4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2.1. Đặc điểm lá đòng
Chiều dài lá đòng của các tổ hợp lai và các dòng, giống bố mẹ đều thuộc nhóm có lá đòng trung bình đến dài. Các tổ hợp lai có chiều dài lá đòng biến động từ 35,42 - 53,21 cm. Tổ hợp lai có chiều dài lá đòng dài nhất là TH2 đạt 53,21 cm, các tổ hợp lai khác như TH5, TH10 có chiều dài lá đòng tương đương với TH2. Tổ hợp lai có chiều dài lá đòng ngắn nhất là TH7 đạt 35,42 cm, các tổ
hợp lai khác có chiều dài lá đòng tương đương với TH7 là TH1 TH6 và TH8. Chiều dài lá đòng của các dòng, giống bố mẹ biến động từ 34,22 - 50,17 cm. Dòng có chiều dài lá đòng dài nhất là G7 đạt 50,17 cm. Dòng có chiều dài lá đòng ngắn nhất là G1 đạt 34,22 cm, các dòng khác như G2, G4, G5 G11 có chiều dài lá đòng tương đương với dòng G1.
Chiều rộng lá đòng của các tổ hợp lai có xu hướng lớn hơn chiều rộng lá đòng của các dòng, giống bố mẹ. Kết quả thực nghiệm cho thấy, chiều rộng lá đòng trung bình của các tổ hợp lai đạt 1,98 cm và của các dòng, giống bố mẹ
đạt 1,94 cm. Dòng mẹ có chiều rộng lớn nhất là G10 (2,44 cm) và chính tổ hợp lai của chúng là TH10 (2,22cm) cũng là tổ hợp có chiều rộng lớn nhất. Dòng mẹ có chiều rộng nhỏ nhất là G6 (1,51cm) và tổ hợp lai TH6 (1,75cm) cũng có chiều rộng nhỏ nhất.
Kết quả theo dõi ở bảng 4.2a và 4.2b cho thấy, góc lá đòng của các dòng mẹ lớn hơn các tổ hợp lai và dòng bố. Góc lá lớn là một đặc điểm hạn chế của các dòng giống địa phương, tuy nhiên nó cũng là là một đặc tính thích nghi của giống với điều kiện khô hạn. Các dòng, giống bố mẹ có góc lá đòng trung bình là 29,500. Các tổ hợp lai có góc lá đòng trung bình là 26,680, riêng giống Q5 có góc lá đòng là 14,830.
Như vậy, cấu trúc lá đòng của các dòng, giống lúa chịu hạn có tính chất quyết định đến cấu trúc lá đòng của con lai F1. Trong công tác lai giống, để có
được những con lai có cấu trúc lá đòng đạt tiêu chuẩn thì nhất thiết bố mẹ của chúng phải có cấu trúc lá đòng đạt tiêu chuẩn vì con lai của chúng có biểu hiện ưu thế lai dương là chủ yếu. Kết quả phân tích mức độ biểu hiện của con lai F1 được trình bày ở bảng 4.2c. Qua bảng đó cho thấy: 7 trong tổng số 11 tổ
hợp lai có biểu hiện ưu thế lai dương về chiều dài lá đòng, 10 trong tổng số 11 tổ hợp lai có biểu hiện ưu thế lai dương về chiều rộng là đòng và 9 trong tổng số 11 tổ hợp lai có biểu hiện ưu thế lai dương về góc độ lá đòng. Trong đó:
+ Chiều dài lá đòng: Có 6 trong tổng số 11 tổ hợp lai có biểu hiện siêu trội dương (hp > 1). 3 tổ hợp lai là TH6, TH7 và TH8 có biểu hiện siêu trội âm thiên về dạng Q5 (hp < -1). 2 tổ hợp lai còn lại biểu hiện di truyền trung gian, trong đó tổ hợp lai TH1 biểu hiện trội không hoàn toàn thiên về dạng có lá đòng dài, biểu hiện ưu thế lai dương và TH9 cũng biểu hiện trội không hoàn toàn thiên về dạng có lá dòng ngắn, biểu hiện ưu thế lai âm.
+ Chiều rộng lá đòng: 6 trong tổng số 11 tổ hợp lai có biểu hiện siêu trội dương (hp > 1). 4 tổ hợp là TH2, TH8, TH10 và TH11 có biểu hiện trội không hoàn toàn thiên về dạng có chiều rộng lá đòng lớn, biểu hiện ưu thế lai dương. Riêng tổ hợp lai TH7 biểu hiện trội không hoàn toàn thiên về dạng có chiều rộng lá đòng nhỏm, biểu hiện ưu thế lai âm (-1 < hp < 0).
+ Góc độ lá đòng: 4 trong tổng số 11 tổ hợp lai có biểu hiện siêu trội dương (hp > 1) là TH2, TH3, TH7 và TH11. Tổ hợp lai TH6 biểu hiện trội không hoàn toàn thiên về dạng có góc lá đòng nhỏ, biểu hiện ưu thế lai âm (-1 < hp < 0). Các tổ hợp lai còn lại có biểu hiện di truyền trung gian (0 < hp < 1).
4.2.2. Đặc điểm của lá công năng
Ở các dòng, giống bố mẹ chiều dài lá công năng biến động từ 45,89 đến 67,73 cm. Dài nhất là dòng G8 đạt 67,73 cm, thấp nhất là G6 đạt 45,89 cm và giống Q5 cũng có chiều dài lá công năng tương đương với dòng G6. Còn chiều
rộng lá công năng của các dòng, giống bố mẹ biến động từ 1,33 đến 2,18 cm. Lớn nhất là dòng G10 đạt 2,18 cm, các dòng còn lại ngoại trừ G6 đều có chiều rộng lá công năng tương đương với G10.
Ở các tổ hợp lai, chiều dài lá công năng biến động từ 45,93 đến 66,33 cm. Tổ hợp lai có chiều dài lá công năng lớn nhất là TH5 đạt 66,33 cm, các dòng khác như TH3, TH10 có chiều dài tương đương với TH5. Còn chiều rộng lá công năng của các tổ hợp lai biến động từ 1,44 đến 1,99 cm, các dòng này có chiều rộng lá công năng không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05.
Kết quả phân tích về mức độ biểu hiện về cấu trúc lá công năng của con lai F1 giữa các dòng, giống chịu hạn địa phương với giống lúa cải tiến được trình bày ở bảng 4.2c cho thấy: 6 trong tổng số 11 tổ hợp lai có biểu hiện ưu thế lai dương về chiều dài lá công năng, 7 trong tổng số 11 tổ hợp lai có biểu hiện ưu thế lai dương về chiều rộng lá công năng và 10 trong tổng số 11 tổ
hợp lai có biểu hiện ưu thế lai dương về góc độ lá công năng. Trong đó:
+ Chiều dài lá công năng: Có 4 trong tổng số 11 tổ hợp lai có biểu hiện siêu trội dương (hp > 1) là TH1, TH3, TH5 và TH10. 2 tổ hợp là TH2 và TH11 có biểu hiện trội không hoàn toàn thiên về dạng có chiều dài lá công năng lớn, biểu hiện ưu thế lai dương (0 < hp < 1). Các tổ hợp lai còn lại biểu hiện trội không hoàn toàn thiên về dạng có chiều dài lá công năng nhỏ, biểu hiện ưu thế lai âm (-1 < hp < 0).
+ Chiều rộng lá đòng: 4 trong tổng số 11 tổ hợp lai có biểu hiện siêu trội dương (hp > 1) là TH1, TH3, TH4 và TH5. 3 tổ hợp là TH2, TH6 và TH10 có biểu hiện trội không hoàn toàn thiên về dạng có chiều rộng lá công năng lớn, biểu hiện ưu thế lai dương (0 < hp < 1). 2 tổ hợp lai có biểu hiện siêu trội âm (hp < -1) là TH7 và TH8. Các tổ hợp lai còn lại biểu hiện trội không hoàn toàn thiên về dạng có chiều rộng lá công năng nhỏ, biểu hiện ưu thế lai âm.
+ Góc độ lá công năng: 3 tổ hợp lai (TH7, TH10 và TH11) có biểu hiện siêu trội dương (hp > 1). Tổ hợp lai TH6 biểu hiện trội không hoàn toàn thiên về dạng có góc lá công năng nhỏ, biểu hiện ưu thế lai âm (-1 < hp < 0). Các dòng còn lại có biểu hiện di truyền trung gian thiên về dạng có góc lá công năng lớn, biểu hiện ưu thế lai dương (0 < hp < 1).
4.2.2. Đặc điểm của lá thứ 3
Ở các dòng, giống bố mẹ chiều dài lá thứ 3 biến động từ 44,02 đến 77,59 cm. Dài nhất là dòng G3 đạt 77,59 cm, thấp nhất là G6 đạt 44,02 cm và giống Q5 cũng có chiều dài lá thứ 3 tương đương với dòng G6. Còn chiều rộng lá thứ
3 của các dòng, giống bố mẹ biến động từ 1,21 đến 1,93 cm. Các dòng, giống này có chiều rộng lá thứ 3 không có sai khác ở mức ý nghĩa 0,05.
Ở các tổ hợp lai, chiều dài lá thứ 3 biến động từ 48,52 đến 67,88 cm. Tổ
hợp lai có chiều dài lá thứ 3 lớn nhất là TH3 đạt 67,88 cm, các dòng khác như
TH1, TH5 và TH10 có chiều dài tương đương với TH3. Còn chiều rộng lá thứ 3 của các tổ hợp lai biến động từ 1,27 đến 1,83 cm, các dòng này có chiều rộng lá thứ 3 không sai khác ở mức ý nghĩa 0,05.
Như vậy, cũng giống như lá đòng và lá công năng. Kết quả phân tích về mức độ biểu hiện (mức độ trội - lặn) ở bảng 4.2c về cấu trúc lá thứ 3 cho thấy: Đa số
các con lai F1 của các dòng, giống lúa chịu hạn địa phương và giống lúa cải tiến Q5 có biểu hiện ưu thế lai dương về chiều dài, chiều rộng và góc độ lá thứ 3.
Nhận xét chung:
Khi lai giữa giống lúa chịu hạn địa phương làm mẹ và giống lúa cải tiến làm bố thì cấu trúc bộ lá của con lai F1 có biểu hiện ưu thế lai dương thiên về
cấu trúc bộ lá của dòng, giống lúa chịu hạn địa phương. Do vậy, con lai F1 chưa có những cải thiện đáng kể về cấu trúc bộ lá.