III IV Thời gian đẻ
3.3.2.3 Biện pháp sử dụng thuốc hoá học
hại tăng lên quá cao, v−ợt giá trị ng−ỡng mà các biện pháp phòng trừ khác nh− cơ học, vật lý hay sinh học đều không mang lại kết quả mong muốn thì việc sử dụng thuốc hoá học để nhanh chóng dập tắt ổ dịch hoặc làm giảm mật độ quần thể côn trùng gây hại xuống đến mức an toàn là rất cần cần thiết. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng thuốc hoá học, con ng−ời sẽ phải đối mặt với vấn đề mức d− l−ợng thuốc hoá học quá cao trong nông sản, ô nhiễm môi tr−ờng sống, phá vỡ cân bằng sinh thái và phát sinh tính kháng thuốc hoá học ở côn trùng.
• Nghiên cứu tính kháng thuốc Sumithion ở mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ
Thuốc Sumithion đã đ−ợc sử dụng th−ờng xuyên và liên tục trong các kho thóc dự trữ, đặc biệt là đối với các kho có cấu trúc khó làm kín nh− kho A1, nên đã xảy ra hiện t−ợng bùng phát của mọt đục hạt nhỏ sau khi phun thuốc trong các kho thóc dự trữ đổ rời tại tỉnh Thái Bình.
Kết quả thử nghiệm với 4 mẫu mọt gạo thu tại Lạng Sơn và Hà Nội cho thấy tất cả các mẫu địa ph−ơng đ−a vào thử nghiệm đều mẫn cảm với thuốc Sumithion, chỉ số Ri đạt rất thấp, từ 1,32 đến 3,23 (bảng 3.25). Từ kết quả này, chúng tôi cho rằng mọt gạo còn rất mẫn cảm với thuốc Sumithion. Do đó, trong các kho thóc dự trữ đổ rời, nơi có mật độ quần thể mọt gạo cao nên sử dụng thuốc Sumithion để phòng trừ.
Bảng 3.25 Mức độ chống chịu với thuốc Sumithion của mọt gạo (S. oryzae) (tại Cục Bảo vệ thực vật, 2002)
Tỷ lệ chết (%) ở các nồng độ (%) thí nghiệm Mẫu côn trùng thử nghiệm 0,0025 0,005 0,01 0,02 0,03 LC50 Ri Mẫn cảm chuẩn 46,58 48,63 54,11 56,16 60,96 0,00491 Cao Lộc, Lạng Sơn 45,58 48,30 52,38 54,52 59,18 0,00653 1,32
Tổng kho Đông Anh, Hà Nội 43,15 46,58 52,05 58,22 66,44 0,00655 1,33 CHLT Kim Liên, Hà Nội 29,45 46,58 50,00 52,74 62,33 0,01093 2,23 Chi Lăng, Lạng Sơn 34,67 37,33 46,00 50,67 57,33 0,01588 3,23
Ghi chú: CHLT: Cửa hàng l−ơng thực
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Champ và Dyte (1976) [72].
Kết quả thử nghiệm với 3 mẫu mọt đục hạt nhỏ thu tại Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Hà Nội cho thấy chỉ có duy nhất 1 mẫu thu tại xí nghiệp gà Tam Đảo, Vĩnh Phúc là ch−a thể hiện tính kháng với thuốc Sumithion, 2 mẫu còn lại thu từ xí nghiệp gà Phúc Thịnh, Đông Anh, Hà Nội và Tổng kho Dự trữ Hoà Loan, Việt Trì, Phú Thọ đã thể hiện tính kháng cao với Sumithion. Chỉ số Ri của mẫu mọt đục hạt nhỏ thu tại Tổng kho Dự trữ Hoà Loan, Việt Trì, Phú Thọ đạt giá trị cao nhất (48,0) và cao gấp gần 5 lần so với quy định của dòng kháng chuẩn. Mẫu mọt đục hạt nhỏ thu tại xí nghiệp gà Tam Đảo, Vĩnh Phúc có chỉ số Ri khá cao (26,5) (bảng 3.26).
Bảng 3.26 Mức độ chống chịu với Sumithion của mọt đục hạt nhỏ (R. dominica) (tại Cục Bảo vệ thực vật, 2002)
Tỷ lệ chết (%) ở các nồng độ (%) thí nghiệm Mẫu côn trùng thử nghiệm 0,0025 0,005 0,01 0,02 0,03 LC50 Ri Mẫn cảm chuẩn 84,06 86,96 89,13 92,03 92,75 0,00002 XN gà Tam Đảo, 74,50 81,21 83,89 85,23 89,93 0,00009 4,50
Vĩnh Phúc Phúc Thịnh, Đông Anh, Hà Nội 61,74 65,77 70,47 73,15 77,85 0,00053 26,50 Tổng kho Hoà Loan, Phú Thọ 59,12 64,48 69,84 74,52 79,81 0,00096 48,00 Ghi chú: XN: Xí nghiệp
Các kết quả nghiên cứu này đã góp phần giải thích tại sao trong mấy năm gần đây khi sử dụng thuốc Sumithion trong một số kho thóc dự trữ quốc gia đổ rời, nơi có mật độ quần thể mọt đục hạt nhỏ cao nh− tại Thái Bình lại không đạt kết quả.
• Nghiên cứu tính kháng thuốc Phosphine ở mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ
Thuốc xông hơi Phosphine đã đ−ợc sử dụng để phòng trừ côn trùng gây hại trong kho bảo quản nông, lâm sản và khử trùng hàng hoá xuất, nhập khẩu ở n−ớc ta từ những năm 1970 của thế kỷ tr−ớc (Nguyễn Mậu Tài, 1972) [29]. Qua gần 40 năm sử dụng, hiệu quả của thuốc Phosphine với một số loài côn trùng gây hại trong kho đã giảm đi rõ rệt. Liều l−ợng thuốc sử dụng trong một số tr−ờng hợp đã tăng lên 1,5-2 lần so với h−ớng dẫn nh−ng vẫn không thu đ−ợc kết quả nh− mong muốn (D−ơng Minh Tú, 1990) [37].
Kết quả thử nghiệm với 8 mẫu mọt gạo thu tại Lào Cai, Nghệ An, Sơn La và Hà Nội cho thấy tất cả các mẫu đ−a vào thử nghiệm đều ch−a thể hiện tính kháng với Phosphine. Trong đó, 6 mẫu thu từ các kho tại Lao Chải, Sapa và M−ờng Kh−ơng, Lào Cai; Nghệ An; Hủa La, Sơn La và Công ty Vật t− nông nghiệp Sơn La cho thấy còn mẫn cảm với Phosphine hơn cả dòng mẫn cảm chuẩn. Chỉ số Ri của những mẫu này rất thấp, chỉ đạt từ 0,23 đến 0,96. Có 2 mẫu thu từ kho Pháp Vân, Thanh Trì và Tổng kho Dự trữ Đông Anh, Hà Nội có chỉ số Ri là 1,21 và 1,88. Mức độ chống chịu với Phosphine của 2 mẫu mọt gạo này chỉ cao hơn một chút so với dòng mẫn cảm chuẩn, tỷ lệ chết ở liều
phân biệt của hai mẫu này cũng không đạt 100% (bảng 3.27).
So sánh với các kết quả nghiên cứu ở Việt Nam đã công bố trong khoảng thời gian từ năm 1990-1997 của D−ơng Minh Tú (1990) [37], D−ơng Minh Tú, Bùi Công Hiển và cộng sự (1993) [42]; D−ơng Minh Tú, Bùi Thị Tuyết Nhung và cộng sự (1995) [43]; Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II (1997) [5], chúng tôi nhận thấy mức độ mẫn cảm với Phosphine của mọt gạo không hề thay đổi trong suốt khoảng thời gian hơn 10 năm qua.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả nh− Champ và Dyte (1976) [72], Collins and Daglish et al. (2002) [77], Daglish and Collins et al. (2002) [83] khi nghiên cứu về tính kháng Phosphine của mọt gạo ở Ôxtrâylia và ở một số n−ớc trên thế giới.
Kiểm tra nhanh tính kháng Phosphine ở mọt đục hạt nhỏ theo ph−ơng pháp của Daglish and Collins (2000) [82].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tính kháng Phosphine ở mọt đục hạt nhỏ trong thời gian 1991-1995 cho thấy một số mẫu địa ph−ơng đã thể hiện tính kháng với Phosphine và mức kháng của mẫu D23 thu tại Đồng Văn, Hà Nam cao hơn so với quy định của dòng kháng chuẩn là 9,5 lần (D−ơng Minh Tú, Bùi Thị Tuyết Nhung và cộng sự, 1995 [43]). Do đó, trong thí nghiệm này chúng tôi không lặp lại ph−ơng pháp số 16 của FAO mà sử dụng ph−ơng pháp kiểm tra nhanh của Daglish et al. (2000) [82] là ph−ơng pháp cải tiến trên cơ sở ph−ơng pháp số 16 của FAO. Ph−ơng pháp kiểm tra nhanh tiến hành với 2 mức nồng độ là liều phân biệt của dòng mẫn cảm chuẩn và liều phân biệt của dòng kháng mạnh nhằm mục đích phát hiện nhanh những mẫu địa ph−ơng của mọt đục hạt nhỏ có mức kháng cao với Phosphine để tiếp tục kiểm tra bằng ph−ơng pháp Flow-through với tất cả các pha phát dục.
Kết quả thử nghiệm với 8 mẫu mọt đục hạt nhỏ thu tại các tỉnh và thành phố nh− Lai Châu, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Hà Tây, Hà Nội, H−ng Yên và Nghệ An chỉ phát hiện đ−ợc duy nhất 1 mẫu thu từ Tổng kho Dự trữ Nghĩa H−ng, Nam Định còn mẫn cảm với Phosphine do 100% số cá thể đ−a
vào thử nghiệm đều bị tiêu diệt ở cả hai mức nồng độ thí nghiệm; 7 mẫu còn lại đều đã thể hiện tính kháng với Phosphine do tỷ lệ chết (%) của chúng ở liều phân biệt của dòng mẫn cảm chuẩn (0,03 mg/l/20h) chỉ đạt từ 3,7 đến 99,8%. Tuy nhiên, mức kháng của 4 mẫu thu tại kho thóc dự trữ quốc gia Phù Tiên, H−ng Yên; Ch−ơng Mỹ, Hà Tây; Thái Lao, Nghệ An và Đông Anh, Hà Nội không cao do tỷ lệ chết của các mẫu này đều đạt 100% ở liều phân biệt của dòng kháng mạnh. Riêng 3 mẫu thu từ kho thóc dự trữ Bình Lục, Hà Nam; Công ty Giống cây trồng Hải Phòng và Công ty Vật t− nông nghiệp Lai Châu đã thể hiện tính kháng cao với Phosphine do tỷ lệ chết của các mẫu này ở liều phân biệt của dòng kháng mạnh (0,25 mg/l/48h) chỉ đạt từ 48,1 đến 91,7% (bảng 3.28).
Bảng 3.28 Mức độ chống chịu với Phosphine của mọt đục hạt nhỏ (R. dominica) (tại Cục Bảo vệ thực vật, 2002)
Tỷ lệ chết (%) ở các liều l−ợng thử nghiệm
Mẫu côn trùng thử nghiệm
0,03 mg/l/20 h (*) 0,25mg/l/48h (**) Tổng KDT Nghĩa H−ng, Nam Định 100 100 Tổng KDT Phù Tiên, H−ng Yên 92,6 100 Tổng KDT Ch−ơng Mỹ, Hà Tây 99,8 100 Tổng KDT Thái Lão, Nghệ An 88,9 100
Tổng KDT Đông Anh, Hà Nội 81,5 100
Tổng KDT Bình Lục, Hà Nam 46,3 91,7
Công ty giống cây trồng Hải Phòng
49,4 77,8
Công ty Vật t− nông nghiệp Lai Châu
3,7 48,1
Ghi chú: (*): Liều phân biệt của dòng mẫn cảm chuẩn; (**): Liều phân biệt của dòng kháng mạnh; KDT: Kho dự trữ
Kết quả nghiên cứu trên cũng phù hợp với những công bố tr−ớc đây của các tác giả D−ơng Minh Tú (1991) [38]; D−ơng Minh Tú, Bùi Công Hiển và cộng sự (1993) [42]; D−ơng Minh Tú, Bùi Thị Tuyết Nhung và cộng sự (1995) [43]; Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II TP. HCM (1997) [5]; Champ và Dyte (1976) [72]; Cuperus, Noyes and Fargo et al. (1990) [81]; Collins et al. (1997) [76] và Zhanggui Qin, Guo Daolin et al. (2003) [156], [157].
Kiểm tra tính kháng Phosphine của mọt đục hạt nhỏ bằng thiết bị Flow- through (với tất cả các pha phát dục)
Nh−ợc điểm của ph−ơng pháp số 16 của FAO [92], ph−ơng pháp kiểm tra nhanh của Daglish et al. (2000) [82] và ph−ơng pháp thử nghiệm nhanh để phát hiện tính kháng Phosphine ở côn trùng kho của Reichmuth (1991) [131] là chỉ có thể phát hiện đ−ợc mức kháng Phosphine ở pha tr−ởng thành của côn trùng kho mà không kiểm tra đ−ợc với các pha phát dục khác nh− trứng, sâu non và đặc biệt là nhộng. Do đó, ph−ơng pháp Flow-through của Hervoika Pavic (2000) [100] đ−ợc đ−a ra áp dụng nhằm khắc phục tồn tại này.
Tuy nhiên, ph−ơng pháp Flow-through yêu cầu thời gian chuẩn bị côn trùng cho thử nghiệm khá dài (tối thiểu là 6 tuần khi đã có đủ 50 cá thể tr−ởng thành cho 1 mẫu đối với mọt đục hạt nhỏ để đ−a vào nhân nuôi). Do vậy, ph−ơng pháp này chỉ áp dụng để kiểm tra tính kháng Phosphine của những mẫu đại diện cho từng nhóm có mức kháng Phosphine khác nhau dựa trên kết quả của ph−ơng pháp kiểm tra nhanh.
Trong thí nghiệm này, chúng tôi chọn 2 mẫu của mọt đục hạt nhỏ là mẫu thu từ Công ty Vật t− nông nghiệp Lai Châu (đại diện cho nhóm kháng mạnh) và mẫu thu từ Tổng kho Dự trữ Đông Anh, Hà Nội (đại diện cho nhóm kháng yếu).
Kết quả thử nghiệm cho thấy hiệu quả của Phosphine với mẫu mọt đục hạt nhỏ kháng mạnh (mẫu Công ty Vật t− nông nghiệp Lai Châu) đạt giá trị 100% ở mức liều l−ợng 0,3 mg PH3/l/5 ngày hoặc 0,5mg PH3/l/4 ngày. Khi tăng nồng độ Phosphine lên đến 1 mg PH3/l thì hiệu quả đạt giá trị 100% ở thời gian xông hơi 1 ngày. Tuy nhiên, trong thực tế xông hơi bằng Phosphine,
chúng ta hầu nh− không thể tạo ra và duy trì đ−ợc nồng độ Phosphine trong kho là 1mg PH3/l trong thời gian 1 ngày. Hiệu quả của Phosphine với mẫu mọt đục hạt nhỏ kháng yếu (mẫu Đông Anh, Hà Nội) đạt giá trị 100% ở cả 3 mức nồng độ thử nghiệm là 0,3 ; 0,5 và 1,0 mg PH3/l trong thời gian xông hơi 1 ngày (bảng 3.29).
So sánh với kết quả nghiên cứu của D−ơng Minh Tú, Bùi Thị Tuyết Nhung và cộng sự (1995) [43], chúng tôi thấy mức kháng với Phosphine của mẫu mọt đục hạt nhỏ thu tại Công ty Vật t− nông nghiệp Lai Châu thấp hơn mức kháng của mẫu D45thu tại kho thóc giống cây trồng Đồng Văn, Hà Nam (mẫu D45chỉ bị tiêu diệt 100% ở mức liều l−ợng là 1mg PH3/l/5 ngày).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả nh− Champ và Dyte (1976) [72], Collins et al. (2002) [78], Zhanggui Qin et al. (2003) [155] và Nakakita et al. (1981) [120].
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tính kháng và cơ chế kháng Phosphine ở mọt đục hạt nhỏ trên cơ sở các mẫu thu thập từ úc, Mỹ và Trung Quốc, các nhà khoa học đã phát hiện ra gen kháng Phosphine nằm trong cấu trúc di truyền của loài côn trùng này. Mức kháng với Phosphine đặc biệt cao ở những mẫu mọt đục hạt nhỏ đồng thời có cả gen kháng 1 và 2. Những mẫu côn trùng chỉ mang gen kháng 1 hoặc 2 riêng rẽ thì mức kháng của chúng với Phosphine không cao và không nguy hiểm (Collins et al. (2002) [77]; David Schlipalius, Qiang Cheng et al. (2002) [84]; Emery, 2001 [90]; Hyne Elisabeth et al. (1997) [103] và Lambkin, 2001 [108]).
Thử nghiệm diệt trừ mẫu mọt đục hạt nhỏ kháng cao với Phosphine trong kho thóc dự trữ
Để việc sử dụng thuốc Phosphine trừ côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ đạt kết quả cao; ngăn ngừa và hạn chế sự phát sinh, phát triển tính kháng Phosphine ở mọt đục hạt nhỏ, chúng tôi tiến hành thử nghiệm xông hơi Phosphine diệt trừ mẫu mọt đục hạt nhỏ thu tại Công ty Vật t− nông nghiệp Lai Châu (đã xác định đ−ợc là mẫu kháng cao với Phosphine) trong kho thóc
dự trữ tại Đông Anh, Hà Nội.
Kết quả thí nghiệm cho thấy trong số 3 mức liều l−ợng thí nghiệm, chỉ có liều l−ợng 4gam PH3/m³/7ngày và 4gam PH3/m³/10ngày đạt đ−ợc hiệu quả 100% đối với các pha phát dục của mẫu mọt đục hạt nhỏ thu tại Công ty Vật t− nông nghiệp Lai Châu. ở mức liều l−ợng thấp hơn, hiệu lực của Phosphine đều không đạt 100% với thời gian xông hơi 7 hoặc 10 ngày (bảng 3.30).
Bảng 3.30 Hiệu quả xông hơi Phosphine mẫu mọt đục hạt nhỏ VTLC trong kho thóc dự trữ tại Đông Anh, Hà Nội (2003)
Số l−ợng tr−ởng thành sống sau xông hơi
Liều l−ợng thí nghiệm 1 ngày 14 ngày 60 ngày
(trong thức ăn nuôi mọt)
1,5 gPH3/m³/7 ngày 95 65 8 3,0 gPH3/m³/7 ngày 47 24 3 4,0 gPH3/m³/7 ngày 0 0 0 0 gPH3/m³/7ngày (đối chứng) 264 255 62 1,5 gPH3/m³/10 ngày 55 36 5 3,0 gPH3/m³/10 ngày 37 32 2 4,0 gPH3/m³/10 ngày 0 0 0 0 gPH3/m³/10 ngày (đối chứng) 77 52 12
• Nghiên cứu hiệu lực của thuốc Sumithion 50 EC trừ côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ
Cùng với thuốc xông hơi Phosphine, Sumithion là loại thuốc hoá học đang đ−ợc sử dụng khá phổ biến để phòng trừ côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ đổ rời ở các tỉnh miền Bắc n−ớc ta. Do đã xác định đ−ợc một số mẫu địa ph−ơng của mọt đục hạt nhỏ kháng với Sumithion và ý kiến phản hồi từ một số Chi cục Dự trữ Quốc gia (Thái Bình, Hà Bắc v.v...) cho rằng thuốc Sumithion không có hiệu quả đối với côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ, nên chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm hiệu lực của loại thuốc này.
Kết quả thí nghiệm với mọt gạo ở 3 mức nồng độ cho thấy hiệu lực của thuốc Sumithion khá cao. Tại thời điểm 1 ngày sau khi xử lý thuốc, hiệu lực của thuốc đạt 79,9; 93,6 và 98,7% ở các mức nồng độ t−ơng ứng là 0,1; 0,3 và 0,5%. Hiệu lực của thuốc Sumithion đạt giá trị cao nhất tại thời điểm 2 ngày sau khi xử lý thuốc và đạt 100% ở nồng độ 0,3 và 0,5%. Tuy nhiên, kết quả so sánh thống kê cho thấy hiệu lực của thuốc Sumithion ở cả 3 mức nồng độ thí nghiệm tại thời điểm 2 ngày sau xử lý thuốc là t−ơng tự nhau (bảng 3.31).
Bảng 3.31 Hiệu lực của thuốc Sumithion 50 EC đối với mọt gạo (S. oryzae) (tại Cục Bảo vệ thực vật, 1998)
Hiệu lực (%)
So sánh bằng ANOVA (P<0,05) Thời điểm kiểm tra
sau xử lý thuốc (ngày)
Công thức 0,1% Công thức 0,3% Công thức 0,5% 1 79,9 ab 93,6 b 98,7 b 2 91,2 b 100,0 b 100,0 b
Ghi chú: Giá trị với các chữ cái (a, b) giống nhau trong cùng một hàng chỉ sự sai khác không có ý nghĩa ở mức xác suất 95%
Theo Snelson (1987) [139], thuốc Sumithion sử dụng ở nồng độ 0,5-1% sẽ duy trì đ−ợc hiệu quả phòng trừ côn trùng trên hạt ngũ cốc dự trữ trong thời gian khoảng 9-12 tháng trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Kết quả thí nghiệm với mọt đục hạt nhỏ ở 3 mức nồng độ t−ơng tự cho thấy hiệu lực của thuốc Sumithion thấp hơn so với ở mọt gạo. Tại thời điểm 1 ngày sau khi xử lý thuốc, hiệu lực của thuốc chỉ đạt 64,4; 78,3 và 88,5% ở các mức nồng độ t−ơng ứng là 0,1; 0,3 và 0,5%. Hiệu lực của thuốc Sumithion đạt giá trị cao nhất ở thời điểm 2 ngày sau khi xử lý thuốc và đạt 75,6; 91,4 và 97,6% ở các nồng độ t−ơng ứng là 0,1; 0,3 và 0,5%. Kết quả so sánh thống kê cho thấy hiệu lực của thuốc Sumithion ở nồng độ 0,3 và 0,5% tại thời điểm 2