4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.3. Chiều cao cây cuối cùng
Một trong các đặc điểm nổi bật của các dòng, giống lúa địa phương là có chiều cao cây rất cao. Tính trạng cao cây do gen trội quy định. Mặc dù trong các phép lai đã sử dụng giống Q5 (là dạng thấp cây), nhưng chiều cao cây của các tổ hợp lai vẫn không thay đổi đáng kể so với các giống lúa chịu hạn địa phương trong thí nghiệm. Mặc dù tính trạng này chưa được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, đã có một số tổ hợp lai như TH9, TH8, TH4, TH11 đã có cải thiện theo hướng thấp cây của giống Q5. Kết quả thực nghiệm ở bảng 4.1a và bảng 4.1b cho thấy: dòng mẹ G9 có chiều cao là 183,08 cm nhưng kết quả khi lai với giống Q5 cho con lai có chiều cao là 162,39cm (TH9); dòng mẹ G8 có chiều cao là 172,03 cm nhưng con lai của chúng có chiều cao cây là 155,36 cm (TH8), dòng mẹ G4 có chiều cao là 177,12 cm nhưng con lai của chúng có chiều cao cây là 169,38 cm (TH4); và dòng mẹ G11 có chiều cao là 170,09 cm nhưng kết quả khi lai với Q5 cho con lai có chiều cao là 166,78 cm (TH11). Các trường hợp còn lại TH1, TH3, TH5, TH6, TH10 có chiều cao cây cao hơn các dòng, giống bố mẹ của chúng.
Trong các tổ hợp lai thì TH1 có chiều cao cây cuối cùng cao nhất đạt 173,40 cm. Thấp nhất là TH6 với chiều cao cây cuối cùng đạt 124,18 cm. Trong các dòng, giống bố mẹ thì G9 là dòng có chiều cao cây cuối cùng cao nhất đạt 183,08 cm, thấp nhất là dòng G6 và giống Q5 có chiều cao cây tương
ứng là 107,44 cm và 107,01 cm.
Như vậy, khi lai giữa giống lúa chịu hạn địa phương và giống lúa cải tiến, có 6 trong tổng số 11 tổ hợp lai đã được cải thiện về chiều cao cây thiên về giống Q5. Kết quả ở bảng 4.1c cho thấy: Con lai F1 trong các phép lai giữa dòng, giống lúa chịu hạn địa phương với giống lúa cải tiến Q5 có biểu hiện ưu thế lai dương, trong đó có 9 trong tổng số 11 tổ hợp lai có biểu hiện siêu trội
dương (hp > 1). Do đó, trong công tác lai giống, để con lai có chiều cao cây thuộc nhóm trung gian thì bố mẹ của chúng cũng phải có chiều cao cây thuộc nhóm thấp hơn hoặc tương đương.