3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.3. Thí nghiệm 2 Đánh giá thế hệ phân ly F2 của 11 tổ hợp lai trong
điều kiện canh tác nhờ nước trời
- Thời gian và địa điểm:
Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Xuân 2008 tại Trại thực nghiệm Nông học, Khoa Nông Lâm Ngư, Trường Đại học Vinh. Gieo hạt tháng 12 năm 2007, thu hoạch vào tháng 06 năm 2008.
- Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), 2 lần lặp lại. Diện tích ô thí nghiệm 3 m2. Các ô thí nghiệm được thực hiện ngẫu nhiên hóa bằng phần mềm IRRISTAT ver 5.0. Tiến hành gieo số
lượng hạt tối thiểu cho mỗi ô thí nghiệm là 150 cá thể/tổ hợp lai. Số lượng cá thể
được bố trí theo khuyến cáo của Slavko Borojevié (1990) [66]. Hạt lai thế hệ
phân ly F2 của mỗi tổ hợp lai được trồng thành 6 hàng, mỗi hàng 25 cây, hàng cách hàng 25 cm, cây cách cây 10 cm, các ô thí nghiệm bố trí cách nhau 35 cm.
- Biện pháp kỹ thuật:
Tiến hành chọn chân ruộng cao, ruộng khô, có mực nước ngầm thấp. Làm đất khô ở ruộng gieo cạn, cầy bừa kĩ, dùng dây chia ruộng thành các ô theo kích thước đã chọn. Rạch hàng nông 3 cm dọc trên mặt luống, gieo hạt bằng tay, 3 hạt/hốc. Số lượng hạt ở mỗi tổ hợp lai như nhau. Lấp đất kín hạt. Tủ một lớp rơm mỏng đã loại bỏ các hạt lúa để tạo độ ẩm cho đất và hạn chế cỏ dại.
Lượng phân bón hoá học 80N + 80P2O5 + 40K2O (kg/ha), phân chuồng 10 tấn/ha. Bón lót toàn bộ phân lân và phân chuồng. Phân đạm bón thúc, chia thành 3 giai đoạn: 3-5 lá; 6-8 lá; phân hoá đòng. Kali cũng được bón thúc vào 2 giai đoạn, đợt 1: 50%; đợt 3: 50%.
trừ sâu bệnh bình thường như sản xuất. - Chỉ tiêu theo dõi:
Tiến hành quan sát toàn bộ số cây có trong mỗi ô thí nghiệm. Trong thí nghiệm này, các tính trạng được đánh giá theo phương pháp của IRRI năm 2002 [47], việc nghiên cứu tập trung vào một số tính trạng cụ thể như sau:
+ Chiều cao cây cuối cùng, đơn vị tính là cm, được đo từ mặt đất tới điểm cao nhất của bông chính khi cây lúa chín sữa.
+ Chiều dài bông, đơn vị tính là cm, được đo từ gốc bông đến điểm đầu của bông.
+ Chiều dài hạt, đơn vị tính là mm, được tính từ điểm đầu đến điểm cuối của hạt không kể râu.
+ Chiều rộng hạt, đơn vị tính là mm, được tính tại điểm rộng nhất của hạt. + Năng suất cá thể, đơn vị tính gam/cây, được tính bằng cách cân khối lượng hạt thu được từ một cây.
+ Theo dõi một vài tính trạng đặc điểm hình thái như màu sắc tai lá và màu sắc vỏ hạt.
3.3.4. Thí nghiệm 3 - Đánh giá mức độ cuốn vào của lá của các quần thể
phân ly F2 trong điều kiện hạn.
Trên ruộng của thí nghiệm 2, sau khi cây lúa cây lúa sinh trưởng được 35 - 40 ngày, tiến hành xử lý hạn cho quần thể phân ly F2 của các tổ hợp lai bằng cách dùng nilon che ruộng thí nghiệm ở lần lặp lại thứ nhất để ngăn cản nước mưa. Khoảng cách từ mặt đất đến mái nilon là 2 m. Sau 4 tuần xử
lý, mái nilon được tháo bỏ để cây lúa phục hồi sinh trưởng. Độ cuốn vào của lá được được đánh giá vào thời điểm ít nhất sau 2 tuần xử lý hạn. Cách đánh giá cụ thể như sau [47]:
Thang điểm (Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng)
0 Các lá khỏe mạnh 1 Các lá bắt đầu cuốn nhẹ
3 Lá cuốn hình chữ V 5 Lá cuốn hình chữ U
7 Mép lá chạm vào nhau hay lá cuồn hình chữ O 9 Lá cuốn hoàn toàn
- Cơ sở khoa học: Sự cuốn vào của lá trong thời điểm bị hạn để ngăn cản sự thoát hơi nước của cây thông qua việc đóng các lỗ khí, do vậy sự trao đổi không khí và lượng CO2 đi vào cây bị giảm và dẫn đến quang hợp cũng sẽ bị
giảm. Sự cuốn vào của lá làm giảm bề mặt quang hợp, sự hấp thụ ánh sáng và điều đó dẫn đến giảm quá trình đồng hóa của cây. Sự cuốn vào của lá được xem như là triệu chứng đầu tiên của cây khi gặp hạn. Nó phản ánh sự bất lực của lá cây trước đòi hỏi về lượng bốc hơi nước của cây trồng.
- Thời điểm đánh giá: Lúc cây lúa ở thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng tương ứng với thời điểm cây lúa đẻ được 2 đến 3 dảnh cho đến khi cây lúa kết thúc đẻ nhánh.
- Cách đánh giá: Tiến hành quan sát các triệu chứng của lá ở tất cả các cá thể trong quần thể của từng tổ hợp trong thời điểm từ 16h00 đến 18h00.