của Nghệ An giai đoạn đầu trên đồng ruộng
4.4.2. Đối với các dạng biến dị phát hiện trên điều kiện đồng ruộng
T−ơng tự các biến dị xuất hiện trong phòng thí nghiệm, chúng tôi tiến hành các phản ứng PCR trên các dạng biến dị phát hiện trong điều kiện sản xuất. Kết quả đã chọn đ−ợc 10 Primer nhân bản thành công ADN genom của các dạng biến dị nh− sau: OBA1; OBA2; OBA5; OBA17; OBA11; OBA12; OBB3; OBB6; OBB7; OBB8 (thể hiện tại hình 9; 10; 11; 12; 13). Kết quả nhân bản các băng bởi 10 Primer nêu trên đ−ợc thể hiện ở bảng 4.17.
T−ơng tự kết quả nhân bản ADN genom các biến dị phát hiện trong giai đoạn phòng thí nghiệm, các biến dị xuất hiện trong điều kiện sản xuất cũng có các băng nhân bản gồm 2 loại là dạng không biến đổi và dạng đa hình. Kết quả xác đinh tỷ lệ đa hình, hệ số đồng dạng và cây quan hệ giữa các dạng biến dị đ−ợc thể hiện tại bảng 4.18; 4.19. Số liệu bảng 4.19 cho thấy quan hệ giữa C1 và C2 là gần nhau về di truyền nhất (0,78) và ng−ợc lại tỷ lệ C1 và C4 là thấp nhất (0,64).
* Đánh giá chung:
- Các dạng biến dị xuất hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm cũng nh−
trong điều kiện sản xuất trên các giống chuối nuôi cấy in vitro có thể xác định mức độ sai khác ở mức phân tử nhờ kỹ thuật RAPD (Random amplified polymorphic DNA).
- Đã xác định tỷ lệ các băng đa hình và hệ số đồng dạng của những biến dị phát hiện trong giai đoạn phòng thí nghiệm cũng nh− trong điều kiện sản xuất và điều này đã phần nào minh chứng những thay đổi hình thái là hệ quả tất yếu của những biến đổi ở mức ADN trong cơ thể thực vật. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa những biến đổi kiểu gen và kiểu hình cần phải làm sáng tỏ trong thời gian tới.
1 2 3 4 1 2 3 4
Hình 6: Kết quả RAPD với đoạn mồi OBA1; OBA2 1. Biến dị thay đổi về hình dạng phiến lá. 2. Biến dị thay đổi về chiều cao cây.
3. Biến dị về thay đổi thời gian sinh tr−ởng. 4. Đối chứng.