Biến động mật độ quần thể mọt gạo (Sitophilus oryzae) và mọt đục

Một phần của tài liệu Nghiên cứu côn trùng trong kho thóc dự trữ đổ rời ở miền bắc việt nam và biện pháp phòng trừ (Trang 66 - 74)

III IV Thời gian đẻ

3.2.5.1 Biến động mật độ quần thể mọt gạo (Sitophilus oryzae) và mọt đục

hạt nhỏ (Rhizopertha dominica) trong kho thóc dự trữ đổ rời

Tại Tổng kho Dự trữ Đông Anh, Hà Nội

0 5 10 15 20 25 30 35 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Thời điểm kiểm tra sau thí nghiệm (ngày)

Mật độ (con/kg)

CT I CT II CT III

Hình 3.9 Sự tăng tr−ởng quần thể mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ nuôi trong phòng thí nghiệm

Kết quả điều tra 3 ngăn kho thóc dự trữ đổ rời năm 2002 cho thấy mật độ quần thể mọt gạo có xu h−ớng tăng dần, nh−ng với tốc độ chậm trong khoảng 110 ngày bảo quản đầu tiên và chỉ đặc biệt tăng nhanh ở thời điểm 120-130 ngày bảo quản. Mật độ quần thể mọt gạo đạt đ−ợc 2 đỉnh cao số l−ợng tại thời điểm 20-30 ngày và 60-70 ngày bảo quản. Giá trị mật độ quần thể mọt gạo tại 2 đỉnh cao số l−ợng này không lớn và chỉ đạt từ 5-16 con/kg nên không quan trọng. Mật độ quần thể mọt gạo đạt đ−ợc tại thời điểm 130 ngày bảo quản là rất cao, cụ thể ở từng kho L7A2; L7A1 và L3A2 với mật độ quần thể t−ơng ứng là 13; 18 và 80 con/kg. (hình 3.10).

Trong khi đó, mật độ quần thể mọt đục hạt nhỏ trong các kho thóc dự trữ đổ rời tại Đông Anh lại có xu h−ớng tăng nhanh trong 60 ngày bảo quản đầu

tiên và đạt đ−ợc 2 đỉnh cao số l−ợng. Mật độ quần thể mọt đục hạt nhỏ tại các đỉnh cao số l−ợng đạt giá trị phổ biến từ 10-23 con/kg, cao nhất là 27 con/kg ở kho L7A2 tại thời điểm 60 ngày. Sau thời điểm này, mật độ quần thể mọt đục hạt nhỏ giảm liên tục trong khoảng thời gian từ 60-130 ngày; ở giai đoạn này, mật độ quần thể mọt đục hạt nhỏ giảm đi gần 20 lần so với giá trị mật độ tại các đỉnh cao số l−ợng ở giai đoạn tr−ớc đó và có thời điểm bằng không. Mật độ quần thể mọt đục hạt nhỏ sau đó lại bắt đầu tăng lên ở thời điểm 140 ngày bảo quản (trừ kho L7A1 vẫn tiếp tục giảm). Kết hợp với số liệu ở hình 3.16; 3.17 và 3.18, chúng tôi cho rằng các loài kẻ thù tự nhiên là một trong những yếu tố tác động tới sự giảm đáng kể mật độ quần thể mọt đục hạt nhỏ ở giai đoạn tiếp theo (hình 3.11).

Thời điểm điều tra sau khi thóc nhập kho (ngày) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 Mật độ (con/kg)

Kho L3-A2 Kho L7-A2 Kho L7-A1

Hình 3.10 Biến động mật độ quần thể mọt gạo (S. oryzae) trong kho thóc dự trữ tại Đông Anh, Hà Nội năm 2002

0 5 10 15 20 25 30 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140

Thời điểm điều tra sau khi thóc nhập kho (ngày)

Mật độ (con/kg)

Kho L3-A2 Kho L7-A2 Kho L7-A1

Hình 3.11 Biến động mật độ quần thể mọt đục hạt nhỏ (R.dominica) trong kho thóc dự trữ tại Đông Anh, Hà Nội năm 2002

Tại Tổng kho Dự trữ Đại Từ, Thái Nguyên

Kết quả điều tra các kho thóc dự trữ đổ rời tại Đại Từ, Thái Nguyên cho thấy mật độ quần thể mọt gạo (S. oryzae) cũng có xu h−ớng tăng dần và chậm trong khoảng 120 ngày bảo quản đầu tiên và đạt đ−ợc 2 đỉnh cao số l−ợng tại các thời điểm 30 và 70 ngày (trừ kho N5). Giá trị mật độ quần thể mọt gạo ở các đỉnh cao số l−ợng không lớn và chỉ đạt từ 8-15 con/kg nên không quan trọng. Mật độ quần thể mọt gạo bắt đầu tăng nhanh từ thời điểm 120 ngày và đạt cao nhất tại thời điểm 140 ngày với giá trị từ 21-31 con/kg. Nh− vậy, biến động mật độ quần thể mọt gạo trong các kho thóc dự trữ tại Đại Từ, Thái nguyên cũng t−ơng tự nh− trong các kho thóc dự trữ tại Đông Anh, Hà Nội (hình 3.12).

0 5 10 15 20 25 30 35 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 Thời điểm điều tra sau khi thóc nhập kho (ngày)

Mật độ (con/kg)

Kho N5 Kho N6 Kho N7

Hình 3.12 Biến động mật độ quần thể mọt gạo (S. oryzae) trong kho thóc dự trữ tại Đại Từ, Thái Nguyên năm 2002

Trong khi đó, biến động mật độ quần thể mọt đục hạt nhỏ (R. dominica)

trong các kho thóc dự trữ tại Đại Từ, Thái Nguyên lại có xu h−ớng giảm từ sau khi thóc nhập kho cho đến thời điểm 120-130 ngày bảo quản. Tốc độ giảm mạnh nhất trong khoảng thời gian từ 60-120 ngày. Chính vì vậy, biến động mật độ quần thể mọt đục hạt nhỏ trong các kho thóc N6 và N7 không có đỉnh cao số l−ợng rõ rệt; duy nhất chỉ có ở kho N5 đạt đ−ợc 1 đỉnh cao số l−ợng tại thời điểm 30 ngày với giá trị mật độ quần thể không cao (13 con/kg). Sau thời điểm này, mật độ quần thể mọt đục hạt nhỏ bắt đầu tăng lên ở thời điểm từ 130-140 ngày. Nhìn chung, đ−ờng biểu diễn biến động mật độ quần thể mọt đục hạt nhỏ trong các kho thóc dự trữ tại Đại Từ, Thái Nguyên cũng t−ơng tự nh− trong các kho thóc dự trữ tại Đông Anh, Hà Nội. Kết hợp với số liệu ở hình 3.16; 3.17 và 3.18, chúng tôi cũng cho rằng các loài kẻ thù tự nhiên là một trong những yếu tố tác động tới sự giảm đáng kể mật độ quần thể mọt đục

hạt nhỏ ở giai đoạn từ 60-120 ngày bảo quản (hình 3.13). 0 2 4 6 8 10 12 14 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140

Thời điểm điều tra sau khi thóc nhập kho (ngày)

Mật độ (con/kg)

Kho N5 Kho N6 Kho N7

Hình 3.13 Biến động mật độ quần thể mọt đục hạt nhỏ (R. dominica) trong kho thóc dự trữ tại Đại Từ, Thái Nguyên năm 2002

Tại Tổng kho Dự trữ Thuận Châu, Sơn La

Biến động mật độ quần thể mọt gạo (S. oryzae) trong các kho thóc dự trữ tại Thuận Châu, Sơn La cũng có xu h−ớng tăng dần và chậm từ sau khi thóc nhập kho tới thời điểm 120 ngày bảo quản. Trong thời kỳ này, mật độ quần thể mọt gạo không đạt đ−ợc đỉnh cao số l−ợng rõ rệt. Giá trị mật độ quần thể mọt gạo trong giai đoạn này chỉ dao động trong khoảng 10 con/kg nên không quan trọng. Từ thời điểm 130-140 ngày, mật độ quần thể mọt gạo bắt đầu tăng lên nhanh chóng và đạt giá trị từ 19-28 con/kg tại thời điểm 140 ngày. Đ−ờng cong biểu diễn biến động mật độ quần thể mọt gạo trong các kho thóc dự trữ tại Thuận Châu, Sơn La cũng t−ơng tự nh− trong các kho thóc dự trữ tại Đông Anh, Hà Nội và Đại Từ, Thái Nguyên. Kết hợp với số liệu ở hình 3.16; 3.17 và 3.18, chúng tôi cũng cho rằng các loài kẻ thù tự nhiên là một trong những yếu tố ảnh h−ởng đến sự tăng tr−ởng mật độ quần thể mọt gạo trong các kho thóc dự trữ tại Thuận Châu, Sơn La (hình 3.14).

Thời điểm điều tra sau khi thóc nhập kho (ngày) 0 5 10 15 20 25 30 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 Mật độ (con/kg)

Kho N1 Kho N3 Kho N5

Hình 3.14 Biến động mật độ quần thể mọt gạo (S. oryzae) trong kho thóc dự trữ tại Thuận Châu, Sơn La năm 2002

T−ơng tự với các kho thóc dự trữ đổ rời tại Đông Anh, Hà Nội và Đại Từ, Thái Nguyên; mật độ quần thể mọt đục hạt nhỏ (R. dominica) trong các kho thóc dự trữ tại Thuận Châu, Sơn La cũng có xu h−ớng giảm từ khi thóc nhập kho đến thời điểm 120 ngày bảo quản. Mật độ quần thể mọt đục hạt nhỏ cũng giảm đặc biệt nhanh trong khoảng thời gian từ 60-120 ngày bảo quản. Sau thời điểm này, mật độ quần thể mọt đục hạt nhỏ bắt đầu tăng lên và đạt đ−ợc 1 đỉnh cao số l−ợng tại thời điểm 130-150 ngày bảo quản. Kết hợp với số liệu ở hình 3.16; 3.17 và 3.18, chúng tôi cũng cho rằng các loài kẻ thù tự nhiên là một trong những yếu tố tác động tới sự giảm đáng kể mật độ quần thể mọt đục hạt nhỏ trong các kho thóc dự trữ tại Thuận Châu, Sơn La ở giai đoạn 60-120 ngày bảo quản (hình 3.15).

Thời điểm điều tra sau khi thóc nhập kho (ngày) 0 2 4 6 8 10 12 14 16 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120 130 140 Mật độ (con/kg)

Kho N1 Kho N3 Kho N5

Hình 3.15 Biến động mật độ quần thể mọt đục hạt nhỏ (R. dominica) trong kho thóc dự trữ tại Thuận Châu, Sơn La năm 2002

So sánh quả nghiên cứu biến động mật độ quần thể mọt gạo, mọt đục hạt nhỏ trong các kho thóc dự trữ đổ rời tại Đông Anh, Hà Nội; Đại Từ, Thái Nguyên và Thuận Châu, Sơn La (hình 3.10, 3.11, 3.12, 3.13, 3.14 và 3.15) với sự tăng tr−ởng quần thể hai loài côn trùng này trong phòng thí nghiệm (hình 3.9); chúng tôi nhận thấy, trong kho thóc dự trữ đổ rời, quần thể mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ tăng tr−ởng chậm hơn nhiều so với trong thí nghiệm phòng. Nguyên nhân là do trong kho thóc dự trữ đổ rời có rất nhiều loài côn trùng có tác động qua lại lẫn nhau nh− sự cạnh tranh khác loài và tác động của kẻ thù tự nhiên. Bên cạnh đó, các yếu tố ngoại cảnh nh− nhiệt độ và độ ẩm khối hạt cũng hoàn toàn khác với thí nghiệm trong phòng.

Từ kết quả nghiên cứu về biến động mật độ quần thể mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ trong các kho thóc dự trữ tại Đông Anh, Hà Nội; Đại Từ, Thái Nguyên và Thuận Châu, Sơn la, chúng tôi tóm tắt biến động mật độ quần thể hai loài côn trùng này theo 3 giai đoạn nh− sau:

phát điểm thấp và tăng không đáng kể trong khi mật độ quần thể mọt đục hạt nhỏ có xuất phát điểm cao và tăng hoặc giảm không giống nhau giữa 3 địa điểm nghiên cứu.

- Giai đoạn 2 (từ 60 đến 120 ngày bảo quản): Mật độ quần thể mọt gạo vẫn có xu h−ớng tăng chậm (thay đổi không lớn) trong khi đó mật độ quần thể mọt đục hạt nhỏ giảm mạnh và có thời điểm bằng không.

- Giai đoạn 3 (sau thời điểm 120 ngày bảo quản): Mật độ quần thể mọt gạo và mọt đục hạt nhỏ đều tăng nhanh và đạt đỉnh cao số l−ợng quan trọng tại thời điểm 140 ngày.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu côn trùng trong kho thóc dự trữ đổ rời ở miền bắc việt nam và biện pháp phòng trừ (Trang 66 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)