi hỏi các nông hộ phải mạnh dạn đầu tư cho sản xuất. Bình quân các hộ đầu tư cho sản xuất là 19,52 triệu đồng, đây là lượng vốn còn rất ít, điều này làm ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất và sản lượng sản phẩm sản xuất rạ

Hiện nay trên địa bàn huyện đã có nhiều hộ mạnh dạn đầu tư cho sản xuất rau an toàn như xây dựng hệ thống nhà lưới, vòm cho,... nên cây rau sản xuất ra đạt năng suất cao, hiệu quả sản suất được nâng lên rõ rệt. Đây là những nhân tố điển hình cần được khuyến khích, nhân rộng ra từ đó góp phần

Một phần của tài liệu [Luận văn]phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp của hộ nông dân huyện gia lâm hà nội (Trang 59)