Biện pháp sử dụng thuốc thảo mộc Gu Chung Jinh 25 DP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu côn trùng trong kho thóc dự trữ đổ rời ở miền bắc việt nam và biện pháp phòng trừ (Trang 102 - 104)

III IV Thời gian đẻ

3.3.2.2 Biện pháp sử dụng thuốc thảo mộc Gu Chung Jinh 25 DP

Thuốc thảo mộc Gu Chung Jinh 25 DP do Trung Quốc sản xuất, đã bổ sung vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật đ−ợc phép sử dụng ở Việt Nam năm 1998 [3]. Vì vậy, cần phải nghiên cứu để mở rộng phạm vi ứng dụng của thuốc phòng trừ côn trùng gây hại trong kho, tr−ớc hết là với kho thóc dự trữ đổ rời.

Kết quả thử nghiệm với mọt gạo cho thấy hiệu lực của thuốc đạt giá trị cao nhất là 96 và 98% ở liều l−ợng t−ơng ứng là 0,4 và 1‰ tại thời điểm 90 ngày sau khi xử lý thuốc. Kết quả so sánh thống kê cho thấy, hiệu lực của thuốc GCJ ở hai mức liều l−ợng thí nghiệm là t−ơng tự nhau (sai khác không có ý nghĩa) tại thời điểm 60 và 90 ngày sau khi xử lý thuốc (bảng 3.22).

Kết quả thử nghiệm t−ơng tự với mọt đục hạt nhỏ cho thấy hiệu lực của thuốc GCJ cao hơn so với ở mọt gạo và đạt giá trị cao nhất là 98,6 và 99,7% ở liều l−ợng t−ơng ứng là 0,4 và 1‰ tại thời điểm 90 ngày sau khi xử lý thuốc. Kết quả so sánh thống kê cho thấy, hiệu lực của thuốc GCJ ở hai mức liều l−ợng thí nghiệm là t−ơng tự nhau ở hầu hết các thời điểm kiểm tra sau xử lý thuốc (chỉ khác nhau ở 2 thời điểm kiểm tra đầu tiên là 4 và 7 ngày). Theo chúng tôi, nguyên nhân là do hiệu quả của thuốc Deltamethrin có trong thuốc GCJ thể hiện rõ nhất trong thời gian khoảng 10 ngày đầu sau khi xử lý (bảng 3.23).

Bảng 3.22 Hiệu lực của thuốc Gu Chung Jinh 25 DP đối với mọt gạo (S. oryzae) (tại Cục Bảo vệ thực vật, 1998)

Hiệu lực (%) so sánh ANOVA (P<0,05)

Thời gian kiểm tra

sau xử lý thuốc (ngày) Công thức 0,4 ‰ Công thức 1 ‰

4 18,7 a 48,2 a

7 29,6 a 57,2 ab

14 51,4 ab 70,1 b

30 60,2 b 75,9 bc

90 95,9 d 97,9 d Trung bình so sánh ANOVA

(P<0,05)

56,3 ± 4,06 ab 72,5 ± 7,45 bc

Ghi chú: Giá trị với các chữ cái (a, b, c, d) khác nhau trong cùng một hàng chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95%

Kết quả thí nghiệm ở hai mức liều l−ợng là 0,46 kg/tấn và 0,92 kg/tấn thóc (t−ơng ứng với 10 và 20 kg/ngăn kho cuốn tích l−ợng 110 tấn thóc) đối với các loài côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ tại Việt Yên, Bắc Giang cho thấy hiệu lực của thuốc GCJ cao nhất chỉ đạt 43% ở công thức 0,46 kg/tấn tại thời điểm 30 ngày sau khi xử lý thuốc và 71% ở công thức 0,92 kg/tấn tại thời điểm 45 ngày sau xử lý thuốc. ở công thức xử lý 0,46 kg/tấn, hiệu lực của thuốc GCJ chỉ duy trì đ−ợc trong khoảng thời gian 45 ngày sau xử lý. Kết quả so sánh thống kê cho thấy hiệu lực của thuốc GCJ ở hai mức liều l−ợng thí nghiệm tại tất cả các thời điểm kiểm tra sau xử lý thuốc là hoàn toàn khác nhau (bảng 3.24).

Bảng 3.23 Hiệu lực của thuốc Gu Chung Jinh 25 DP đối với mọt đục hạt nhỏ (R. dominica) (tại Cục Bảo vệ thực vật, 1998)

Hiệu lực (%) so sánh ANOVA (P<0,05) Thời gian kiểm tra sau xử lý

thuốc (ngày) Công thức 0,4 ‰ Công thức 1 ‰

4 35,1 a 56,5 b 7 45,1 a 69,4 bc 14 69,3 bc 77,0 bc 30 80,6 c 79,6 c 60 89,4 cd 93,5 d 90 98,6 d 99,7 d Trung bình so sánh ANOVA (P<0,05) 69,7 ± 6,24 bc 79,3 ± 6,23 c

Ghi chú: Giá trị với các chữ cái (a, b, c) khác nhau trong cùng một hàng chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95%

Kết quả ở bảng 3.22, 3.23 và 3.24 cho thấy hiệu lực của thuốc GCJ đối với côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ đổ rời thấp hơn nhiều so với kết quả của thí nghiệm trong phòng với mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ. Theo chúng tôi, nguyên nhân chủ yếu là do tác động của biện pháp cào đảo khối thóc th−ờng xuyên theo quy định [8] đã làm cho thuốc GCJ bị chìm dần xuống lớp thóc phía d−ới có độ sâu khoảng 80-100 cm nên nồng độ thuốc bị loãng đi (giảm một nửa) so với tính toán ban đầu cho 50 cm lớp thóc bề mặt, hiệu lực của thuốc theo đó cũng bị giảm đi với giá trị t−ơng ứng.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi hoàn toàn thống nhất với kết quả nghiên cứu Hsieh et al. (1983) về hiệu lực của thuốc Deltamethrin và của Bengston et al. (1984) khi thử nghiệm hiệu lực của thuốc Deltamethrin với một số loài côn trùng gây hại trong kho (dẫn theo Snelson, 1987) [139].

Bảng 3.24 Hiệu lực của thuốc Gu Chung Jinh 25 DP đối với côn trùng gây hại trong kho thóc dự trữ tại Việt Yên, Bắc Giang (1999)

Hiệu lực (%)

so sánh ANOVA (P<0,05) Thời điểm kiểm tra

sau xử lý thuốc (ngày)

Công thức 0,46 kg/tấn Công thức 0,92 kg/tấn 15 31,2 a 57,6 b 30 43,0 b 64,4 bc 45 5,9 a 71,0 c 60 0 51,3 b 75 0 42,0 a 90 0 15,2 a

Ghi chú: Giá trị với các chữ cái (a, b, c) khác nhau trong cùng một hàng chỉ sự sai khác có ý nghĩa ở mức xác suất 95%

Một phần của tài liệu Nghiên cứu côn trùng trong kho thóc dự trữ đổ rời ở miền bắc việt nam và biện pháp phòng trừ (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)