Người Giàu biết cách đón nhận Người nghèo thì ngược lại.

Một phần của tài liệu Cách suy nghĩ của người giàu (Trang 27 - 30)

Một trong những lý do vì sao người ta nghèo là họ không biết cách đón nhận mặc dù có thể họ rất giỏi cho đi. Vì sao như thế?

Trước hết là do những người đó cảm thấy không xứng đáng được đón nhận. Đây là tâm lý phổ biến trong xã hội.

Do đâu lại có những tư tưởng tự ti này? Tất cả hình thành trong quá khứ lúc những người này còn nhỏ. Khi ấy, họ thường bị từ chối nhiều hơn là được chấp nhận.

Thường bị chê nhiều hơn là được khen. Thường bị trừng phạt nhiều hơn là được khen thưởng. Thường được nghe: “Sai rồi!” nhiều hơn là: “Đúng rồi!”

Hàng ngày, cứ nghe những lời nhận xét không hài lòng như thế, dần dần ta sẽ nhập tâm. Ta sẽ vô tình tự ám thị mình rằng ta không xứng đáng với sự mong đợi của cha mẹ, của những người xung quanh và của xã hội. Cảm giác tự ti đó cứ lớn dần theo năm tháng. Cho đến lúc trưởng thành, ta vẫn sống trong sự tin tưởng rằng ta không xứng đáng.

Ngoài ra, lúc nhỏ trẻ thơ thường có ấn tượng mạnh với những hình phạt khi chúng phạm lỗi. Dần dần, một quy tắc bất thành văn sẽ hình thành và luôn nhắc nhở chúng rằng: “Nếu làm sai sẽ bị phạt”. Ám ảnh nhất là những hăm doạ của người lớn đối với chúng về những thế lực siêu nhiên, hình tượng mê tín nào đó. Chẳng hạn như người mẹ doạ con rằng nếu không nín khóc sẽ bị “ông kẹ” bắt.

Khi ta trưởng thành, những hình phạt, những hăm doạ này tưởng chừng đã chìm vào lãng quên. Tuy nhiên, không phải đơn giản như thế. Những nỗi ám ảnh đó đã kịp thời ăn sâu vào trong tiềm thức của ta. Chúng sẽ thể hiện trong đời sống ý thức của ta hiện nay ở một dạng khác. Chúng làm cho ta cảm thấy cần phải tự trừng phạt mình khi phạm phải sai lầm. Lúc nhỏ có thể lời hăm doạ là câu: “Vì con hư quá nên không được thưởng kẹo”. Đến lúc này sẽ là câu: “Mình không giỏi nên không đáng được có tiền”. Điều này giải thích tại sao có một số người tự nguyện hạn chế kiếm tiền và từ bỏ việc nắm bắt những cơ hội để thành công.

Kết quả là những người này luôn nhận khó khăn trong việc đón nhận. Do đó, họ mới nghèo. Bạn thấy không? Những sự việc tưởng chừng rất nhỏ nhặt trong quá khứ nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời của bạn sau này. Những ám ảnh, những hình phạt cùng với những nhận thức non nớt khi ta còn nhỏ đến lúc này sẽ buộc ta làm nô lệ cho những cảm giác tự ti, hối hận sai lầm. Chính những điều đó đã ngăn trở ý định làm giàu của rất nhiều người.

Vậy phải làm sao thoát khỏi sự khống chế của những tư tưởng sai lầm này? Tôi có một phương pháp mà nếu bạn áp dụng thì cho dù bạn có cảm thấy xứng đáng hay không xứng đáng, bạn vẫn có thể làm giàu được. Điều quan trọng là bạn phải làm sao nhận thức được rằng những mặc cảm đó không thể nào ngăn cản bạn được. Ngược lại, bạn phải biến mặc cảm đó thành động cơ làm giàu.

Ngay bây giờ, tôi sẽ chỉ cách giúp cho bạn. hãy thật chú ý vì đây có thể là khoảng khắc quan trọng nhất trong đời bạn. Phương pháp này sẽ giúp bạn biến nhược điểm thành ưu điểm. Chúng ta bắt đầu nhé!

sinh ra đã có ý nghĩ xứng đáng hay không xứng đáng. Quyết định là do bạn, tương lai cũng là do bạn tạo ra. Nếu ngay bây giờ bạn dõng dạc tuyên bố bạn xứng đáng, bạn sẽ là người xứng đáng và ngược lại.

Thế nhưng tại sao người ta thường hay nghĩ là mình không xứng đáng? Tất cả là do bản tính tự nhiên của con người. Trong tâm thức chúng ta luôn có một cơ chế tự bảo vệ gọi là lương tâm. Cơ chế này luôn tìm ra cái sai, cái lầm lỗi của mình để tự trừng phạt mình. Đôi khi, cơ chế này thực hiện công việc một cách quá nhiệt tình đến nỗi những cái sai trong quá khứ lại bắt hiện tại trả giá. Những cái sai trong lĩnh vực A lại buộc lĩnh vực B phải chịu trách nhiệm. Như thế, lương tâm buộc con người phải tự hạn chế mình.

Có một câu nói như thế này: “Nếu một cái cây đáng lẽ phải cao 10 mét mà có tư tưởng như con người, nó sẽ cao 4 mét”. Có nghĩa là con người hay suy tư, hay hối hận và hay tự trách mình quá đáng. Vậy để khắc phục chỉ còn cách loại bỏ những tư tưởng này. Hãy luôn nghĩ rằng mình xứng đáng để được nhận những thứ tốt đẹp trên đời.

Có nhiều người sẽ nói: “Không thể được. Tôi không thể bỏ đi lương tâm của mình được. Tôi... tôi không xứng đáng”. Các bạn có biết đó là những ai không? Là những “nạn nhân” có tư tưởng tiêu cực như chúng ta đã nói qua ở phần trước.

Để thay đổi tư tưởng như thế, bạn phải dùng phương pháp tuyên bố. Tuy nhiên, lần này có khác hơn so với thường lệ. Hãy chuẩn bị thật trang trọng, ăn mặc tươm tất. Tất cả là để tạo không khí nghiêm trang để giúp cho phương pháp này thêm hiệu quả.

Hãy bắt đầu. Trước tiên hãy quỳ một chân và cúi đầu nghiêm trang tuyên bố: “TÔI XIN TRANG TRỌNG TUYÊN BỐ TỪ NAY VÀ MÃI MÃI TÔI LUÔN XỨNG ĐÁNG”.

Vậy là xong. Hãy đứng lên ngẩng cao đầu bởi vì giờ đây bạn là người xứng đáng. Một lý do nữa giải thích vì sao người ta không biết cách đón nhận đó là vì tư tưởng của họ đã quá lệ thuộc vào câu: “Nên sẵn sàng cho. Đừng chờ đợi được nhận”. Bạn có biết tôi nhận xét ra sao về câu nói ấy không? Đó là: “Vớ vẩn!” Đây là lối truyền bá của những người muốn bạn là người cho để họ trở thành người nhận.

Có thể nói những người này không biết làm một bài toán lớp Một. Vì sao? Bởi vì tất cả các sự vật hiện tượng trên thế giới này luôn có hai mặt đối lập. Chúng đối lập nhau nhưng không thể tồn tại thiếu nhau. Có nóng thì phải có lạnh. Có ngày thì phải

có đêm. Có người cho thì phải có người nhận.

Thử nghĩ xem, nếu tất cả đều là người cho thì ai sẽ là người nhận? Theo tôi, cho và nhận phải là hai mặt song song, không thể thiếu “cho” cũng không thể thiếu “nhận”. Cho và nhận đều quan trọng như nhau.

Khi cho đi ta sẽ được gì? Đa số sẽ trả lời là được cảm xúc hạnh phúc, nhẹ nhõm. Khi cho mà không có người nhận bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Phải nói rằng rất buồn. Vậy hãy nhớ: nếu bạn không đón nhận thì bạn sẽ phụ lòng người cho. Khi ấy họ sẽ buồn và thất vọng. Vì sao?

Mọi hành động của con người đều tạo ra năng lượng. Khi bạn cho mà người đó không nhận thì năng lượng sẽ không được giải toả. Những năng lượng này tích tụ lại và sẽ có tác động xấu lên tình cảm của bạn. Chúng chuyển những sự hân hoan thành những xúc cảm tiêu cực có hại cho tinh thần.

Tình hình còn tệ hơn nữa khi bạn không muốn đón nhận phần lẽ ra thuộc về bạn. Làm như vậy là bạn đã “khuyến khích” cho cơ hội “thói quen” không tìm đến bạn. Lúc đó, cơ hội sẽ đến với người khác. Điều đó cũng giải thích vì sao người giàu càng giàu thêm và người nghèo càng nghèo thêm.

Tôi đã rút ra lý lẽ đơn giản này trong một lần đi cắm trại. Đêm ấy, khi căng xong lều thì trời mưa. Tôi nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sâu bên trong mái lều khô ráo. Sáng hôm sau, khi thức giấc bước ra khỏi lều, tôi ngạc nhiên khi thấy chỗ đất ở chân lều ướt đẫm hơn những chỗ khác. Vậy khi trời mưa, nếu có một chỗ khô thì sẽ có một chỗ ướt gấp đôi. việc đời cũng thế, nếu ta không đón nhận cơ hội thì cơ hội sẽ tập trung vào những người khác. Vậy thì bạn ơi! Hãy bỏ những mặc cảm không xứng đáng ấy đi và đón nhận những thứ mình đáng được hưởng.

<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>

< Trước Tiếp >

Một phần của tài liệu Cách suy nghĩ của người giàu (Trang 27 - 30)