Trong kho thóc dự trữ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu côn trùng trong kho thóc dự trữ đổ rời ở miền bắc việt nam và biện pháp phòng trừ (Trang 85 - 90)

III IV Thời gian đẻ

3.3.1.2 Trong kho thóc dự trữ

Kết quả điều tra thiệt hại thóc do côn trùng gây ra trong 3 kho thóc dự trữ đổ rời năm 2002-2003 tại Đông Anh, Hà Nội cho thấy số liệu thu đ−ợc không giống với ở thí nghiệm trong phòng. Thiệt hại do côn trùng gây ra đối với thóc dự trữ trong kho thể hiện ngay tại thời điểm 20 ngày sau khi thóc nhập kho; tuy nhiên, mức độ thiệt hại ở thời điểm này thấp và chỉ đạt 0,04% (kho L3A2)

và 0,05% (kho L7A2). Nguyên nhân là do côn trùng đã lây nhiễm và gây hại trên thóc từ tr−ớc khi nhập kho (trong quá trình chế biến sau thu hoạch và thậm chí là từ hạt lúa tr−ớc thu hoạch ở ngoài đồng). Mức độ thiệt hại do côn trùng gây ra đối với thóc dự trữ trong kho đạt giá trị cao nhất và trung bình ở từng kho nh− sau: Kho L3A2: 0,95% và 0,41%; kho L7A1: 0,85% và 0,31%; kho L7A2: 0,64% và 0,28%.

Nhờ công tác điều tra th−ờng xuyên các kho thóc dự trữ để giám sát biến động mật độ quần thể mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ, kịp thời đề xuất thời điểm áp dụng biện pháp phòng trừ nên thiệt hại thóc dự trữ ở các kho thí nghiệm tại Đông Anh, Hà Nội năm 2002-2003 không lớn và t−ơng tự nh− nhau. Riêng ở kho L3A2, do chậm tiến hành phòng trừ côn trùng gây hại 20 ngày theo đề xuất nên mật độ quần thể mọt gạo tăng quá cao (142 con/kg) dẫn đến thiệt hại của thóc dự trữ ở kho này cao hơn 40-50% so với kho L7A2 và L7A1.

ở cả 3 ngăn kho thóc dự trữ, trong thời kỳ đầu bảo quản (150 ngày), tỷ lệ thiệt hại của thóc dự trữ tăng tỷ lệ thuận với sự tăng mật độ quần thể mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ. ở thời kỳ sau (từ 160-500 ngày bảo quản), tỷ lệ thiệt hại của thóc tiếp tục tăng lên nh−ng chậm hơn so với ở thời kỳ đầu mặc dù mật độ quần thể mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ ở thời kỳ này tăng, giảm liên tục và có thời điểm bằng không (sau khi kho thóc đ−ợc xông hơi diệt trùng). Nguyên nhân là do số hạt thóc đã bị côn trùng đục ruỗng và cắn vỡ vụn không lớn nên tổng số hạt thóc bị hại thu đ−ợc ở các kỳ điều tra đ−ợc tích luỹ và tăng dần. Do đó, đ−ờng biểu diễn thiệt hại của thóc dự trữ có xu h−ớng tăng dần và không hoàn toàn phụ thuộc vào sự tăng hoặc giảm của mật độ quần thể mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ nh− ở thời kỳ đầu. Bên cạnh đó, giá trị thiệt hại tại một kỳ điều tra có thể thấp hơn nhiều lần so với kỳ điều tra tr−ớc đó liền kề. Điều này đ−ợc giải thích là do kho thóc đ−ợc cào đảo th−ờng xuyên theo quy định [8] làm cho những hạt thóc bị hại trôi dạt ra xung quanh vì nhẹ hơn so với hạt không bị hại hoặc bị trộn lẫn xuống tầng thóc sâu hơn ở phía d−ới. Nh− đã trình bày ở trên, mặc dù số hạt bị côn trùng cắn nát và vỡ vụn (mất hạt) không lớn so với tổng số hạt bị hại nh−ng vẫn có ảnh h−ởng nhất định và

làm giảm số hạt bị hại thu đ−ợc tại mỗi kỳ điều tra ở giai đoạn sau (hình 3.25, 3.26 và 3.27).

So sánh mức độ thiệt hại trung bình do côn trùng gây ra đối với thóc dự trữ trong các kho tại Đông Anh, Hà Nội với kết quả điều tra của Nguyễn Kim Vũ và cộng sự (2003) [50], chúng tôi thấy thiệt hại do côn trùng gây ra đối với thóc dự trữ đổ rời trong kho cũng thấp hơn thiệt hại của thóc dự trữ ở quy mô hộ nông dân ngoại thành Hà Nội khoảng 7-10 lần. Đối chiếu với quy định hiện nay [8] về tỷ lệ hao hụt cho phép đối với thóc dự trữ đổ rời là 1% thì tỷ lệ thiệt hại trung bình của thóc dự trữ do côn trùng gây ra tại kho Đông Anh, Hà Nội trong năm 2002 - 2003 đã chiếm tới 28-41%.

Trên cơ sở số liệu về thiệt hại của thóc dự trữ đổ rời trong kho, chúng tôi đã tính toán ng−ỡng thiệt hại đối với mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ trong từng kho thóc dự trữ tại Đông Anh, Hà Nội. Kết quả cụ thể là:

- Tại kho L7A1, ng−ỡng thiệt hại đối với mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ là 21 con/kg thì thiệt hại của thóc dự trữ thấp nhất là 0,14% (hình 3.28).

- Tại kho L7A2, ng−ỡng thiệt hại đối với mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ là 25 con/kg thì thiệt hại của thóc dự trữ thấp nhất là 0,07% (hình 3.29).

- Tại kho L3A2, ng−ỡng thiệt hại đối với mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ là 24 con/kg thì thiệt hại của thóc dự trữ thấp nhất là 0,11% (hình 3.30).

So sánh kết quả nghiên cứu về ng−ỡng thiệt hại, chúng tôi thấy rằng ng−ỡng thiệt hại đối với mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ ở thí nghiệm trong phòng t−ơng đ−ơng với ng−ỡng thiệt hại ở trong kho thóc dự trữ đổ rời và nằm trong khoảng mật độ quần thể từ 22-25 con/kg (pha tr−ởng thành).

0.000.05 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30 0.35 0.40 0.45 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Mật độ (con/kg) Thiệt hại (%) Y = 0,14 (x ≤ 21) Y = - 0,806 + 0,045 x (x > 21) R2 = 0,6019 Xo = 21 con/kg Yo = 0,14 % Xo = 21 con/kg

Hình 3.28 Phơng trình BILINEAR 4 - Ngỡng thiệt hại đối với mọt gạo

và mọt đục hạt nhỏ tại kho thóc L7A1 0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30 0.35 0.40 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Mật độ (con/kg) Thiệt hại (% ) Xo = 25 con/kg Y = 0,07 (x ≤ 25) Y = -1,402 + 0,059 x (x > 25) R2 = 0,70431 Xo = 25 con/kg Yo = 0,07 %

Hình 3.29 Phơng trình BILINEAR 5 - Ngỡng thiệt hại đối với mọt gạo

0.000.10 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Mật độ (con/kg) Thiệt hại (%) Xo = 24 con/kg Y = 0,11 (x ≤ 24) Y = - 0,01 + 0.005 x (x > 24) R2 = 0,5156 Xo = 24 con/kg Yo = 0,11 %

Hình 3.30 Ph−ơng trình BILINEAR 6 - Ng−ỡng thiệt hại đối với mọt gạo

và mọt đục hạt nhỏ tại kho L3A2

Từ đó, chúng tôi cho rằng mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ là hai loài côn trùng chính gây ra thiệt hại của thóc dự trữ ở trong kho. Vì vậy, phòng trừ côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ đổ rời cần đặc biệt quan tâm đến mật độ quần thể của hai loài côn trùng này. Tỷ lệ thiệt hại của thóc sẽ tăng đột biến khi mật độ quần thể mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ v−ợt qua giới hạn ng−ỡng thiệt hại nêu trên. Chính vì vậy, giám sát biến động mật độ quần thể của mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ trong kho thóc dự trữ đổ rời trong suốt quá trình bảo quản để xác định thời điểm mật độ quần thể hai loài côn trùng này đạt tới giá trị ng−ỡng thiệt hại là đặc biệt quan trọng. Trên cơ sở đó, thủ kho và cán bộ kỹ thuật của Tổng kho dự trữ sẽ xem xét, đánh giá và đề xuất áp dụng biện pháp phòng trừ thích hợp cho từng thời kỳ bảo quản khác nhau để có thể bảo vệ và khích lệ sự phát triển của các loài là kẻ thù tự nhiên của côn trùng gây hại.

gây hại trong kho thóc dự trữ đổ rời

Một phần của tài liệu Nghiên cứu côn trùng trong kho thóc dự trữ đổ rời ở miền bắc việt nam và biện pháp phòng trừ (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)