Tiếp cận cách giải quyết vấn đề môi trờng trong quy hoạch.

Một phần của tài liệu “Bước đầu nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường và phát triển trong quy hoạch khai thác vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn” (Trang 50 - 52)

I. Hớng giải quyết vấn đề môi trờng trong quy hoạch và dự báo những vấn đề phát sinh.

1.1. Tiếp cận cách giải quyết vấn đề môi trờng trong quy hoạch.

Bản quy hoạch đã đề cập đến sự cần thiết phải bảo vệ môi trờng cho khu vực bãi bồi. Yếu tố môi trờng khá đợc chú trọng trong nội đầm của các chủ nuôi tôm nhằm đáp ứng các yêu cầu về quy trình kỹ thuật. Tuy nhiên, đây không thuộc phạm vi nghiên cứu của chuyên đề. Bởi vì, hoạt động đầu t cho môi trờng trong khu nội đầm thuộc về quy trình kỹ thuật của công nghệ nuôi, đã đợc các chủ đầm hạch toán trong giá trị sản phẩm. Các biện pháp bảo vệ môi trờng đợc nêu ra bao gồm:

- Trồng rừng ngập mặn ở bên ngoài đê Bình Minh 3 với diện tích 1000 ha (ngoài khu vực quy hoạch). Phần diện tích này tiếp giáp với biển.

Đứng trên quan điểm bảo vệ môi trờng việc trồng rừng ngập mặn có tác dụng khắc phục và phòng ngừa các hậu quả môi trờng. Tuy nhiên, nh bản quy hoạch nhìn nhận, trồng rừng ngập mặn trớc mắt không giải quyết đợc vấn đề nghèo đói vùng ven biển. Do vậy, trớc mắt việc nuôi tôm vẫn rất đợc coi trọng. Hoạt động nuôi tôm vẫn đợc tiến hành trong khu vực trồng rừng ngập mặn (với mức độ khai thác vừa phải là nuôi quảng canh).

Tuy vậy, bản quy hoạch vẫn nhấn mạnh, trong giai đoạn 2000 - 2010 tập trung nguồn lực mạnh nhất cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Với quan điểm nh trên chắc chắn vấn đề môi trờng sẽ là thứ dễ bị hy sinh hơn nếu có xung đột với hoạt động phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

- Biện pháp thứ hai: Đối với các dự án đầu t nuôi trồng thuỷ sản trớc khi đi vào hoạt động, bắt buộc phải thực hiện đánh giá tác động môi trờng và phải đợc các cơ quan có thẩm quyền thẩm định dự án.

Mặc dù đây là một giải pháp tích cực nhng tính khả thi dờng nh không cao. Bởi vì, trên thực tế đối với các hoạt động sản xuất khác, mặc dù thuộc phạm vi điều chỉnh của luật môi trờng cho đến nay còn cha thực

hiện nghiêm chỉnh việc đánh giá tác động môi trờng. Việc yêu cầu chủ đầm nuôi tôm thực hiện đánh giá tác động môi trờng sẽ khá khó khăn nếu cán bộ quản lý môi trờng ở địa phơng không cơng quyết.

- Thứ 3, sau khi quai đê Bình Minh 3 đã hoàn thành, khu vực bãi bồi ngoài đê Bình Minh 3 sẽ đợc giành diện tích lớn cho trồng rừng ngập mặn phòng hộ. Bản quy hoạch kiến nghị trồng cây xanh tại các tuyến đờng, trên bờ các kênh mơng lớn. Rừng ngập mặn ở sát chân đê Bình Minh sẽ đợc bảo vệ và chăm sóc.

- Thứ 4: Bảo vệ hệ sinh thái vùng cửa sông ven biển:

Mầm bệnh trong nớc thải từ các ao nuôi sẽ gây ảnh hởng đến nguồn thuỷ sản tự nhiên ngoài biển khi nớc thải đổ ra biển mà không đợc xử lý.

Bảo vệ rừng ngập mặn, không đợc chặt phá rừng bừa bãi. Nghiêm túc thực hiện những biện pháp bảo vệ môi trờng. Phải có những tính toán đầy đủ các yếu tố đảm bảo cân bằng sinh thái.

- Thứ năm: Đối với những dự án nuôi trồng thuỷ sản phải coi bảo vệ môi tr- ờng nớc nh một điều kiện quyết định cho sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững. Không xả nớc thải ra môi trờng tự nhiên, khi cha đợc xử lý. Cần xây dựng trạm xử lý nớc thải tập trung. Nên lựa chọn ở một vị trí thuận lợi cho việc tập trung nớc thải của toàn vùng. Mặc dù giải pháp đ- ợc nêu ra nhng vấn đề này cha đợc các nhà quy hoạch coi là một yếu tố để tính toán hiệu quả kinh tế.

- Thứ 6: Đối với những chủ đầm cần nắm vững mối quan hệ mật thiết giữa vật nuôi thuỷ sản và môi trờng, kỹ thuật nuôi dỡng, chăm sóc, phòng ngừa, trị bệnh, kiểm tra theo dõi đối tợng nuôi. Xây dựng các ao, đầm nuôi thuỷ sản cần dựa trên các số liệu về điều kiện môi trờng tự nhiên và thực hiện đúng quy hoạch cần gắn chặt việc nuôi trồng thuỷ sản với việc bảo vệ rừng ngập mặn, những yếu tố đảm bảo sự giàu có lâu bền về dinh dỡng cho các thuỷ vực và môi trờng đất.

- Thứ 7: Tiến hành nghiên cứu đánh giá các tác nhân và ảnh hởng trong mối t- ơng tác hệ nuôi - môi trờng - nguồn lợi, nhằm đề ra các biện pháp công nghệ thích hợp duy trì đợc tính bền vững của mối quan hệ này.

Thành lập các khu bảo tồn và các khu vực bảo vệ động thực vật thuỷ sản ở các thuỷ vực điển hình. Nghiên cứu, bảo vệ và khôi phục các loài thuỷ sản quý hiếm, có nguy cơ bị diệt chủng.

Xây dựng chơng trình quốc gia nghiên cứu và ngăn chặn các nguy cơ ô nhiễm cho các thuỷ vực. Thực hiện các hoạt động quản lý chất thải và việc xử lý chúng trớc khi thải vào môi trờng nớc.

- Nhanh chóng cụ thể hoá và triển khai hớng dẫn áp dụng Luật bảo vệ môi tr- ờng, pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, pháp lệnh thú y bằng các quy định cụ thể.

- Tiếp tục hoàn thiện các chính sách bảo trợ và khuyến khích phát triển nuôi trồng thuỷ sản lâu bền theo cách tiếp cận sinh thái môi trờng.

Một phần của tài liệu “Bước đầu nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường và phát triển trong quy hoạch khai thác vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn” (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w