KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá các thế hệ con lai giữa các giống lúa chịu hạn địa phương và giống lúa cải tiến (Trang 107 - 109)

5.1. Kết luận

- Các dòng, giống lúa chịu hạn địa phương là những dòng cao cây, bộ lá xòe, tỷ lệ hạt chắc thấp, kích thước hạt lớn, khối lượng 1000 hạt lớn và có năng suất thấp.

- Đa số các tính trạng của con lai F1 giữa các dòng, giống lúa chịu hạn địa phương làm mẹ và giống lúa Q5 làm bố có biểu hiện ưu thế lai, cụ thể như sau: + Các tính trạng về cấu trúc thân lá bao gồm chiều cao cây, chiều dài các lóng; chiều dài, chiều rộng và góc độ của 3 lá cuối cùng đã không được cải thiện đáng kể theo hướng thấp cây. Đa số các tổ hợp lai có cấu trúc thân lá thiên về lúa chịu hạn địa phương làm mẹ.

+ Các tính trạng như thời gian sinh trưởng, tỷ lệ nhánh hữu hiệu, số hạt trên bông, số hạt chắc trên bông, số gié cấp 1, khối lượng 1000 hạt đã được cải thiện đáng kể theo hướng giảm thời gian sinh trưởng, tăng tỷ lệ nhánh hữu hiệu, tăng số hạt trên bông, tăng số hạt chắc trên bông, tăng số gié cấp 1 và khối lượng 1000 hạt.

- Có 4 dòng, giống lúa chịu hạn địa phương có khả năng kết hợp cao với giống lúa Q5 là G1, G3, G10 và G11, đồng thời con lai của chúng ở thế hệ F1 cũng có năng suất lý thuyết cao nhất. Trong đó:

+ Dòng G11 có khả năng kết hợp với giống Q5 ở tính trạng năng suất cá thể, khối lượng 1000 hạt, số hạt trên bông và số hạt chắc trên bông.

+ Dòng G3 có khả năng kết hợp cao với giống Q5 ở tính trạng số hạt trên bông và năng suất cá thể.

+ Dòng G10 có khả năng kết hợp cao với giống Q5 ở tính trạng chiều dài hạt thóc và khối lượng 1000 hạt, chiều rộng hạt thóc, số hạt trên bông và năng suất cá thể.

+ Dòng G1 có khả năng kết hợp cao với giống Q5 ở tính trạng số nhánh hữu hiệu và năng suất cá thể.

- Trong điều kiện hoàn toàn nhờ nước trời cấu trúc quần thể phân ly F2 có một số đặc điểm sau:

+ Trong điều kiện xử lý hạn, các cây trong quần thể F2 của các tổ hợp lai có các phản ứng khác nhau với điều kiện hạn. Trong đó có 30% số cá thể

không cuốn và số còn lại có lá bị cuốn vào thời điểm nghiên cứu. Bước đầu có thể kết luận chúng phân ly theo quy luật lai một cặp tính trạng và phân ly cho tỷ lệ 3 cuốn : 1 không cuốn.

+ Các tính trạng như chiều dài hạt thóc, chiều rộng hạt thóc và các tính trạng chất lượng như màu sắc tai lá, màu sắc mỏ hạt… thì sự phân ly của các tính trạng đó đều tuân theo quy luật phân ly của Menden trong lai đơn.

+ Quần thể F2 về chiều dài bông thu được đều có biểu hiện tăng tiến âm và có từ 79,90 đến 96,63% số cá thể trong quần thể F2 của các tổ hợp lai có chiều dài bông ngắn hơn so với giống Q5.

+ Quần thể F2 về chiều cao cây thu được đều có biểu hiện tăng tiến âm và có xu hướng giống với chiều cao cây của giống lúa cải tiến Q5. Trong đó có từ 19,44 đến 68,42% số cá thể trong quần thể F2 của các tổ hợp lai có chiều cao cây thuộc nhóm trung gian và 23,58 đến 80,56% số cá thể trong quần thể F2 có chiều cao cây thuộc nhóm bán lùn.

+ Quần thể F2 về năng suất cá thể của tất cả các tổ hợp lai đều có biểu hiện tăng tiến âm và có xu hướng giống với năng suất cá thể của các dòng, giống lúa chịu hạn địa phương.

5.2. Kiến nghị

Tiếp tục công tác đánh giá và chọn lọc các thế hệ phân ly tiếp theo nhằm mục chọn ra được các dòng vừa có năng suất chấp nhận được, vừa có kiểu cây thâm canh và đặc biệt là có khả năng chịu hạn.

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá các thế hệ con lai giữa các giống lúa chịu hạn địa phương và giống lúa cải tiến (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)