Mối liên hệ giữa khoảng cách từ kho thóc dự trữ tới ruộng lúa và tần suất bắt gặp ngài thóc ( S cerealella) trong hạt lúa ở giai đoạn cận thu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu côn trùng kho thóc dự trữ đổ rời ở miền bắc việt nam và biện pháp phòng trừ (Trang 56 - 58)

kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.2.1.2Mối liên hệ giữa khoảng cách từ kho thóc dự trữ tới ruộng lúa và tần suất bắt gặp ngài thóc ( S cerealella) trong hạt lúa ở giai đoạn cận thu

hoạch

Trong năm 2002, chúng tôi ch−a phát hiện thấy sự tồn tại của ngài thóc (S. cerealelle Oliv.) trong các mẫu bông lúa thu thập ở những ruộng lúa cách xa kho thóc DTQG 2 km; trong khi đó, các mẫu thu từ những ruộng lúa gần kho thóc dự trữ hơn đều có mang theo ngài thóc. Có thể nói rằng, các kho thóc dự trữ quốc gia là nguồn phát tán quan trọng của mọt gạo và ngài thóc ra các ruộng lúa ở khu vực xung quanh. Tuy nhiên, kết quả điều tra của Nguyễn Minh Màu (1998) [25] cho thấy rằng khu vực dân c− trong vùng cũng là nguồn phát tán bổ sung của côn trùng kho ra các ruộng lúa trong khu vực ở giai đoạn cận thu hoạch. Kết quả kiểm tra các mẫu bông lúa thu thập trong vụ xuân năm 2003 ở những ruộng cách xa kho thóc dự trữ 2 km (cùng ruộng với năm 2002), chúng tôi xác định đ−ợc 50% số mẫu bông lúa có mang theo trứng hoặc sâu non ngài thóc. Khả năng tồn tại của ngài thóc trong hạt lúa ở giai đoạn cận thu hoạch trong vụ xuân có xu h−ớng cao hơn ở vụ mùa (bảng 3.3).

Bảng 3.3 Mối liên hệ giữa khoảng cách từ kho thóc dự trữ tới ruộng lúa và tần suất bắt gặp ngài thóc (S. cerealella) trong hạt lúa ở giai đoạn cận thu hoạch

Năm 2002 Năm 2003

Vụ xuân Vụ mùa Vụ xuân Vụ mùa Khoảng cách (km) SMKT TSBG (%) SMKT TSBG (%) SMKT TSBG (%) SMKT TSBG (%) 0,5 1 100 2 100 4 50 4 0 1,0 1 100 1 0 1 0 2,0 1 0 2 50 2 0

Ghi chú: SMKT:Số mẫu kiểm tra (1 mẫu =30 bông lúa); TSBG:Tần suất bắt gặp

Từ kết quả ở bảng 3.2 và 3.3 cho thấy mọt gạo và ngài thóc là hai loài côn trùng thuộc nhóm gây hại sơ cấp trong kho thóc có khả năng di chuyển ra đẻ trứng trên hạt lúa ở giai đoạn cận thu hoạch trên đồng ruộng. Ngài thóc có khả năng di chuyển tới những ruộng lúa cách xa kho thóc dự trữ 2 km để đẻ

trứng. Sau đó, những loài côn trùng này lại theo hạt lúa sau khi thu hoạch vào trong kho bảo quản để tiếp tục sinh tr−ởng và gây hại. Khả năng tồn tại của ngài thóc trong hạt lúa ở vụ xuân có xu h−ớng cao hơn so với vụ mùa.

3.2.2 Đặc điểm sinh học và sinh thái học mọt gạo (Sitophilus oryzae)

Mọt gạo (S. oryzae) đ−ợc xem là một trong 3 loài thuộc nhóm gây hại sơ cấp quan trọng nhất trong kho thóc dự trữ đổ rời ở miền Bắc Việt Nam. Việc hiểu biết đầy đủ về đặc điểm sinh học và sinh thái học của loài côn trùng này sẽ giúp cho việc đề xuất biện pháp phòng trừ thích hợp và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu côn trùng kho thóc dự trữ đổ rời ở miền bắc việt nam và biện pháp phòng trừ (Trang 56 - 58)