việc cho tiền bạc.
Bạn xuất thân từ một hoàn cảnh như thế nào? Nghèo khó phải cật lực để kiếm sống hay giàu có, sung túc, không cần phải làm việc? Điều này có liên quan đến vấn đề bạn sẽ có mối quan hệ ra sao với tiền bạc. Có nghĩa là bạn làm việc vì tiền hay để tiền làm việc cho bạn. Đó cũng là một sự khác biệt nữa trong tư tưởng làm giàu.
Làm việc chăm chỉ là rất đáng khen và rất cần thiết. Tuy nhiên, chỉ biết chăm chỉ làm việc thôi chưa đủ để làm giàu. Làm sao khẳng định được điều đó? Xin hãy nhìn vào thực tế cuộc sống. Có rất nhiều người, phải nói là hàng tỉ người trên thế giới này, phải làm việc ngày đêm. Họ làm nô lệ cho công việc. Vậy họ có giàu không? Không. Đa số họ sống nghèo túng hoặc gần như nghèo túng. Ngược lại, những người hàng ngày thảnh thơi đi dạo chơi, đi mua sắm, an nhàn hưởng thụ cuộc sống lại là những người giàu. Người giàu không cần làm việc cật lực để kiếm tiền. Vì sao lại có nghịch lý này?
Chúng ta thường nghĩ: “Vì sao phải làm việc? Làm việc mới có tiền để sống. Để chi tiêu hàng ngày”. Không sai. Tuy nhiên, nếu biết chi tiêu hợp lý, bạn sẽ không cần phải làm việc nhiều mà vẫn có một cuộc sống đầy đủ.
Người giàu có thể thoải mái hưởng thụ cuộc sống vì họ biết làm việc một cách khôn ngoan. Họ hiểu và tận dụng được những lợi thế. Họ không trực tiếp làm việc mà thuê người khác làm thay. Nói đúng hơn, họ biết cách buộc đồng tiền phải làm việc cho mình.
Vậy người giàu có từng phải làm việc cật lực để kiếm tiền hay không? Có thể có. Tuy nhiên, đó chỉ là tạm thời. Họ luôn biết rằng phải làm việc hết sức để đến lúc buộc tiền bạc làm việc lại cho họ. Tiền bạc càng làm việc cho ta bao nhiêu, ta càng
đỡ phải làm việc bấy nhiêu.
Nên nhớ rằng tiền bạc là sự đánh đổi. Người nghèo bỏ thời gian và công sức để đổi lấy tiền bạc. Người giàu thì khác, họ biết cách thay công sức đó bằng những dạng khác mà vẫn đổi được tiền. Những dạng đó là: công sức lao động của người khác, hệ thống các hoạt động kinh doanh và vốn đầu tư. Khi chưa có tiền, họ làm việc để kiếm tiền và đầu tư. Sau đó để tiền bạc làm việc lại cho mình.
Vậy ta phải bắt đầu từ đâu? Hãy bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu. Mục tiêu của bạn hiện nay là gì? Kiếm đủ ba bữa ăn một ngày? Thu nhập một trăm nghìn đô một năm? Là tỷ phú trong 10 năm nữa? Không. Hãy xác định mục tiêu là không bao giờ phải làm việc hết sức để kiếm đủ sống.
Nói cách khác, mục tiêu là không phải làm việc cho tiền bạc nữa. Phải làm sao cho thu nhập luôn gấp nhiều lần so với số tiền phải xuất ra để chi dụng cho cuộc sống. Đến đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về thu nhập thụ động. Thu nhập này có từ nhiều nguồn.
Thứ nhất là: “Buộc tiền bạc phải làm việc cho mình”.Có nghĩa là bạn dùng tiền bạc đầu tư vào nhiều lĩnh vực như: cổ phiếu, trái phiếu, tiết kiệm ngân hàng…
Nguồn thứ hai là: “Bắt công việc kinh doanh làm việc cho mình”. Có nghĩa tổ chức những hoạt động kinh doanh mà từ đó bạn có thể có những thu nhập mà không phải trực tiếp điều hành. Điển hình là các hoạt động như: cho thuê nhà, lấy tiền bản quyền từ việc cho thuê thương hiệu, từ nhuận bút, từ ý tưởng sáng tạo… Ngoài ra, đó còn là sở hữu một hệ thống các dịch vụ trò chơi điện tử, internet và còn rất nhiều hình thức kinh doanh khác nữa.
Những hình thức kinh doanh kể trên sẽ mang lại cho ta nhiều nguồn thu nhập mà không phải mất nhiều công sức. Ví dụ như hệ thống kinh doanh dịch vụ. Bằng cách này, bạn sẽ không cần bỏ ra nhiều vốn. Bạn chỉ cần lập ra kế hoạch ban đầu rồi yên tâm chờ đợi.
Thu nhập thụ động là quan trọng như thế, nếu không có nó, bạn sẽ khó thoát ra sự phụ thuộc tiền bạc. Tuy nhiên nhiều người lại hiểu sai về nó. Họ bỏ ra rất ít thời gian để tạo thu nhập thụ động. Vì sao? Lúc nhỏ chúng ta thường được dạy dỗ rằng không nên trông chờ vào những gì tự dưng đến, tức là thu nhập thụ động. Mỗi khi xin tiền, ta thường được nghe: “Hãy làm việc. Có làm thì mới có ăn”. Có nghĩa là phải hướng tới nguồn thu nhập lao động.
tạo thêm nguồn thu nhập. Tôi còn nhớ lúc còn là học sinh phổ thông, trong những giờ học nghề ngoại khoá, chúng tôi được yêu cầu làm những món đồ thật đẹp để chấm điểm. Nhưng không ai dạy chúng tôi làm những sản phẩm để bán được trên thị trường. Lối giáo dục xa rời thực tiễn khiến học sinh rất bỡ ngỡ với việc kiếm tiền. Nói chung lúc còn nhỏ, rất ít người được giáo dục tư tưởng phải luôn tạo thu nhập, kể cả thu nhập thụ động. Như thế khi trưởng thành, cố gắng lắm, chúng ta mới chỉ biết thu nhập do sức lao động của mình tạo ra.
Lời khuyên đưa ra là: Nên chọn hoặc thay đổi công việc sao cho luôn có nguồn thu nhập thụ động dồi dào. Lời khuyên này có giá trị thực tiễn vì trong thời đại hiện nay có rất nhiều người phải lao động thực tiễn để kiếm sống. Lao động trực tiếp không có gì sai. Tuy nhiên không lẽ bạn muốn lao động cả đời trong khi người khác an nhàn hưởng thụ cuộc sống mà thu nhập vẫn cao hơn bạn?
<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>
< Trước Tiếp > Cách suy nghĩ thứ 15 (p2)
Người Giàu buộc tiền bạc làm việc cho họ. Người nghèo buộc phải làm việc cho tiền bạc. việc cho tiền bạc.
Một điều không may trong cuộc đời này là có quá nhiều người có tư tưởng làm giàu tiêu cực. Họ chỉ nghĩ đến thu nhập chủ động, tức là lao động trực tiếp. Đừng để phải giống như họ. Hãy tranh thủ cơ hội để chuyển sang thu nhập thụ động.
Người giàu luôn biết vạch ra những kế hoạch dài hạn. Họ biết cân bằng giữa tiêu xài hưởng thụ hôm nay với đầu tư cho ngày mai. Người nghèo thì ngược lại, họ chỉ nghĩ đến việc trước mắt. Hưởng thụ nhất thời được chú trọng đưa lên hàng đầu. Họ thường biện hộ: “Làm sao có thể nghĩ đến việc ngày mai, nếu hôm nay vẫn còn phải
bươn chải kiếm sống?” Họ không nghĩ được rằng: Ngày mai rồi sẽ trở thành hôm nay. Không lo cho ngày mai thì bạn sẽ có ngày “hôm nay” cực nhọc.
Để tích luỹ tiền của, bạn có 2 cách lựa chọn: một là kiếm thật nhiều tiền, hai là tiêu xài ít đi. Người nghèo thường chọn cách một và bỏ quên cách thứ hai. Trong khi đó, người giàu chọn cả hai. Họ luôn cân bằng giữa kiếm tiền và tiết kiệm.
Lúc 25 tuổi, bố mẹ vợ tôi sở hữu một cửa hàng bán lẻ. Tất cả thu nhập đều đến từ việc bán thuốc lá, bánh kẹo, hàng tiêu dùng hàng ngày. Mỗi món hàng chỉ đáng giá vài đô, có nghĩa là họ góp nhặt từng đồng xu lẻ. Tuy nhiên, họ dành dụm rất giỏi. Họ không hề tiêu xài phung phí. Các chi tiêu trong gia đình luôn được quản lý rất chặt chẽ. Thời gian sau, họ trả hết nợ ngân hàng và còn mua thêm mấy cửa hàng khác nữa. Đến năm 50 tuổi, bố mẹ vợ tôi đã có thể an nhàn hưởng thụ cuộc sống mà không cần phải làm việc nữa.
Có hai nhu cầu: ảo và thực. Nhu cầu thực là những nhu cầu cần thiết cho cuộc sống và phù hợp với khả năng của ta. Trong khi đó, nhu cầu ảo là những thứ bốc đồng chẳng hạn như mua một vật gì đó không phải vì cần nó mà là vì muốn thể hiện, muốn “trả thù đời”. Khi ta sử dụng tiền bạc vì nhu cầu ảo, tức là ta đang tiêu xài không hợp lý hay nói cách khác là phung phí cho dù ta đang có nhiều tiền.
Hãy buộc tiền bạc làm việc cho ta. Điều đó có nghĩa là bạn phải chú trọng tiết kiệm và đầu tư hơn là kiếm tiền và phung phí. Có một nghịch lý nhưng có thật như sau: người giàu kiếm được nhiều tiền nhưng tiêu xài ít trong khi đó người nghèo kiếm được ít nhưng tiêu xài nhiều. Ngoài ra, còn có một điều khác biệt nữa: người nghèo làm việc để sống cho ngày hôm nay còn người giàu cũng làm việc nhưng là để sống cho ngày mai. Người giàu đầu tư cho tương lai ngay từ hôm nay. Họ cũng thích mua sắm, nhưng là mua những thứ đem lại cho họ lợi nhuận. Trong khi đó, người nghèo thường mua những thứ xa xỉ mà không nghĩ đến chúng có đem đến lợi nhuận hay không. Người giàu thâu tóm đất đai, bất động sản trong khi người nghèo chỉ “sưu tầm” thêm nhiều hoá đơn, giấy nợ.
Nếu có mua, bạn hãy mua bất động sản. Trước mắt, giá bất động sản có thể lên xuống thất thường. Tuy nhiên 10, 20 năm sau chắc chắn bạn sẽ lời gấp mấy chục lần số tiền bạn đã ra hôm nay.
Hãy mua bất động sản bất cứ khi nào bạn có thể. Nếu chưa đủ tiền, bạn có thể hợp tác với những người đáng tin cậy khác. Đầu tư bất động sản chỉ có một rủi ro duy nhất đó là khi bạn túng quẫn và buộc phải bán đi với giá rẻ. Tuy nhiên, nếu bạn áp dụng tất cả những nguyên tắc quản lý tiền bạc như đã nói ở những phần trước thì khả năng này là rất khó xảy ra. Vậy đừng đợi có đủ tiền mới mua bất động sản. Hãy
mua bất động sản và đợi có tiền.
Một đồng tiền đối với người nghèo chỉ là một đồng tiền. Người giàu thì khác. Họ thấy được trong đồng tiền đó những “hạt giống” để có thể nảy mầm rồi đơm hoa kết trái thành vô số những đồng tiền mới. Hôm nay bạn tiêu phí 1 đồng, ngày mai bạn có thể phải trả giá 100 đồng. Chính vì thế mà tôi không bao giờ xem nhẹ bất cứ khoản tiền nào dù lớn hay nhỏ. Tôi luôn trân trọng đồng tiền và luôn cân nhắc kỹ trước khi tiêu xài chúng.
Hãy học hỏi và tìm hiểu nghệ thuật đầu tư. Hãy làm quen với tất cả các cách thức đầu tư. Hãy chú trọng đến những lĩnh vực: bất động sản, cổ phiếu, trái phiếu, gửi ngân hàng… Sau đó, hãy chọn lấy một lĩnh vực phù hợp và bắt tay vào việc đầu tư ở lĩnh vực ấy.
Người nghèo làm việc hết sức và tiêu xài hết mình. Vì thế họ phải làm việc hết sức mãi mãi vì không có tích luỹ và đầu tư. Người giàu cũng làm việc hết sức nhưng biết dành dụm để đầu tư. Do đó, họ nhanh chóng không phải làm việc hết sức nữa.
Bài luyện tập: buộc tiền bạc phải làm việc cho mình
1. Hãy học hỏi, làm quen và nghiên cứu việc đầu tư.
Mỗi tháng đọc ít nhất một quyển sách viết về đầu tư. Ngoài ra hãy đọc các sách báo, tạp chí nói về tiền tệ, kinh tế, doanh nhân… để phát hiện ra nhiều điều bổ ích về đầu tư. Sau đó, hãy chọn theo một lĩnh vực đầu tư.
2. Hãy chuyển từ thu nhập lao động sang thu nhập thụ động.
Lập ra ít nhất 3 kế hoạch tạo nguồn thu nhập thụ động. Khảo sát kỹ và bắt tay vào hành động ngay.
3. Đừng đợi có đủ tiền mới mua bất động sản. Hãy mua bất động sản và đợi tiền đến.
4. Hãy tuyên bố: “ Tôi đã có tư tưởng triệu phú”.
<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>
< Trước Tiếp > Cách suy nghĩ thứ
16 (p1)