Biện pháp sử dụng bọ xít bắt mồi (Xylocoris flavipes)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu côn trùng trong kho thóc dự trữ đổ rời ở miền bắc việt nam và biện pháp phòng trừ (Trang 90 - 102)

III IV Thời gian đẻ

3.3.2.1 Biện pháp sử dụng bọ xít bắt mồi (Xylocoris flavipes)

Bọ xít bắt mồi (X. flavipes) là loài có mức độ phổ biến cao nhất trong số các loài là kẻ thù tự nhiên của côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ đổ rời, đồng thời chúng có t−ơng quan với biến động mật độ quần thể mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu loài bọ xít bắt mồi này nhằm h−ớng tới sử dụng chúng trong phòng trừ côn trùng gây hại.

Đặc điểm hình thái và sinh học của bọ xít bắt mồi (Xylocoris flavipes)

Quan sát hình thái ngoài các pha phát dục của bọ xít bắt mồi, chúng tôi thấy: Trứng đ−ợc đẻ rời từng quả, hình thon dài, một đầu to và lồi, một đầu nhỏ và bằng, trứng mới đẻ có màu trắng trong sau chuyển thành màu trắng đục (hình 3.31). Bọ xít non mới nở có màu vàng nhạt, sau chuyển thành màu vàng đậm rồi đỏ nâu, hình thái ngoài giống với bọ xít tr−ởng thành, bọ xít tuổi 1-3 cánh ch−a phát triển (hình 3.32); bọ xít tuổi 5 cánh phát triển và che hết đốt bụng thứ 2 (hình 3.33); bọ xít non di chuyển nhanh. Bọ xít tr−ởng thành màu nâu đen với hai loại hình cánh ngắn và cánh dài (hình 3.34 và 3.35).

Kích th−ớc các pha phát dục của Xylocoris flavipes

Khi nuôi BXBM ở 25°C, loại hình cánh dài chiếm đa số cá thể trong quần thể, trái lại ở 30°C loại hình cánh ngắn lại chiếm đa số cá thể trong quần thể. Trong quá trình điều tra các kho thóc dự trữ đổ rời (2001-2004), chúng tôi ch−a phát hiện thấy loại hình cánh dài của Xylocoris flavipes. Theo Van der Laan (1981) [145], trong quần thể của Xylocoris flavipes luôn có một phần là loại hình cánh ngắn.

Kết quả nuôi BXBM bằng sâu non mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ ở 25 và 30°C, độ ẩm t−ơng đối của không khí 70% cho thấy kích th−ớc các pha phát dục của BXBM là t−ơng tự nh− nhau ở hai mức nhiệt độ thí nghiệm. Kích th−ớc trung bình các pha phát dục ở 30°C nh− sau: trứng dài 0,58 mm; rộng 0,18 mm; bọ xít non tuổi 1 dài 0,68 mm; rộng 0,24 mm; bọ xít non tuổi 3 dài

1,25 mm; rộng 0,43 mm; bọ xít non tuổi 5 dài 1,69 mm; rộng 0,59 mm và bọ xít tr−ởng thành dài 1,99 mm; rộng 0,65 mm (bảng 3.11).

ảnh các pha phát dục của Xylocoris flavipes (D−ơng Minh Tú, 2003)

Hình 3.31 Trứng bọ xít

Hình 3.32. Bọ xít non T.3 Hình 3.33. Bọ xít non T.5

Hình 3.34 Tr−ởng thành cánh ngắn Hình 3.35 Tr−ởng thành cánh dài

Theo awadallah, Tawfik và El-Husseini (1987) [62], kích th−ớc các pha phát dục của Xylocoris flavipes là nh− nhau khi nuôi bằng sâu non của một số loài côn trùng kho nh− Stegobium paniceum, Lasioderma serricorne,

30°C và độ ẩm t−ơng đối của không khí 62%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Yang và Chen (1985) [150]; của Zhou, Zhang and Long et al. (1986) [158] ở cùng điều kiện thí nghiệm.

Vòng đời của Xylocoris flavipes

Kết quả nuôi X. flavipes bằng sâu non mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ ở 25 và 30°C, độ ẩm t−ơng đối của không khí 70% cho thấy bọ xít non có 5 tuổi (4 lần lột xác). Thời gian phát dục của X. flavipes là nh− nhau với vật mồi là sâu non mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ. Thời gian phát dục của các pha của bọ xít ở 25°C tuy có dài hơn ở 30°C nh−ng sai khác là không có ý nghĩa (bảng 3.12).

ở 25 và 30°C, độ ẩm t−ơng đối của không khí 70%, thời gian trung bình các pha phát dục của X. flavipes có các giá trị t−ơng ứng nh− sau: pha trứng là 5,2 và 4,5 ngày; bọ xít non tuổi 1 là 4,3 và 3,6 ngày; bọ xít non tuổi 3 là 3,7 và 3,0 ngày; bọ xít non tuổi 5 là 3,8 và 3,4 ngày; tr−ởng thành tr−ớc đẻ trứng là 4,2 và 3,5 ngày; thời gian sống của tr−ởng thành là 61,6 và 57,5 ngày. Nh− vậy, vòng đời của bọ xít là 28,3 và 24,0 ngày; đời bọ xít là 89,9 và 81,6 ngày (bảng 3.12).

Kết quả thí nghiệm nuôi X. flavipes năm 2004 (bảng 3.12) so với kết quả thí nghiệm năm 2003 ở 3 mức nhiệt độ là 25, 30 và 35°C, độ ẩm t−ơng đối của không khí 70% (phụ lục 4), cho thấy thời gian phát dục của tất cả các pha là t−ơng tự nh− nhau ở cùng điều kiện thí nghiệm.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Abdel, Shaumrar and El-Agore et al. (1981) [52], Arbogast (1979) [57] và Zhou, Zhang and Long et al. (1986) [158] khi nghiên cứu về thời gian phát dục của bọ xít Xylocoris flavipes.

Bảng 3.12 Vòng đời của bọ xít bắt mồi (X. flavipes) nuôi bằng sâu non mọt gạo (tại Tr−ờng Đại học NN I, 2004)

Thời gian phát dục trung bình (ngày) Pha phát dục 25°C (*) 30°C (*) Trứng 5,2 ± 0,11 4,5 ± 0,05 Bọ xít non T.1 4,3 ± 0,04 3,6 ± 0,05 Bọ xít non T.2 3,8 ± 0,10 3,4 ± 0,04 Bọ xít non T.3 3,7 ± 0,10 3,0 ± 0,07 Bọ xít non T.4 3,3 ± 0,04 2,7 ± 0,04 Bọ xít non T.5 3,8 ± 0,03 3,4 ± 0,05 Bọ xít non 18,9 ± 0,31 16,1 ± 0,24 Tr−ởng thành tr−ớc đẻ trứng 4,2 ± 0,06 3,5 ± 0,05 Vòng đời 28,3 ± 0,48 24,0 ± 0,34 Tr−ởng thành 61,6 ± 2,86 57,5 ± 2,56 Đời 89,9 ± 3,34 81,6 ± 2,89

Ghi chú: (*): Độ ẩm t−ơng đối của không khí 70% Khả năng tiêu thụ vật mồi của bọ xít Xylocoris flavipes

Tập tính bắt mồi của X. flavipes xảy ở hai pha phát dục là bọ xít non và bọ xít tr−ởng thành. Quan sát ph−ơng thức tiếp cận vật mồi của X. flavipes, chúng tôi thấy chúng th−ờng h−ớng râu đầu về phía vật mồi để xác định vị trí con mồi, sau đó di chuyển rất nhanh đến gần và tiếp cận con mồi trong thời gian chỉ vài giây. Khi đã tiếp cận con mồi, chúng bám chắc vào con mồi, đồng thời dùng vòi chích qua vỏ cơ thể để hút dịch từ con mồi đó (hình 3.36).

Đối với vật mồi là sâu non, sau khi bị bọ xít chích vào cơ thể, con mồi giãy dụa trong giây lát rồi nằm bất động. Con mồi sau khi bị bọ xít chích hút chỉ còn lại xác. Đối với vật mồi là nhộng của mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ thuộc dạng nhộng trần, bọ xít th−ờng chọn phần cuối bụng của nhộng để chích hút;

tuy nhiên, vẫn có một số tr−ờng hợp, bọ xít chích hút vào các phần khác của cơ thể nhộng nh− mầm cánh hoặc mầm chân (Phillips et al. , 1995 [123]). Theo chúng tôi, có thể đây là những vị trí thuận lợi hơn cho việc chích hút của bọ xít ở trên cơ thể con mồi.

Hình 3.36 Xylocoris flavipes bắt mồi (D−ơng Minh Tú, 2003)

Kết quả nghiên cứu về khả năng tiêu thụ vật mồi là sâu non, nhộng mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ của bọ xít tr−ởng thành cho thấy 1 bọ xít tr−ởng thành (BXTT) có thể tiêu thụ trung bình 147,0 -153,7 sâu non hoặc 104,1 – 107,1 nhộng. Trung bình 1 ngày, 1 BXTT có thể tiêu thụ 2,2 – 2,3 nhộng hoặc 2,8 – 3,1 sâu non. Kết quả phân tích thống kê cho thấy khả năng tiêu thụ vật mồi của bọ xít tr−ởng thành là nh− nhau với hai loại vật mồi khác nhau (bảng 3.13).

Tiếp tục nghiên cứu về khả năng tiêu thụ vật mồi của bọ xít tr−ởng thành trong năm 2004, chúng tôi nhận thấy với vật mồi là sâu non mọt gạo (tuổi 2 và 4) bố trí với 3 công thức mật độ vật mồi là 20; 30 và 40 sâu non/công thức/lần lặp lại. Kết quả cho thấy; số l−ợng con mồi bị tiêu thụ trung bình của 1 BXTT với sâu non tuổi 2 của 3 công thức ở ngày thứ 1; 2 và 3 sau thí nghiệm t−ơng ứng là 5,7 – 5,9; 6,7-11,3 và 7,3 – 15,7 sâu non. Với sâu non tuổi 4 của 3 công thức ở ngày thứ 1; 2 và 3 sau thí nghiệm t−ơng ứng là 4,3 - 4,7; 5,6 – 9,1 và 6,7 – 14,2 sâu non. ở ngày thứ nhất sau thí nghiệm, số l−ợng con mồi bị tiêu thụ trung bình của 1 BXTT là nh− nhau ở tất cả các công thức. ở ngày thứ 2 và 3 sau thí nghiệm, với các công thức thả mật độ vật mồi ban đầu cao thì số

l−ợng con mồi tiêu thụ trung bình/1 BXTT cũng lớn hơn và sai khác là có ý nghĩa (bảng 3.14). Theo chúng tôi, nguyên nhân là do nguồn thức ăn quá d− thừa nên đã kích thích khả năng ăn của bọ xít bắt mồi.

Bảng 3.13 Khả năng tiêu thụ vật mồi của bọ xít bắt mồi (X. flavipes) tr−ởng thành (tại Tr−ờng Đại học NN I, 2003) Loại vật mồi Số vật mồi tiêu thụ trung bình/ 1 BXTT (con) Số vật mồi tiêu thụ trung bình /ngày/1 BXTT (con/ngày) Sitophilus oryzae 147,0 ± 26,36 2,8 ± 0,42 a Sâu non Rhizopertha dominica 153,7 ± 38,44 3,1 ± 0,42 a Sitophilus oryzae 107,1 ± 11,36 2,2 ± 0,18 a Nhộng Rhizopertha dominica 104,1 ± 25,80 2,3 ± 0,53 a

Ghi chú: Giá trị với chữ cái (a) giống nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác không có ý nghĩa ở mức xác suất 95%; BXTT: Bọ xít tr−ởng thành

Thí nghiệm t−ơng tự cũng đ−ợc tiến hành với vật mồi là sâu non mọt đục hạt nhỏ. Kết quả cho thấy, số l−ợng con mồi tiêu thụ trung bình/1 BXTT với sâu non tuổi 2 của 3 công thức ở ngày thứ 1; 2 và 3 sau thí nghiệm t−ơng ứng là: 4,7 – 5,3; 5,9 – 10,0 và 7,1 – 13,9 sâu non. Với sâu non tuổi 4 của 3 công thức ở ngày thứ 1; 2 và 3 sau thí nghiệm t−ơng ứng là: 3,6 – 4,5; 4,9 – 7,7 và 6,5 – 12,6 sâu non (bảng 3.15). Nhận xét và giải thích về khả năng tiêu thụ vật mồi trung bình của BXTT khác nhau ở 3 công thức thí nghiệm ở ngày thứ 2 và 3 sau thí nghiệm cũng t−ơng tự nh− đã giải thích ở thí nghiệm với vật mồi là sâu non mọt gạo.

Bảng 3.14 Khả năng tiêu thụ vật mồi của bọ xít bắt mồi (X. flavipes) với vật mồi là sâu non mọt gạo (tại Tr−ờng Đại học NN I, 2004)

Số l−ợng con mồi tiêu thụ trung bình (con/BXTT)

Tuổi sâu non

Công

thức 1 ngày 2 ngày 3 ngày

CT 2a 5,9 ± 0,10 a 9,4 ± 0,27 ab 14,3 ± 0,23 b T.2 CT 3a 5,9 ± 0,10 a 11,3 ± 0,68 b 15,7 ± 0,23 b CT 1b 4,3 ± 0,23 a 5,6 ± 0,27 a 6,7 ± 0,23 a CT 2b 4,6 ± 0,27 a 5,9 ± 0,10 a 12,3 ± 0,23 b T.4 CT 3b 4,7 ± 0,23 a 9,1 ± 0,77 ab 14,2 ± 0,18 b

Ghi chú: Giá trị với chữ cái (a, b) khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95%; CT 1; 2 hoặc 3 t−ơng ứng với các thí nghiệm thả 1 bọ xít tr−ởng thành + 20; 30 hoặc 40 sâu non; BXTT: Bọ xít tr−ởng thành

Khả năng tiêu thụ vật mồi của bọ xít tr−ởng thành đối với vật mồi là sâu non mọt gạo và sâu non mọt đục hạt nhỏ là t−ơng tự nh− nhau (sai khác không có ý nghĩa) của tất cả các công thức tại các thời điểm kiểm tra sau thí nghiệm (bảng 3.14 và 3.15).

So sánh kết quả nghiên cứu của năm 2004 với năm2003, chúng tôi thấy khả năng ăn của bọ xít bắt mồi ở ngày đầu sau thí nghiệm cao hơn với khả năng ăn trung bình/ngày của bọ xít bắt mồi; cụ thể với sâu non mọt gạo là 2,8 và 5,7 sâu non; với sâu non mọt đục hạt nhỏ là 3,1 và 4,7 sâu non (bảng 3.13; 3.14 và 3.15).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Arbogast (1979) [57], awdallah and Tawfik et al. (1987) [62], Russo et al. (2004) [133]. Các tác giả này cho biết khả năng tiêu thụ vật mồi của bọ xít

X. flavipes là nh− nhau đối với vật mồi là sâu non hoặc nhộng của 8 loài côn trùng gây hại trong kho.

Bảng 3.15 Khả năng tiêu thụ vật mồi của bọ xít bắt mồi (X. flavipes) với vật mồi là sâu non mọt đục hạt nhỏ (tại Tr−ờng Đại học NN I, 2004)

Số l−ợng con mồi tiêu thụ trung bình (con/BXTT)

Tuổi sâu non

Công

thức 1 ngày 2 ngày 3 ngày

CT 2a 4,8 ± 0,17 a 9,2 ± 0,84 ab 12,9 ± 0,32 b T.2 CT 3a 5,3 ± 0,23 a 10,0 ±0,88 ab 13,9 ± 0,32 b CT 1b 3,6 ± 0,26 a 4,9 ± 0,54 a 6,5 ± 0,27 a CT 2b 4,2 ± 0,1 7 a 7,4 ± 0,26 a 10,8 ±0,17 ab T.4 CT 3b 4,5 ± 0,27 a 7,7 ± 0,23 a 12,6 ± 0,26 b

Ghi chú: Giá trị với chữ cái (a, b) khác nhau trong cùng một cột chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95%; CT 1; 2 hoặc 3 t−ơng ứng với các thí nghiệm thả 1 bọ xít tr−ởng thành + 20; 30 hoặc 40 sâu non; BXTT: bọ xít tr−ởng thành.

Hiệu quả phòng trừ mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ bằng Xylocoris flavipes

Trong năm 2003, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm hiệu quả phòng trừ mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ (nuôi trên thóc) bằng bọ xít bắt mồi (Xylocoris flavipes) trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Kết quả thử nghiệm với mọt gạo cho thấy hiệu quả phòng trừ của BXBM hầu nh− không thể hiện rõ trong 50 ngày đầu sau khi thả bọ xít. Hiệu quả phòng trừ cao nhất đạt 23,05 và 29,04% ở công thức thả 10 và 20 bọ xít tr−ởng thành tại thời điểm 70 ngày sau khi thả bọ xít. Sau đó, hiệu quả phòng trừ có xu h−ớng giảm đi ở cả hai công thức thí nghiệm. Theo chúng tôi, bọ xít tr−ởng thành đã phát huy tác dụng ngay sau khi đ−ợc thả, nh−ng do việc đánh giá hiệu quả dựa trên chỉ tiêu mật độ quần thể mọt gạo (pha tr−ởng thành) tại các thời điểm kiểm tra nên số liệu thu đ−ợc chậm hơn so với thực tế 50 ngày t−ơng đ−ơng với 1 vòng đời của mọt gạo (bảng 3.16).

Bảng 3.16 Hiệu quả phòng trừ mọt gạo (S. oryzae) bằng bọ xít bắt mồi (X. flavipes) (tại Tr−ờng Đại học NN I, 2003)

Hiệu quả (%) Thời điểm kiểm tra sau

khi thả bọ xít (ngày) Công thức thả 10 bọ xít tr−ởng thành

Công thức thả 20 bọ xít tr−ởng thành

10 1,16 2,33 20 2,38 0,00 20 2,38 0,00 30 2,35 4,71 40 1,18 5,88 50 12,50 26,09 60 22,43 29,04 70 23,05 26,95 80 17,68 21,64 90 8,57 18,33

Kết quả so sánh thống kê cho thấy hiệu quả phòng trừ mọt gạo bằng bọ xít bắt mồi ở hai công thức thí nghiệm khác nhau rõ rệt ở thời điểm từ 50-90 ngày sau khi thả bọ xít. (bảng 3.17).

Trong năm 2004, chúng tôi tiếp tục thử nghiệm phòng trừ mọt gạo bằng

X. flavipes với 2 công thức thả bọ xít tr−ởng thành là 10 và 30 con. Kết quả thí nghiệm cho thấy hiệu quả phòng trừ cao nhất đạt 29,79% và 42,48% t−ơng ứng với công thức thả 10 và 30 bọ xít tr−ởng thành ở thời điểm 60 ngày sau khi thả bọ xít. Hiệu quả phòng trừ mọt gạo hoàn toàn khác nhau giữa hai công thức mật độ bọ xít thí nghiệm (bảng 3.18).

Bảng 3.17 So sánh hiệu quả phòng trừ mọt gạo (S. oryzae) bằng bọ xít bắt mồi (X. flavipes) (So sánh bằng ANOVA với P<0,05)

Hiệu quả trung bình (%) Công thức thả 10 bọ xít tr−ởng thành Công thức thả 20 bọ xít tr−ởng thành Tr−ớc 50 ngày theo dõi 1,77 a 3,23 a Sau 50 ngày theo dõi 16,85 b 24,14 c

Ghi chú: Giá trị với các chữ cái (a, b, c) khác (hoặc giống nhau) trong cùng một hàng chỉ sự sai khác có (hoặc không có) ý nghĩa ở mức xác suất 95%

(X. flavipes) (tại Tr−ờng Đại học NN I, 2004) Hiệu quả (%)

Thời điểm kiểm tra sau

khi thả bọ xít (ngày) Công thức thả 10 tr−ởng thành bọ xít Công thức thả 30 tr−ởng thành bọ xít 10 0 1,16 20 7,87 16,54 30 12,42 24,84 40 19,83 30,99 50 21,45 33,45 60 29,79 42,48 Trung bình 15,23 ± 4,34 24,91 ± 5,92 So sánh bằng ANOVA (p<0,05) 15,23 b 24,91 c

Ghi chú: Giá trị với các chữ cái (b, c) khác nhau trong cùng một hàng chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95%

So sánh kết quả thí nghiệm năm 2003 với 2004 (bảng 3.16 và 3.18), chúng tôi thấy hiệu quả phòng trừ mọt gạo bằng X. flavipes ở cùng công thức mật độ thả 10 bọ xít tr−ởng thành là t−ơng tự nh− nhau nh−ng thời điểm thể hiện rõ hiệu quả trong năm 2004 sớm hơn so với năm 2003 khoảng 20 ngày. Nguyên nhân là do thí nghiệm thực hiện trong năm 2004 vào tháng 3-6 nên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu côn trùng trong kho thóc dự trữ đổ rời ở miền bắc việt nam và biện pháp phòng trừ (Trang 90 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)