III IV Thời gian đẻ
(2002-2003) Số lần xông hơi/
Số lần xông hơi/18 tháng bảo quản (lần) Mật độ trung bình quần thể S. oryzae (con/kg) Mật độ trung bình quần thể R. dominica (con/kg) 1 15,24 c 6,07 d 2 7,83 a 3,86 b 3 8,22 a 2,50 b
Ghi chú: Giá trị với các chữ cái (a, b, c, d) khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức suất 95%
3.3.3 Đề xuất bổ sung biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ đổ rời
Trên cơ sở quy phạm bảo quản thóc dự trữ quốc gia, tiêu chuẩn ngành về ph−ơng pháp xác định mức độ nhiễm côn trùng trong kho thóc dự trữ quốc gia đổ rời và các kết quả nghiên cứu nêu trên, chúng tôi đề xuất bổ sung biện pháp phòng trừ côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ đổ rời ở miền Bắc Việt Nam nh− sau:
1. Định kỳ điều tra kho thóc dự trữ đổ rời 10 ngày/lần để theo dõi biến động mật độ quần thể mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ trong suốt chu kỳ bảo quản thóc, xác định các đỉnh cao số l−ợng của mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ và thời điểm mật độ quần thể mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ đạt tới ng−ỡng thiệt hại (22- 25 con/kg) để xem xét, lựa chọn và quyết định áp dụng biện pháp phòng trừ thích hợp nhất ở từng thời kỳ bảo quản khác nhau.
2. Đối với các kho thóc dự trữ đổ rời, trong 4 tháng bảo quản đầu tiên (120 ngày), mật độ quần thể mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ th−ờng không cao và ít khi đạt tới giá trị ng−ỡng thiệt hại do có sự khống chế của các loài ký sinh và bắt mồi, đặc biệt là vai trò của bọ xít bắt mồi (X. flavipes). Vì vậy, không nên sử dụng biện pháp hoá học trong kho thóc dự trữ đổ rời trong thời kỳ này để bảo vệ và khích lệ các loài kẻ thù tự nhiên của côn trùng gây hại nh− ong ký sinh và đặc biệt là bọ xít bắt mồi (X. flavipes) phát triển và phát huy vai trò của chúng trong việc duy trì và bảo vệ trạng thái cân bằng của hệ sinh thái kho
thóc dự trữ đổ rời.
3. Từ tháng bảo quản thứ 5 (130 ngày bảo quản), theo dõi chặt chẽ diễn biến mật độ quần thể mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ trong kho thóc dự trữ đổ rời cho tới khi xuất thóc, đặc biệt chú ý các thời điểm 140-150; 340-350 và 440- 450 ngày bảo quản là những thời điểm mà mật độ quần thể mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ có thể đạt tới giá trị ng−ỡng thiệt hại. Khi cần tiến hành phòng trừ côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ đổ rời, có thể sử dụng thuốc thảo mộc Gu Chung jinh 25 DP trộn với lớp thóc bề mặt ở độ sâu 50 cm với tỷ lệ 0,92 kg/tấn hoặc phun thuốc Sumithion 50 EC nồng độ 0,3-0,5% với liều l−ợng 110 ml/m2 diện tích bề mặt khối thóc, t−ờng và xung quanh kho (t−ơng đ−ơng 8 lít/ngăn kho cuốn) hoặc xông hơi Phosphine với liều l−ợng 4 gam PH3/m³/7 ngày (t−ơng đ−ơng 12 gam AlP/m³). Tại những kho đã xác định có mọt đục hạt nhỏ kháng với Sumithion hoặc Phosphine thì nên sử dụng thuốc thảo mộc Gu Chung Jinh để ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển tính kháng thuốc ở những loài côn trùng này.