Định hướng về áp dụng tiến bộ kỹ thuật cho phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu [Luận văn]phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp của hộ nông dân huyện gia lâm hà nội (Trang 95 - 99)

3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨ Ụ

4.5.1Định hướng về áp dụng tiến bộ kỹ thuật cho phát triển nông nghiệp

4.5.1.1 Nhiệm vụ và phương hướng phát triển nông nghiệp

nhằm phát triển nông nghiệp huyện:

- Cần tập trung phát triển một số sản phẩm chính như rau xanh, thịt gia cầm, thịt lợn nạc, thủy sản với số lượng lớn, chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân trong vùng.

- Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật thâm nhập sâu từ khâu sản xuất, chế

biến đến tiêu thụ sản phẩm trên thị trường và xuất khẩụ Cùng với đó là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất sản phẩm hàng hoá, nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng nông sản chủ lực ở nông thôn.

Phát triển nông nghiệp huyện theo hướng nông nghiệp sinh thái - chất lượng caọ Có thể hình thành các trang trại, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp quy mô vừa và nhỏ, các vùng nguyên liệu, doanh nghiệp chế biến nông sản, trung tâm bán buôn, chợ đầu mối nông sản. Tại đây cũng hình thành vùng chuyển tiếp ngoại ô và đô thị.

Xuất phát từ phương hướng phát triển nông nghiệp của huyện trong thời kỳ 2008 đến 2020 được chỉ ra đó là: phát triển nông nghiệp và kinh tế

ngoại thành theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái, cải thiện từng bước chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Chú trọng công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch, giải quyết tốt thị trường nông sản.

Căn cứ vào chương trình phát triển kinh tế ngoại thành và từng bước hiện đại hóa nông thôn của Thành ủy Hà Nộị Trong chương trình đã nêu rõ “với lợi thế nông nghiệp đô thị, áp dụng mạnh công nghệ sinh học, công nghệ

sạch để tập trung sản xuất giống và thương phẩm các sản phẩm mũi nhọn, rau xanh, hoa quả, và chăn nuôi bò sữa, lợn nạc, thủy sản chất lượng cao”.

Trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng, nội lực để phát triển kết cấu kỹ

thuật hạ tầng, đồng thời tranh thủ tiềm năng, khoa học kỹ thuật của thủ đô và những TBKT ứng dụng nhanh vào sản xuất nông nghiệp. Từ đó, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mớị

Thực hiện phương hướng phát triển ở trên bằng việc thực hiện nhiệm vụ trước mắt đẩy mạnh hiện đại hóa hệ thống thủy lợi, phát triển nhanh mạng lưới giao thông nông thôn, đẩy nhanh tốc độ cơ giới hóa… Hiện đại hóa công nghệ sản xuất nông nghiệp, trong đó tập trung áp dụng các công nghệ sản xuất nông nghiệp sản phẩm sạch, công nghệ cao trong sản xuất giống, bảo quản chế biến nông sản như: trồng cây nhà lưới, nhà kính, thủy canh, che phủ

nilon, áp dụng IPM, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu vi sinh.

Ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu công nghệ sinh học như cấy truyền phôi, cấy truyền gen và hooc môn sinh trưởng, tạo ra và nhân nhanh giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt, nhất là sử dụng các giống có ưu thế laị

4.5.1.2 Phương hướng đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất

Căn cứ vào quy hoạch phát triển vùng sản xuất, phương hướng phát triển sản xuất rau, chăn nuôi ở Hà Nộị

Căn cứ vào dự báo phát triển dân số Hà Nội đến năm 2020. Trong thời kỳ tới, dân số tăng nhanh về tự nhiên và cơ học nên nhu cầu thực phẩm tăng. Nên mục tiêu phát triên sản xuất của huyện là khai thác ở mức tối đa khả năng sản xuất tại chỗ với việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, đầu tư thâm canh cao đạt năng suất và chất lượng cao, phấn đấu đạt 80 - 85% nhu cầu lương thực trong vùng.

* Đối với trồng trọt

Nông nghiệp huyện phấn đấu đến năm 2020 sản xuất rau quả với việc: - Mở rộng việc trồng rau sạch, xây dựng vùng chuyên canh rau theo hướng công nghiệp hoá từ khâu canh tác, chế biến, lưu thông. Dự kiến đến năm 2020 quy mô sản xuất rau sạch là 12.000 ha đạt sản lượng 240.000 tấn. Lấy Đặng Xá làm trọng điểm, các vùng khác như Đa Tốn, Trung Màu là vệ tinh trồng các loại rau cao cấp: ngô, dưa chuột bao tử, súp lơ, cải xanh, cải bắp, nấm…

- Ứng dụng công nghệ cao và hiện đại vào sản xuất nông nghiệp như

công nghệ nhà kính, nhà lưới, trồng rau thủy canh để sản xuất nông sản an toàn, thực phẩm sạch.

- Đối với ngành trồng trọt thì vấn đề cần quan tâm là tăng cường thực hiện mối liên kết “4 nhà” giữa Nhà nước - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp- nhà nông. Thực hiện tốt mối liên kết này sẽ giúp nông dân giảm được rủi ro khi tiếp cận những cây trồng mớị Trong sản xuất nông nghiệp hàng hoá, các chủ trang trại, hộ sản xuất quy mô lớn càng cần thiết phải tham gia vào các hợp đồng liên kết tiêu thụ nông sản để bảo đảm sản xuất ổn định.

* Đối với chăn nuôi

- Khai thác thế mạnh hồ ao để phát triển nuôi trồng thủy sản chất lượng caọ Trọng điểm là chăn nuôi bò sữa ở vùng có điều kiện như Phù Đổng, Phú Thị, Yên Viên đạt 9.000 con vào năm 2020.

- Phát triển vùng chăn nuôi bò sữa, tập trung ở một số xã trên toàn huyện đặc biệt là xã Phù Đổng. Quy hoạch lại các vùng chăn nuôi theo quy mô trang trại và hộ chuyên chăn nuôị Ứng dụng công nghệ cao và hiện đại vào sản xuất nông nghiệp để sản xuất nông sản an toàn, thực phẩm sạch. Tự

động và bán tự động trong tưới tiêu và chăn nuôi gia súc, gia cầm, chế biến thực phẩm, với những thiết bị tiền tiến, gắn với hệ thống xử lý môi trường trong sạch.

- Phải đưa trình độ khoa học công nghệ vào trong nông nghiệp của các xã trong huyện để nâng mức đóng góp của khoa học công nghệ vào giá trị gia tăng của nông nghiệp huyện từ 30% hiện nay lên trên 50%. Về giống, đảm bảo trên 70% giống được dùng trong sản xuất là giống tiến bộ kỹ thuật, đẩy mạnh việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học trong chăm sóc, bảo vệ

cây trồng, vật nuôị Về tưới tiêu nước và cơ giới hoá, đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng rộng rãi tưới phun, tưới nhỏ giọt, tưới thấm… cơ giới hoá khâu làm

đất trên 70% khâu gieo hạt cây ngắn ngàỵ

- Khác với trồng trọt, “đầu ra” của các sản phẩm chăn nuôi hiện nay ở Gia lâm khá thuận lợị Tuy nhiên, theo dự báo của ngành chức năng, giai đoạn 2008- 2020, dịch bệnh ở đàn vật nuôi tiếp tục diễn biến phức tạp. Thực tế đó đòi hỏi người chăn nuôi phải có sự chuyển hướng phù hợp, cả về cơ cấu vật nuôi và quy mô, hình thức chăn nuôị Để đạt được mục tiêu đến năm 2020, tổng đàn bò sữa toàn huyện đạt 55 nghìn con, chăn nuôi chiếm 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, giải pháp quan trọng nhất là phải phòng dịch bệnh, bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi… Muốn phòng, chống dịch hiệu quả, công tác thú y cần được quan tâm từ mỗi hộ chăn nuôi chứ không chỉ trông đợi ở chính quyền các cấp. Khâu tiêm phòng cần được thực hiện triệt để, khép kín, đặc biệt chú trọng tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm. Cần hạn chế từng bước hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, khuyến khích phát triển trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi để khâu phòng dịch bệnh được thực hiện dễ dàng hơn. Bảo đảm cho dịch bệnh không xảy ra, ngành chăn nuôi mới có thể phát triển ổn định. Cùng với công tác thú y, các chính sách hỗ trợ về giống mới, về vốn, đất đai sẽ giúp cho người chăn nuôi có điều kiện nâng cao chất lượng đàn vật nuôi, chuyển đổi quy mô chăn nuôị

Ngoài những vấn đề nêu trên, để phát triển nông nghiệp hàng hoá bền vững, cùng với mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế các cấp, các ngành, đoàn thể ở huyện Gia Lâm cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân trong công tác bảo vệ môi trường; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ

sinh học nhằm tạo ra những nông sản sạch, an toàn, có chất lượng tốt, đáp

ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu [Luận văn]phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp của hộ nông dân huyện gia lâm hà nội (Trang 95 - 99)