lo sợ.
Công thức thể hiện mối quan hệ nhân quả trong vấn đề làm giàu:
Nhận thức + Thái độ + Hành động = Kết quả
Từ trước đến nay có hàng triệu người nhận thức, suy nghĩ về việc làm giàu. Hàng nghìn người quan sát, nghiên cứu việc làm giàu. Tuy nhiên, không có mấy ai thực sự bắt tay vào việc làm giàu.
Quan sát, nghiên cứu như thế là việc nên làm những vẫn chưa đủ để làm giàu. Tiền là một dạng vật chất tồn tại ngoài thực tế trong khi đó quan sát và nghiên cứu chỉ là những hành động diễn ra trong tư tưởng. Chỉ có những hành động ngoài thực tế mới mang lại kết quả ngoài thực tế. Vì sao?
Hãy xét lại mối quan hệ Nhân - Quả trong công thức nói trên. Ta thấy rằng ý nghĩ,
thái độ và cảm xúc là phần bên trong . Trong khi đó, kết quả là phần bên ngoài.
Trong mối quan hệ này thì yếu tố hành động đóng vai trò cầu nối. Đây là yếu tố trung gian không thể thiếu trong việc biến ước mơ thành hiện thực.
Yếu tố hành động có vai trò quan trọng như thế. Tuy nhiên, trong thực tế có quá nhiều người chỉ biết suy nghĩ nhưng có quá ít người biết hành động. Điều gì đã ngăn cản chúng ta biến suy nghĩ thành hành động? Câu trả lời là: vì chúng ta hay sợ sệt, lo lắng và nghi ngờ.
Đó là những trở ngại lớn nhất không chỉ trong việc làm giàu mà còn cả ở việc mưu cầu hạnh phúc. Có thể nói đây cũng là một sự khác biệt nữa giữa người giàu và người nghèo. Người giàu hành động thay vì lo sợ còn người nghèo không hành động vì lo sợ.
Theo Susan Jeffers, tác giả cuốn “Feel The Fear and Do It Anyway” thì sai lầm lớn nhất của đời người đó là sẵn sàng lo sợ và rút lui thay vì hành động. Nếu bạn thuộc loại người này, bạn sẽ chỉ mãi là người “sẵn sàng”. Có nghĩa là mãi ở dạng tiềm
năng.
Chúng tôi có một chương trình rèn luyện lòng can đảm gọi là Huấn Luyện Tinh Thần Chiến Binh. Trong chương trình này, chúng tôi buộc học viên phải chinh phục rắn hổ mang bành, loại rắn độc nhất thế giới. Chinh phục rắn nghĩa là thuần phục chứ không phải giết. Khi đã chinh phục được như thế, học viên cũng sẽ chế ngự được nỗi lo sợ của mình.
Để làm giàu không nhất thiết phải bỏ đi (giết chết) cảm giác lo sợ. Người giàu cũng có khi sợ hãi, nghi ngờ và lo lắng. Tuy nhiên, họ không bao giờ để cho những cảm xúc này cản trở mình hành động. Họ hành động để không còn thời gian lo lắng. Như chúng ta đã biết, con người hành động theo thói quen. Chúng ta phải tập thói quen hành động thay vì nghi ngờ, bất an, lo âu.
Những cảm giác lo lắng, bất an, nghi ngờ như đã nói ở trên, tôi tạm gọi là cảm giác không thoải mái. Vì sao ta lại có những cảm giác này? Bởi vì con người thường quen với những gì mình đang sở hữu, những khả năng mình đang có. Chỉ trong những hoàn cảnh quen thuộc, với những mối quan hệ quen thuộc, những áp lực quen thuộc, họ mới cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, khi bạn muốn tiến thêm một nấc mới trong xã hội, bạn phải thay đổi nhiều thứ. Bạn phải thay đổi tư tưởng, thay đổi nghề nghiệp, thay đổi các mói quan hệ. Bạn sẽ phải chịu nhiều áp lực mới. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy “sốc”, tức là không cảm thấy “thoải mái” như trước.
Ví dụ như bạn đang ở mức độ 5 và bạn muốn lên mức 10. Ở mức 5 là vùng “thoải mái” còn 6 trở lên là vùng “không thoải mái”. Nếu muốn đến mức 10 ta phải chịu khó bước qua mức 6,7,8,9, tức là vùng “không thoải mái”.
Người nghèo và tầng lớp trung lưu không thích cảm giác không thoải mái. Do đó, họ không dám thay đổi. Đúng là được cảm thấy thoải mái là quyền lợi của mỗi người. Tuy nhiên, xin tiết lộ với các bạn một bí mật của người giàu: thoải mái, an nhàn sẽ không giúp ta phát triển được. Để phát triển, ta phải mở rộng “vùng thoải mái”. Bạn thử nghĩ mà xem, khi bạn thử một vật gì mới, chẳng hạn như: quần áo mới, đầu tóc mới hoặc tiếp xúc với người mới... bạn có cảm thấy thân thuộc và thoải mái hay không? Thường là không. Tuy nhiên sau đó thì sao? Càng thử, càng thấy thoải mái. Đó là quy luật. Mọi việc đều không thoải mái ban đầu, nhưng sau khi vượt qua giai đoạn không thoải mái, ta sẽ được thoải mái. Khi đó, bạn cũng sẽ bước sang một cấp bậc mới.
trưởng thành thêm một chút.
Nếu muốn làm giàu, nếu muốn thành công trong cuộc sống, bạn phải luôn sẵn sàng ở trong trạng thái không thoải mái.
Hãy tập thói quen làm những điều mình không thích, đó là một bí quyết của người giàu. Phải làm sao biến vùng “không thoải mái” trở thành vùng thoải mái.
Khi bạn có thể nhanh chóng thích nghi với trạng thái không thoải mái, bạn sẽ dễ dàng đón nhận những cơ hội mới để làm giàu. Người giàu luôn biết chấp nhận để phát triển.
(còn nữa)
<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>
< Trước Tiếp > Cách suy nghĩ thứ 16 (p2)
Người Giàu hành động thay vì lo sợ. Người nghèo không hành động vì lo sợ. lo sợ.
Thực tế chưa có ai phải chết vì sống không thoải mái. Tuy nhiên, đã có biết bao nhiêu ước mơ, bao nhiêu ý tưởng, bao nhiêu cơ hội đã phải chết vì thân chủ của chúng không có can đảm thay đổi. Thế đấy các bạn ạ! Nếu bạn chọn mục đích sống là an nhàn, thoải mái thì sẽ có 2 điều chắc chắn sẽ xảy đến với bạn. Thứ nhất là bạn sẽ không bao giờ giàu có. Thứ hai là bạn sẽ không bao giờ có hạnh phúc. Vì sao? Vì hạnh phúc không bao giờ có được từ sự an phận, sự yên tĩnh. Hạnh phúc thực sự là kết quả của sự phát triển. Muốn phát triển, bạn phải sẵn sàng chịu cảnh không thoải mái.
Vậy từ lúc này trở đi, nếu gặp bất cứ hoàn cảnh không thoải mái, bất an, lo lắng, thay vì lưỡng lự và rút lui, hãy tiếp tục tiến tới. hãy dũng cảm nhận ra những cảm
giác không thoải mái và trải nghiệm chúng. Hãy luôn ý thức rằng cảm giác chỉ là cảm giác. Chúng thực sự không có sức mạnh ngăn trở bạn mà chỉ có bạn mới là cản trở lớn nhất cho chính mình.
Trong quá trình vượt qua vùng “không thoải mái” như thế, chắc chắn sẽ xuất hiện những cảm giác lo âu, sợ hãi, bất an. Nếu như thế thì nên vui vì đó là dấu hiệu bạn đang phát triển như vừa nói. Không nên bằng lòng với những thứ hiện có mà phải luôn biết hướng ra ngoài vùng “không thoải mái”.
Con người thường hành động theo thói quen, vì thế chúng ta phải luyện tập thói quen. Hãy luyện tập thói quen hành động thay vì lo sợ, thay vì bất an, thay vì buồn chán và thay vì không thoải mái. Bằng cách luyện tập thói quen như thế, bạn sẽ nhanh chóng chuyển sang cuộc sống mới.
Về vấn đề này, tôi thường hay hỏi học viên của tôi: “Trong số các bạn có bao nhiêu người sẵn sàng rèn luyện thói quen hành động thay vì sợ hãi, lo lắng?” Tất cả mọi người đều giơ tay. Tôi nói tiếp: “Nói thì dễ. Để xem có mấy ai làm được”. Tôi lấy một mũi tên bằng gỗ với đầu mũi tên bằng thép và sẽ thử lòng can đảm của họ bằng cách đâm mũi tên vào cổ họ cho đến khi gãy mũi tên. Có nghĩa là họ sẽ bẻ gãy mũi tên bằng cái cổ của mình. Lúc này, ai cũng lo lắng. Họ nghĩ chỉ có những tay ảo thuật mới làm được như thế. Tôi mời một người lên và đâm thật. Đám đông kêu lên. Một số phụ nữ còn che mặt không dám nhìn. Nhưng mà lạ chưa? Mũi tên gãy ra và anh ta cũng không hề hấn gì (bởi vì mũi tên đã được bẻ gãy từ trước)
Vậy ai cũng có thể bẻ gãy mũi tên đó nếu họ biết vượt qua nỗi lo sợ.
Sợ hãi, lo lắng là trở ngại cho con người trên con đường đến thành công. Nỗi sợ chính là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của con người.
Trở lại với vấn đề xem nhẹ những cảm giác không thoải mái, chúng ta biết rằng bộ não con người là một nhà viết kịch vĩ đại. Nó như thể hư cấu hàng trăm, hàng nghìn những tình tiết viển vông nhất. Có thể nói, tưởng tượng là khả năng tuyệt vời nhất của con người. Tưởng tượng giúp ta sáng tạo ra nhiều thứ mà thực tế không thể có được. Tuy nhiên, tưởng tượng lại có hại nếu ta nhận thức sai. Một trong những điều có hại chính là bất an, lo lắng, không thoải mái như đã nói. Chúng không có thật nhưng lại được tưởng tượng tạo ra và nuôi dưỡng.
Vậy để vượt qua trạng thái không thoải mái, hãy ý thức rằng những cảm giác đó chỉ là sản phẩm của tưởng tượng. Chúng không phải là bản chất của con người chúng ta. Tư tưởng của con người không phải lúc nào cũng đúng. Do đó, đừng bao giờ để chúng điều khiển ta mà ta phải kiểm soát chúng. Tư tưởng cũng chỉ là một phần
trong con người ta như chân hoặc tay mà thôi.
Nếu bàn tay của bạn có những chức năng như tư tưởng, nó sẽ sờ mó khắp nơi. Nó cũng có thể tự tát vào bạn liên tục. Khi đó, bạn phải làm sao? Phải kiểm soát tư tưởng thôi. Nó cũng cần nuôi dưỡng bằng những suy nghĩ bổ dưỡng và tinh khiết giống như các bộ phận khác trong cơ thể. Nếu không, đến một lúc nào đó nó sẽ chống lại ta.
Rèn luyện và kiểm soát tư tưởng là một trong những kỹ năng quan trọng nhất nhằm giúp ta có cuộc sống hạnh phúc và thành công.
Hãy rèn luyện ý chí kiểm soát tư tưởng. Nhưng bằng cách nào? Trước hết, hãy bắt đầu bằng việc quan sát. Hãy quan sát cách mà tưởng tượng tạo ra những cảm giác, những ý nghĩ ấy. Một khi đã nhận thức được, chúng ta sẽ biết cách tự động thay thế chúng bằng những suy nghĩ khác có lợi hơn.
Những suy nghĩ có lợi, như vừa đề cập, là những thứ bạn đã được biết qua 17 cách tư duy của người giàu này. Mỗi lời tuyên bố là một ý tưởng mà bạn chỉ cần lĩnh hội và không cần kiểm chứng. Hãy chấp nhận chúng như là một phần tư tưởng mới của bạn. Hãy lựa chọn cách suy nghĩ tích cực và từ bỏ những suy nghĩ, những cảm giác không có lợi.
Chúng ta có quyền và hoàn toàn có khả năng loại bỏ lối suy nghĩ cũ để đón nhận những tư tưởng mới có ích hơn.
Robert Allen, một tác giả nổi tiếng hiện nay, đã từng nói: “Ý nghĩ nào, dù tốt hay xấu, cũng đều có giá của nó”.
Nói như vậy có nghĩa là bạn phải trả giá cho những suy nghĩ, những cảm giác sai lầm của mình. Trả bằng gì? Bằng tiền bạc, bằng sức lực, bằng thời gian, bằng hạnh phúc..., bằng tất cả những thứ bạn có và những thứ bạn đáng được hưởng. Vậy bạn hãy phân loại ý nghĩ của mình thành 2 loại: có lợi và có hại. Hãy đón nhận những suy nghĩ có lợi và từ bỏ những suy nghĩ có hại. Đó là việc cần thực hiện ngay. Ngoài ra, bạn cần phải phân biệt suy nghĩ có lợi với một loại suy nghĩ nữa, đó là loại suy nghĩ tích cực. Sự thực là ranh giới giữa chúng rất mỏng manh. Tuy nhiên, không phải là không có cách để nhận ra. Theo tôi, suy nghĩ tích cực là suy nghĩ hay tô hồng hoàn cảnh mặc dù thực tế có thể không phải như thế. Trong khi đó, bằng suy nghĩ có lợi, ta sẽ nhận thức được rằng mọi sự vật hiện tượng đều không có ý nghĩa. Ý nghĩa là do chủ quan của chúng ta gán cho.
khác, chúng giúp ta nhận ra những sai lầm có thể có trong khi ta tư duy.
Bài luyện tập:
Hãy liệt kê 3 mối quan tâm, lo ngại lớn nhất hiện nay của bạn về tài chính. Hãy kiểm soát và chinh phục chúng. Hãy vạch ra những phương án giải quyết nếu tình huống xấu nhất xảy ra. Nói chung, hãy dẹp bỏ lo âu và bắt tay ngay vào việc làm giàu. Hãy tập thích nghi nhanh chóng với hoàn cảnh bất an, không thoải mái. Hãy tập làm những việc mình không thích làm. Hãy tập nói chuyện với những người bạn không thích nói chuyện. Hãy bước ra khỏi vùng êm ái, thoải mái để phát triển.
Hãy đón nhận những suy nghĩ có lợi. Hãy quan sát bản thân mình và những suy nghĩ của chính mình. Đừng để những suy nghĩ tiêu cực làm hại bạn. Hãy làm chủ những ý nghĩ của mình.
Hãy tuyên bố: “Tôi sẽ hành động thay vì sợ hãi” “Tôi sẽ hành động thay vì nghi ngờ”
“Tôi sẽ hành động thay vì lo lắng” “Tôi sẽ hành động thay vì bất an”
“Tôi sẽ hành động mặc cho mình cảm thấy không thoải mái” “Tôi sẽ hành động ngay cả khi tâm trạng không vui”
Và: “Tôi đã có tư tưởng triệu phú”.
<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>
< Trước Tiếp > Cách suy nghĩ thứ 17 (p1)