Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá các thế hệ con lai giữa các giống lúa chịu hạn địa phương và giống lúa cải tiến (Trang 44 - 46)

3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Chun b ht lai

Các dòng, giống bố mẹ được trồng tuần tự theo phương pháp tập đoàn không lặp lại. Mỗi dòng, giống trong thí nghiệm được trồng 3 hàng, đảm bảo hàng cách hàng 25 cm, cây cách cây 10 cm.

Đến thời kỳ cây lúa trổ bông, tiến hành chọn lọc các cá thểưu tú và đại diện theo bảng mô tả (phụ lục 2) và tiến hành lai giữa các dòng, giống lúa chịu hạn với giống lúa cải tiến Q5 theo phương pháp truyền thống, trích dẫn qua [13].

3.3.2. Thí nghim 1 - Thí nghim đánh giá kh năng kết hp ca các dòng,

ging lúa chu hn đa phương vi ging lúa ci tiến Q5

- Thời gian và địa điểm:

Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Mùa 2007 tại cánh đồng thuộc khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Gieo mạ ngày 25/06/2007, cấy ngày 15/7/2007. Thu hoạch tháng 10/2007.

- Bố trí thí nghiệm:

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), 3 lần lặp lại, diện tích ô thí nghiệm tùy thuộc vào lượng hạt lai F1 thu được từ

việc lai giữa các dòng, giống lúa chịu hạn địa phương với giống lúa cải tiến Q5 trong vụ Xuân 2007. Tuy nhiên đạt tối thiểu 12 cá thể/lần lặp lại với khoảng cách hàng cách hàng 25 cm, cây cách cây 10 cm, các ô thí nghiệm bố

trí cách nhau 35 cm [11], [58].

Các con lai được trồng kèm theo với các dòng mẹ để kiểm tra các cá thể lai thật và lai giả.

- Biện pháp kỹ thuật:

Làm mạ, ngâm ủ, gieo: tiến hành như sản xuất bình thường. Tuy nhiên, đối với hạt lai F1 được tiến hành phá ngủ nghỉ bằng nhiệt độ 510C trong 72h.

Trong quá trình ngâm ủ các hạt lai được tiến hành trong môi trường vô trùng để đảm bảo các cây lai sinh trưởng phát triển tốt.

Phân bón cho lúa: Lượng phân bón hoá học 80N + 80P2O5 + 40K2O (kg/ha), phân chuồng 10 tấn/ha. Bón lót toàn bộ phân lân và phân chuồng. Phân đạm bón thúc, chia thành 3 giai đoạn: 3-5 lá; 6-8 lá; phân hoá đòng. Kali cũng được bón thúc vào 2 giai đoạn, đợt 1: 50%; đợt 3: 50%.

Mật độ cấy: 50 khóm/m2 (1 dảnh/khóm), mật độ là như nhau cho tất cả

các công thức ở các thời điểm khác nhau của thí nghiệm

Làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh thực hiện bình thường như sản xuất đại trà.- - Chỉ tiêu theo dõi:

Lấy mẫu mỗi ô, theo dõi tất cả các cây trong các lần lặp lại. Tiến hành theo dõi các tính trạng theo phương pháp đánh giá cây lúa của IRRI năm 2002, cụ thể như sau:

+ Theo dõi một số tính trạng nông học như: thời gian sinh trưởng, đơn vị

tính là ngày, được tính từ khi cây lúa nảy mầm cho đến khi chín hoàn toàn; chiều cao cây, đơn vị tính là cm, được tính từ mặt đất đến điểm cao nhất của bông chính; số nhánh tối đa và số nhánh hữu hiệu, đơn vị tính số dảnh, được đếm trên từng cá thể theo dõi...

+ Theo dõi một số đặc điểm hình thái: màu sắc thân lá; màu của vòi nhụy, vỏ hạt, vỏ trấu và màu sắc gạo lật; chiều dài và chiều rộng lá đòng, lá công năng và lá thứ 3; góc độ lá đòng; chiều dài cổ bông; chiều dài bông; số

gié cấp 1; chiều dài hạt thóc và chiều rộng hạt thóc…

+ Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất: số hạt/bông; số hạt chắc/bông; khối lượng 1000 hạt; năng suất cá thể; năng suất lý thuyết…

+ Theo dõi sâu bệnh hại và độ cuốn lá khi có hạn xảy ra theo thang điểm của IRRI, 2002 [47].

Một phần của tài liệu [Luận văn]đánh giá các thế hệ con lai giữa các giống lúa chịu hạn địa phương và giống lúa cải tiến (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)