Người Giàu chọn “cả hai” Người nghèo chọn “chỉ một”.

Một phần của tài liệu Cách suy nghĩ của người giàu (Trang 39 - 41)

Người nghèo và tầng lớp trung lưu cho rằng: để có tiền bạc phải trả giá bằng hạnh phúc. Do đó chỉ nên giữ lấy hạnh phúc và bỏ qua việc làm giàu. Chính vì suy nghĩ như thế nên cuối cùng người nghèo chẳng có gì, cả tiền bạc lẫn hạnh phúc. Vì sao? Vì nếu cuộc sống quá túng quẫn ta sẽ không còn sức lực để nghĩ đến điều tốt đẹp. Thử nhịn đói một ngày xem, cảnh vật xung quanh sẽ thế nào? Hạnh phúc là gì nếu ta không có thời gian và sức lực để cảm nhận những điều tốt đẹp của cuộc sống?

Cách suy nghĩ “phải chọn một trong hai” là cách suy nghĩ tai hại. Nó sẽ dẫn ta đến lối suy nghĩ sai lầm là: nếu ta giàu thêm một chút, sẽ có người nghèo đi một chút. Thật vô lý nếu nghĩ rằng người ta nghèo vì tất cả tiền bạc đều đã nằm trong tay người giàu. Tiền bạc là do sự đánh đổi công sức, trí tuệ và thời gian. Ngân hàng chỉ in tiền thêm khi có thêm những giá trị được tạo ra trong nền kinh tế. Như vậy, không bao giờ hết tiền, chỉ sợ bạn không bỏ công sức mà đổi lấy mà thôi.

5 đồng và mua một món đồ gì đó ở người thứ hai. Người thứ hai lấy 5 đồng đó và mua một món khác ở người thứ ba. Cứ như thế, đi hết một vòng 5 đồng đó lại quay về tay người thứ nhất. Mỗi người đều có một món gì đó đáng giá 5 đồng. Vậy tiền bạc và giá trị của nó không mất đi như suy nghĩ sai lầm trên.

Tiền bạc không những không mất đi mà nó còn luân chuyển trong xã hội giữa người này và người khác. Có thể nói, tiền bạc là phương tiện để truyền tải giá trị. Ngoài ra, khi bạn càng làm ra nhiều tiền thì càng có thêm một lượng tiền lưu thông trong xã hội. Như thế những người khác sẽ có thêm tiền để trao đổi giá trị.

Khi bạn giàu, nắm trong tay một số tiền nào đó, thì người khác có một vật, một dịch vụ có giá trị tương đương số tiền đó. Vậy, không ai mất gì cả, cả hai đều được lợi. Như vậy, hãy trở thành người vừa giàu vừa tốt, vừa hạnh phúc vừa rộng rãi. Hãy bỏ đi tư tưởng cho rằng tiền bạc không trong sạch, hoặc tiền bạc làm cho con người trở nên xấu xa. Đó là những tư tưởng sai lầm và có hại. Nếu bạn cứ tiếp tục bị nhiễm những tư tưởng đó, bạn sẽ có cả nghèo khó lẫn bất hạnh.

Thế nhưng tiền bạc có mang lại lòng tốt hay không? Thử nghĩ xem, nếu bạn có lòng tốt nhưng lại không có khả năng, thì làm sao bạn giúp người khác được. Khi khá giả bạn sẽ có cơ hội thể hiện lòng tốt ấy không chỉ bằng sự cảm thông, bằng lời nói mà bằng vật chất cụ thể. Vậy con người có thể có cả hai, giàu sang và hạnh phúc, cả tiền bạc và lòng tốt. Bạn đọc thân mến, nếu bạn không muốn sống nghèo túng, trong bất cứ trường hợp nào, hãy tìm cách để đạt được “cả hai”. Ngược lại, nếu cứ phân biệt tiền bạc là tốt hay xấu, hoặc có tiền con người sẽ tốt hay xấu, thì hoàn toàn chẳng được gì. Tôi gọi đó là lối suy nghĩ thiển cận không những không có ích mà còn rất tai hại.

Đừng bao giờ cho phép những suy nghĩ đó ám ảnh quanh bạn. Đặc biệt nếu bạn có con cái, đừng bao giờ để chúng nhiễm những tư tưởng này.

Nếu bạn muốn có một cuộc sống sung túc để không còn gì có thể giới hạn được bạn, trong bất cứ tình huống nào hãy từ bỏ lối suy nghĩ “chỉ một” mà thay vào đó bằng lối suy nghĩ “cả hai”.

<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>

< Trước Tiếp > Cách suy nghĩ thứ 13 (p1)

Một phần của tài liệu Cách suy nghĩ của người giàu (Trang 39 - 41)