Khi hai bên đối tác chưa từng đàm phán với nhau, để cuộc đàm phán diễn ra thuận lợi, cần có người làm trung gian, hay “ trọng tài”. Trong trường hợp này, bên thứ ba tham gia phải là người đã có mối quan hệ tích cực với cả hai bên đối tác.
Ví dụ
Giám đốc hai công ty hợp tác đều quan tâm đến việc sáng lập công ty. Trên thực tế, họ biết rằng nếu cứ để như hiện tại, công ty của họ sẽ làm ăn thua lỗ. Vấn đề ở đây là họ đã gặp nhau hai lần trước khi tiến hành đàm phán về việc sát nhập. Vì mỗi bên đều có ý kiến riêng nên họ thường đứng dậy mà không giải quyết được vấn đề, và mối quan hệ của họ trở nên tồi tệ. Trong khung cảnh đó đã có mặt một bên trước đây cung cấp thiết bị cho cả hai công ty và cả hai giám đốc đều rất tin tưởng. Người bán hàng này nói chuyện riêng với từng giám đốc về việc sát nhập công ty và sắp xếp một cuộc nói chuyện trực tiếp cho cả hai bên để tiến tới kết quả tốt đẹp nhất.
Biện pháp
Tất nhiên, một bên có thể từ chối việc làm với bên trung gian. Nhưng trong ví dụ này, việc phản đối đó không nằm trong mối quan tâm của cả hai bên.
Nếu bạn đồng ý sự có mặt của bên trung gian trong khi đàm phán, chúng tôi có hai lời khuyên. Thứ nhất, bạn phải xác minh bên trung gian có công bằng, không nghiêng về một phía không. Kiểm tra độ chính xác của thông tin mà bên trung gian đưa ra. Nếu cần, hãy nói chuyện với người đã từng làm việc với bên trung gian đó để chắc chắn tính cách của họ trung thực và khả năng có thể tin được. Thứ hai, xác định rõ mức chi phí hoặc giá cả dịch vụ của bên trung gian để không đưa ra những hoá đơn và yêu cầu bất ngờ làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ của người đó.