Người giàu rất giỏi quản lý tiền bạc trong khi người nghèo thì ngược lại.

Một phần của tài liệu Cách suy nghĩ của người giàu (Trang 44 - 50)

sử dụng chúng bằng phương pháp như sau:

Lấy một tờ giấy và ghi tiêu đề là: Tổng giá trị tài sản. Sau đó hãy vẽ một biểu đồ với khởi đầu là số không và kết thúc ở con số mà bạn mong muốn đạt đến. Hãy đánh dấu tổng giá trị tài sản hiện có của bạn là ở mức nào trên biểu đồ. Cứ 90 ngày đánh dấu lại một lần. Cứ thế sau một quãng thời gian, bạn sẽ thấy mình đang giàu lên. Vì sao? Vì bạn đang tập trung vào việc xây dựng tổng giá trị tài sản.

Hãy nhớ rằng cái gì càng vận động, cái đó càng phát triển. Cố gắng tập trung làm giàu, kết quả tốt đẹp sẽ đến với bạn.

Bằng cách tập trung vào việc xây dựng một tổng giá trị tài sản, bạn sẽ làm cho nó càng phát triển như quy luật vừa nói trên.

<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>

Cách suy nghĩ thứ 14 (p1) (p1)

Người giàu rất giỏi quản lý tiền bạc trong khi người nghèo thì ngược lại. lại.

Thomas Stanley, tác giả cuốn the Millionaire Next Door, trong một cuộc khảo sát gần đây về thành công của những nhà tỷ phú ở Mỹ thì người giàu là những chuyên gia trong việc quản lý tiền bạc trong khi đó người nghèo thì hoàn toàn ngược lại.

Người giàu không thông minh hơn người nghèo. Tuy nhiên, họ có những thói quen sử dụng tiền rất hay. Như chúng ta đã biết, thói quen được hình thành lúc chúng ta còn nhỏ. Như vậy, nếu bạn có thói quen tiêu xài tiền phung phí, có nghĩ là lỗi là do quá khứ của bạn.

Có rất nhiều sự khác biệt trong tư tưởng của người giàu và người nghèo. Tuy nhiên, khác biệt lớn nhất và rõ ràng nhất là ở cách quản lý tiền bạc. Để làm giàu, bạn không chỉ cần biết kiếm tiền mà còn phải biết giữ tiền, tức là quản lý tiền.

Người nghèo hoặc là không biết cách sử dụng tiền hoặc là tránh đề cập đến vấn đề tiền bạc. Nhiều người không thích quản lý tiền của mình là vì thứ nhất: họ cho rằng làm như thế là mất tự do và thứ hai: vì họ không có đủ tiền để quản lý.

Trước hết, đối với những người cho rằng tiền bạc sẽ làm họ mất tự do. Đây là tư tưởng sai lầm bởi vì quản lý tiền bạc không làm hạn chế con người. Ngược lại, quản lý tốt cho phép bạn có được tích luỹ tài chính. Đến một lúc nào đó, khi đã tích luỹ đủ bạn sẽ không cần phải làm việc nữa mà vẫn có một cuộc sống an nhàn, sung túc. Như vậy, ai sẽ tự do hơn?

Đối với những người không thích quản lý tiền vì nghĩ rằng chưa có đủ. Vậy bạn đợi đến khi nào mới quản lý tiền? Quản lý tiền là không hề quan tâm đến số lượng là bao nhiêu. Càng ít tiền ta càng cần phải quản lý. Quản lý để từ ít tích luỹ thành nhiều, từ nhiều thành nhiều hơn. Tập quản lý để hình thành thói quen giữ tiền và tư tưởng qúy trọng tiền bạc. Đó là tất cả những thứ quy định khả năng giữ tiền của bạn. Nói rằng chỉ quản lý tiền khi có đủ tiền thì chẳng khác nào những người béo phì nói: “Tôi sẽ ăn kiêng khi giảm được 20kg nữa”. Như thế là đặt chiếc xe trước con ngựa, vậy làm sao có thể tiến tới được.

kem đó và làm rơi xuống đất. Vậy bạn có nên mua cho nó một cây khác không? Nhiều người sẽ trả lời rằng có. Bây giờ hãy suy nghĩ thật kỹ: “Có nên mua hay không?” Không. Không nên đâu các bạn ạ, bởi vì nó chưa đủ khả năng cầm cây kem.

Như vậy đứa trẻ sẽ không có kem khi nào nó chưa đủ sức giữ lấy. Đối với vấn đề tiền bạc cũng thế, bạn sẽ không có tiền khi nào bạn còn chưa đủ sức quản lý tiền. Hãy hình thành cho mình thói quen và kỹ năng quản lý bất kỳ số tiền nào bạn có được. Hãy tập quản lý số tiền nhỏ để sau này quản lý số tiền lớn. Thói quen quản lý tiền bạc sẽ giúp bạn có được tự do về mặt tài chính trong tương lai.

Vậy, phải quản lý tiền bạc bằng cách nào? Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các bước cụ thể:

Hãy mở một tài khoản riêng và gửi vào đó 10% mức thu nhập hàng tháng. Số tiền này không được dành cho tiêu xài mà chỉ dành để đầu tư. Một khi đầu tư có lợi nhuận, ta cũng không được dùng lợi nhuận đó vào các mục đích khác. Hãy lấy lợi nhuận đó tái đầu tư để tạo thêm những lợi nhuận mới.

Emma là một học viên của tôi. Hai năm trước, cô ấy lâm vào hoàn cảnh sắp phá sản. Khi ấy, Emma nợ rất nhiều và hoàn toàn mất khả năng chi trả. Khi kết thúc khoá học, Emma bắt tay vào giải quyết vấn đề.

Trước tiên, cô ấy lập một tài khoản tiết kiệm cho đầu tư. Bạn có biết không? Lúc đầu cô ấy chỉ có thể gửi vào đó 1 đô la mỗi tháng. Con số tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa tinh thần rất quan trọng. Thời gian ấy, tôi cũng luôn khuyến khích Emma cố gắng tăng gấp đôi số tiền ấy mỗi tháng.

Tháng sau, số tiền tiết kiệm là 2 đô la. 12 tháng sau con số ấy đã lên đến 2048 đô la một tháng.

Hai năm sau, Emma kiểm tra lại tài khoản ấy và rất ngạc nhiên, tổng cộng là 10 nghìn đô la. Tuy nhiên, thứ cô đạt được không phải là số tiền 10 nghìn đô la ấy. Điều quan trọng là cô đã hình thành thói quen tiết kiệm và dành dụm tiền.

Hiện nay, Emma đã trả hết nợ và hoàn toàn thanh thản tập trung vào việc làm giàu. Không cần biết thu nhập hiện nay của bạn là bao nhiêu. Chỉ cần biết quản lý tiền đúng mức, bạn sẽ làm giàu. Có người hỏi tôi: “Làm sao tôi có thể quản lý tiền khi số tiền đó không phải là của tôi mà là do tôi vay mượn để sống?” Tôi trả lời họ như thế này: “Khi bạn mượn tiền, có nghĩa là bạn đã dùng uy tín và các mối quan hệ của

mình để có được số tiền đó. Vậy bạn có toàn quyền quản lý. Mượn 1 đồng quản lý 1 đồng, 10 đồng quản lý 10 đồng. Hãy dành dụm tiền ngay cả khi đó là tiền vay mượn bởi vì tiền nào cũng là tiền”.

Bên cạnh việc lập một tài khoản tiết kiệm như kể trên, hãy tập thói quen bỏ ống ở nhà. Mỗi ngày bỏ vào đó một ít tiền lẻ. Số lượng không thành vấn đề mà mục đích là thói quen dành dụm.

Bạn không chỉ lập một tài khoản tiết kiệm mà còn phải lập thêm một tài khoản dành cho việc tiêu xài. Nói chung là phải có hai tài khoản đối nghịch nhau. Bạn biết vì sao không?

Bí mật quản lý tiền bạc là sự cân bằng. Con người chúng ta phải sống đầy đủ ở tất cả mọi phương diện. Không thể chỉ chuyên tâm vào việc dành dụm để đầu tư mà còn phải biết hưởng thụ cuộc sống. Nhiều người đã thử chỉ biết dành dụm tiền và bỏ qua việc hưởng thụ. Kết quả là cái tôi hưởng thụ bị đè nén và đến khi trỗi dậy, họ lại tiêu xài phung phí gấp đôi để bù đắp lại những cưỡng ép trước kia. Thế là họ lại nhanh chóng trắng tay.

Ngược lại đối với những người chỉ biết tiêu xài thì sau đó không chỉ trắng tay mà lương tâm cũng không ngày nào được yên. Cái tôi “tiết kiệm” trong bạn trỗi dậy và trách móc, dằn vặt bạn bởi vì bạn đã tiêu xài quá phung phí.

Hãy quản lý và sử dụng tiền bạc một cách hợp lý. Hãy dành 10% thu nhập cho việc tiêu xài. Như vậy, bạn vừa có thể hưởng thụ cuộc sống vừa có thể kiểm soát mức độ chi tiêu của mình ở một mức độ định sẵn.

<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>

< Trước Tiếp > Cách suy nghĩ thứ 14 (p2)

Người giàu rất giỏi quản lý tiền bạc trong khi người nghèo thì ngược lại. lại.

Quy luật của hưởng thụ là nhu cầu cứ đều đặn đến sau một thời gian xác định. Hãy lập kế hoạch làm sao với 10% thu nhập dành cho hưởng thụ, bạn có thể sử dụng trong khoảng thời gian đó. Nếu sau đó còn dư ra thì tốt nhưng đừng bao giờ thiếu hụt.

Việc lập một khoản dành cho hưởng thụ như thế sẽ giúp bạn tăng cao khả năng “đón nhận” như đã nói ở những phần trước. Dần dần, bạn sẽ cảm thấy hoàn toàn xứng đáng được nhận. Nói cách khác ta phải lập kế hoạch để thưởng cho mình quyền hưởng thụ sau những ngày làm việc vất vả.

Cụ thể các khoản chia trong thu nhập là: 10% cho tiết kiệm lâu dài bằng cách bỏ ống 10% cho tiết kiệm đầu tư

10% cho giáo dục (học thêm, học nâng cao, mua sách vở nghiên cứu) 10% để cho, tặng chia sẻ khó khăn với bạn bè, người thân.

50% cho việc đề phòng bất trắc Và 10% cho chi tiêu, hưởng thụ.

Người nghèo cho rằng để thoát nghèo chỉ có cách kiếm được thật nhiều tiền. Đây là suy nghĩ sai lầm. Sự thật là nếu bạn quản lý tiền bạc theo cách của tôi, bạn sẽ không lâm vào cảnh túng thiếu cho dù thu nhập của bạn ít hay nhiều. Nếu không biết cách quản lý tiền bạc, bạn sẽ không thể giàu được cho dù thu nhập của bạn rất khá. Đó chính là lý do nhiều người có thu nhập cao như bác sĩ, luật sư ít ai được xem là giàu thật sự. Vấn đề không phải là bạn thu nhập bao nhiêu mà là bạn có khả năng quản lý được bao nhiêu.

John là một học viên của tôi trước đây. John tâm sự rằng, lần đầu tiên nghe về quản lý tiền bạc, anh ấy nghĩ rằng đây là một việc vớ vẩn mất thời gian. Tuy nhiên, sau đó John nhận ra rằng nếu không muốn lâm vào cảnh nghèo túng thì chỉ có cách tự quản

lý tiền bạc của mình một cách hợp lý.

Để làm được việc này John đã phải đấu tranh với chính mình rất nhiều. Tuy nhiên, John đã liên hệ với việc trước kia. Anh là vận động viên điền kinh nội dung ba môn phối hợp gồm: bơi, đạp xe và chạy bộ. John giỏi ở hai môn đầu nhưng rất ghét môn chạy bộ. Tuy nhiên, dù thích hay không John vẫn phải tập chạy bộ. Sau một thời gian luyện tập, John đã thấy thích môn này. Như thế, nếu cứ làm một việc ta không thích như có lợi, dần dần ta sẽ thấy thích nó vì nó có lợi cho ta.

John đã áp dụng kinh nghiệm này vào trong việc quản lý tiền bạc cho dù lúc đầu anh không thích làm việc này. Anh chia thu nhập thành các khoản tiết kiệm khác nhau, dần dần anh đã thấy thích tiết kiệm bởi vì đã nhận ra giá trị ích lợi của nó. Cho đến nay, anh đã dành dụm được 300 nghìn đô. Tuy nhiên, điều quan trọng là anh đã hình thành được thói quen quản lý tiền bạc.

Con người trong mối quan hệ với tiền bạc chỉ có 2 khả năng: Một là bạn sẽ quản lý chúng, hai là chúng sẽ quản lý bạn.

Cuộc đời ta không chỉ có mỗi việc làm ra tiền mà còn phải sống với nhiều mặt khác. Đó là sức khoẻ, các mối quan hệ. Các mặt này cùng tồn tại với tiền bạc và có ảnh hưởng chặt chẽ với nhau.

Tôi luôn quan niệm tiền bạc là một phần rất quan trọng của cuộc sống. Một khi phần này đã được quản lý chặt chẽ, các phần khác sẽ có cơ hội thăng hoa.

Bài luyện tập: Quản lý tiền bạc

Bước 1: Mở một tài khoản tiết kiệm và gửi vào đó 10% thu nhập hàng tháng của bạn. Đây không phải là số tiền dành cho tiêu xài mà để đầu tư.

Bước 2: Tập thói quen bỏ ống ở nhà. Hàng ngày, bỏ vào đấy một ít tiền lẻ trị giá 10% thu nhập. Điều này sẽ nhắc nhở bạn biết quý trọng đồng tiền cho dù giá trị của nó nhiều hay ít.

Bước 3: Lập một tài khoản dành cho tiêu xài với 10% thu nhập của bạn. Bên cạnh đó là 10% dành cho giáo dục, 50% đề phòng bất trắc và 10% cho việc chia sẻ với người thân.

Hãy quản lý tiền bạc bất cứ khi nào bạn có với bất cứ số lượng nào.

<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>

< Trước Trước Tiếp > Cách suy nghĩ thứ 15 (p1)

Một phần của tài liệu Cách suy nghĩ của người giàu (Trang 44 - 50)