Người Giàu học hỏi mọi lúc mọi nơi Người nghèo luôn cho rằng mình đã biết đủ.

Một phần của tài liệu Cách suy nghĩ của người giàu (Trang 60 - 66)

Trước khi mở đầu một buổi thuyết trình, tôi thường hay đề cập với thính giả 3 từ trong ngôn ngữ của thường ngày mà tôi cho là nguy hiểm nhất trong cuộc đời của mỗi người. Ba từ ấy là: “Tôi hiểu rồi”. Tại sao chúng nguy hiểm, nguy hiểm ở chỗ nào và làm sao để tránh?

Trước tiên, hãy xét đến từ “hiểu”. Như thế nào mới gọi là hiểu? Trải qua một sự việc gì, nhận thức được nó, đó là hiểu. Ngược lại, khi ta chỉ nghe, chỉ đọc và chỉ thấy về một điều gì đó thì ta biết chứ chưa thể hiểu về điều ấy.

Trở lại với những ngày tôi còn trẻ, còn nghèo khó. Khi ấy, tôi đã may mắn nhận được một lời khuyên vô giá từ người bạn của bố tôi. Ông nói: “Ở đời, nếu như mọi việc diễn ra không đúng như ta mong đợi, đó là do có nhiều thứ ta còn chưa biết và hiểu”. Tôi nhanh chóng hiểu ra ý nghĩa ấy và bắt đầu thay đổi tư tưởng. Tôi đã thay đổi suy nghĩ từ: “Đã biết tất cả. Đã hiểu tất cả” sang:”Phải học tất cả”. Kể từ đó, cuộc đời tôi bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn của thành công.

Người nghèo thường cố chứng tỏ cho người khác thấy rằng họ luôn đúng. Họ luôn muốn đóng vai trò một người “tri túc”, tức là hiểu rõ tất cả sự đời. Theo họ, những thất bại trước kia và hoàn cảnh hiện nay của họ chỉ là do không may mắn hoặc do không gặp thời. Họ cho rằng số phận buộc họ phải long đong. Nói chung, họ đổ lỗi cho tất cả trừ chính họ.

Trong lĩnh vực làm giàu có câu: “Hoặc là bạn đúng hoặc là bạn giàu. Nhưng bạn không thể có cả hai”. Từ “đúng” ở đây có nghĩa là phải luôn trung thành với một cách nghĩ,một cách sống nhất định. Suy nghĩ “đúng”, sống ‘đúng” được nhiều người nghèo chọn. Tuy nhiên, thật không may, đó lại là nguyên nhân của sự nghèo khó. Có một câu nói của Jim Rohn mà tôi rất tâm đắc: “Đừng bao giờ chỉ hài lòng với

một cách sống, một cách suy nghĩ, một cách làm việc nhất định. Hãy học hỏi những phương pháp mới để luôn mang đến những kết quả mới. Đó cũng là một cách tự hoàn thiện mình”.

Đó cũng là phương châm sống của tôi: luôn phấn đấu, học hỏi không ngừng. Kết quả là tôi càng ngày càng giàu.

Vật lý học đã khẳng định mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên luôn ở trạng thái vận động. Tất cả đều không ngừng vận động thay đổi. Vì sao? Bởi vì nếu không thay đổi sẽ lạc hậu và bị đào thải. Ví dụ như một cái cây, nếu nó không phát triển nữa, có nghĩa là nó đang chết dần đi. Việc đời của một con người cũng thế, phải luôn thay đổi để tự hoàn thiện mình.

Nhà triết học, diễn giả Eric Hoffer đã từng nói: “Người luôn có tinh thần cầu tiến

học hỏi để tự hoàn thiện mình sẽ được sống trong thế giới thật. Ngược lại, nếu bạn chỉ thoả mãn với những gì bạn biết và không chịu học hỏi, bạn sẽ chỉ sống trong ảo tưởng. Có nghĩa là bạn được nuôi dưỡng bởi trí tưởng tượng như đã nói ở phần trước. Việc này là rất nguy hiểm bởi vì như thế ta sẽ bị cuộc sống bỏ lại phía sau. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ không thể nào hoà nhập với cuộc sống nữa. Nguy hiểm nhất là có thể bạn sẽ trở thành “người cõi trên” hoặc thần kinh hoang tưởng”.

Người nghèo hay viện cớ rằng họ không đủ tiền để trang trải cuộc sống thì làm sao có điều kiện để học hành? Theo tôi, nói như thế là không có lý. Bởi vì tri thức là sức mạnh giúp con người thành công. Vậy không học vì nghèo hay nghèo bởi vì không

chịu học?

Trong quá trình giảng dạy, huấn luyện phương pháp làm giàu, tôi thường để ý đến một điều thú vị đó là cách nói của người nghèo. Họ thường nói: “Tôi không thể học vì không có thời gian, không có tiền bạc”. Trong khi đó người giàu không hề do dự khi đăng ký học những khoá học bổ ích. Họ nói: “Chỉ cần khoá học này làm thay đổi có lợi cho tôi, dù chỉ một chút, thì cũng đáng để theo”. Bạn không học hỏi cách

kiếm tiền khi bạn còn nghèo, vậy bao giờ bạn mới có tiền để học?

Cách duy nhất để làm giàu là học cách xử lý đúng đắn trong những vấn đề có liên quan đến tài chính. Bạn phải học những kỹ năng và chiến lược để tăng nguồn thu nhập. Ngoài ra bạn còn phải học cách quản lý tiền bạc và đầu tư hiệu quả. Đừng bao giờ tự mãn với một thành công, một kỹ năng, một kiến thức đã có của mình. Tự hài lòng với mình có nghĩa là tự giới hạn mình.

Công việc của tôi là làm cho mọi người nhận ra những sai lầm trong tư tưởng làm giàu của họ. Sau đó hướng dẫn họ đi theo con đường mới. Tôi làm mọi thứ để giúp họ thành công. Tôi quan sát họ, động viên họ. Đôi khi, tôi còn khiêu khích họ. Mục đích là giúp họ từ bỏ được lối suy nghĩ cũ và học hỏi những tư tưởng mới để thành công.

Nếu muốn thành công trong một lĩnh vực, bạn cần nắm vững những kiến thức và thuần thục những kỹ năng ở lĩnh vực ấy. Làm sao để được như thế? Chắc chắn là phải học. Phải học bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào. Hãy học từ những thứ nhỏ nhặt nhất,

cơ bản nhất. Ví dụ như bạn muốn trở thành nhạc công, trước tiên bạn phải học nhạc, học đàn. Việc làm giàu cũng thế, trước tiên bạn phải học cách làm giàu. Bạn là ai, hoàn cảnh của bạn ra sao, điều đó không quan trọng. ĐIều quan trọng là bạn phải sẵn sàng học hỏi. Học để biết, biết để làm, đó là con đường làm giàu đúng đắn nhất. Không ai mới sinh ra đã biết làm giàu. Người giàu cũng từng là người không biết làm giàu. Nhờ học hỏi mà họ mới thành đạt. Vậy nếu họ làm được, tại sao bạn không làm được?

Trở thành người giàu không có nghĩa là phải có thật nhiều tiền. Vấn đề cốt yếu là phải thay đổi bản thân bạn. Hãy hình thành tư tưởng làm giàu và thói quen làm giàu. Hãy nhớ rằng tiền bạc, thành công bên ngoài chỉ là sự thể hiện, tức là cái quả. Quả đó sẽ không thể có được nếu không có cây. Cái cây ấy, trong lĩnh vực làm giàu, chính là tư tưởng, là thói quen, là chính bản thân bạn.

(còn nữa)

<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>

< Trước Tiếp > Cách suy nghĩ thứ 17 (p2)

Người Giàu học hỏi mọi lúc mọi nơi. Người nghèo luôn cho rằng mình đã biết đủ. đã biết đủ.

Một khi có một tư tưởng làm giàu thật đúng đắn, bạn sẽ dễ dàng thành công không chỉ trong việc làm giàu mà còn cả trong các mặt khác của đời sống nữa. Bạn sẽ có nhiều lựa chọn trong lĩnh vực nghề nghiệp. Làm việc gì cũng dễ thành công. Bản chất bên trong mỗi con người là quan trọng như thế. Do đó, nếu bạn xem nhẹ vấn đề phát triển bản thân, thì cho dù bạn có thể may mắn có được một món tiền lớn

nào đó, bạn cũng sẽ khó giữ được số tiền đó. Ngược lại, nếu bạn chú trọng học hỏi và rèn luyện, con người bạn sẽ trở nên bản lĩnh hơn. Bạn sẽ không chỉ có năng lực kiếm tiền, giữ tiền mà còn dễ dàng thành công ở bất cứ lĩnh vực nào.

Trật tự trong hành động của người nghèo là: CÓ - LÀM - TRỞ THÀNH. Trật tự trong hành động của người giàu là: TRỞ THÀNH - LÀM - CÓ.

Người nghèo cho rằng nếu họ CÓ tiền, họ sẽ có thể LÀM bất cứ điều gì để TRỞ THÀNH người biết cách làm giàu. Trong khi đó, người giàu lại nghĩ ngược lại. Họ biết rằng phải TRỞ THÀNH người biết cách làm giàu mới có thể LÀM được những việc cần thiết để CÓ được những gì mình muốn, kể cả tiền bạc.

Đối với người giàu, mục tiêu cuối cùng của việc làm giàu không phải là có được thật nhiều tiền mà là hoàn thiện bản thân mình. Hoàn thiện bản thân, đó là mục tiêu của mọi loại mục tiêu.

Nói tóm lại, thành công không phải là đạt được cái gì, mà là trở thành người như thế nào. Điều đáng nói là việc “trở thành người như thế nào” hoàn toàn nằm trong khả năng của bạn. Bằng con đường học hỏi và rèn luyện, bạn sẽ trở thành người mà bạn muốn. Tôi không biết hiện nay tôi đang thành công đến mức nào và thành công hơn ai. Tuy nhiên, có điều tôi biết rất rõ là con người tôi hiện nay khác hẳn so với chính tôi 20 năm trước. Tôi không nói đến tuổi tác, sức khoẻ mà là thành công. Tôi hiện nay giàu hơn, thành công hơn và quan trọng là hoàn thiện hơn trước kia. Có được điều đó chính là tôi đã cố gắng học hỏi và rèn luyện. Bạn và tôi đều là con người. Vậy tôi làm được, vì sao bạn không làm được?

Một khác biệt nữa giữa người giàu và người nghèo là: người giàu luôn là chuyên gia trong lĩnh vực họ đang theo đuổi. Trong khi đó, người nghèo và tầng lớp trung lưu không giỏi trong nghề nghiệp của họ. Hiện nay, lĩnh vực hoạt động của bạn là gì và bạn có xuất sắc trong nghề ấy không? Bạn đang kinh doanh gì và bạn có lão luyện trong việc kinh doanh ấy không? Nếu muốn có câu trả lời cho những câu hỏi trên, hãy nhìn vào số tiền bạn đang có, vào hoàn cảnh bạn đang sống và địa vị xã hội hiện nay của bạn. Khi đó, bạn sẽ tìm ra đáp án trung thực nhất. Có thể chốt lại ý này với câu: “Để được nhiều nhất, bạn phải là người giỏi nhất”.

Ngày nay, nguyên lý này thể hiện rõ nhất trong thể thao. Trong một câu lạc bộ bóng đá, cầu thủ giỏi nhất là người được trả lương cao nhất. Trong kinh doanh và tài chính cũng thế. Dù bạn là chủ dự án kinh doanh lớn hay chỉ là một người làm công ăn lương. Dù bạn kinh doanh bất động sản hay là chủ một đại lý nhỏ. Bạn càng giỏi, càng kiếm được nhiều tiền. Đây chính là lý do tôi đề nghị các bạn phải luôn học hỏi

và rèn luyện để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực hoạt động của bạn.

Phải luôn học hỏi nhưng phải khôn ngoan chọn lựa. Phải biết gạn đục, khơi trong. Người giàu luôn học hỏi nhưng họ chỉ học theo những người đã thành công hoặc đang có địa vị cao trong xã hội.

Người giàu chỉ nhận lời khuyên từ những người giàu hơn họ. Người nghèo thích nghe lời khuyên của những người nghèo như họ. Họ lập luận rằng chỉ có những người đồng cảnh ngộ mới hiểu và thông cảm với nhau. Đúng là sự đồng cảm là điều rất quan trọng trong ứng xử xã hội . Tuy nhiên, nếu chỉ tiếp xúc với những người không khá hơn ta, thì làm sao có thể so sánh để thấy mặt hạn chế của mình để phấn đấu thay đổi? Người cùng cảnh ngộ có thể thông cảm sâu sắc với ta, nhưng họ không thể giúp ta tiến bộ được.

Hãy tưởng tượng bạn muốn lên đỉnh Everest, nóc nhà của thế giới. Đây là một việc vô cùng gian nan và nguy hiểm. Để làm được việc này, bạn cần có sự trợ giúp của một số người. Vậy bạn có can đảm cộng tác với những người chưa từng leo núi hay không? Chắc chắn là không. Ta phải tìm những người dày dạn kinh nghiệm, hiểu rõ địa hình, thời tiết nơi đó. Đó phải là người biết cách xử lý trong mọi tình huống xấu nhất.

Hãy học hỏi nhưng phải biết cách chọn người. Đừng bao giờ noi gương theo những người thất bại, những người nản chí cho dù họ có là huấn luyện viên, nhà tư vấn, nhà chiến lược. Vì sao? Vì họ chỉ biết dạy cho bạn những thứ thất bại mà thôi.

Cố gắng tìm cho mình một người đã thành công thực sự. Bởi vì họ sẽ chỉ cho bạn con đường đúng nhất mà họ đã từng đi. Giống như lên đỉnh Everest. Có nhiều con đường lên đến đỉnh. Tuy nhiên, chỉ có những người có kinh nghiệm mới biết đâu là lối đi ngắn nhất và an toàn nhất.

Trong kinh doanh và làm giàu cũng thế, chỉ có những người đã thành công mới có thể giúp cho bạn những tri thức, những kinh nghiệm, những phương pháp và chiến lược làm giàu đúng đắn và hiệu quả.

Tôi đã từng đề nghị bạn lập ra một quỹ 10% thu nhập dành cho giáo dục. Hãy sử dụng quỹ này để mua sách báo, đăng ký các khoá học về cách làm giàu. Nếu có thể, hãy thuê các chuyên gia hoạch định tài chính làm việc cho bạn. Hãy chịu khó học hỏi để thay đổi. Đừng bao giờ sống với ngộ nhận: “Tôi biết rồi” như đa số những người nghèo khác. Hãy nhớ rằng càng học hỏi, càng thành công.

Bài luyện tập: Luôn có tinh thần học hỏi

Hãy tập trung vào việc hoàn thiện mình. Mỗi tháng đọc ít nhất một cuốn sách, tham dự ít nhất một buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề về tài chính, về kinh doanh và về phát triển con người. Dần dần, bạn sẽ tích luỹ đủ tri thức, niềm tin để đạt đến thành công.

Tuyên bố: “Tôi cam kết sẽ luôn học hỏi mọi lúc mọi nơi để hoàn thiện mình”. Và: “Tôi đã có tư tưởng triệu phú”.

Một phần của tài liệu Cách suy nghĩ của người giàu (Trang 60 - 66)