0
Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH HÀNG TCMN VIỆT NAM TRÊN THỊ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH XK THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ (Trang 74 -92 )

VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ

Trong thời gian qua, hoạt động nâng cao sức cạnh tranh của hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ đã có nhiều ưu điểm song vẫn còn nhiều tồn tại ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu chung của ngành. Những nguyên nhân của các tồn tạo này xuất phát cả từ phía doanh nghiệp, Hiệp hội làng nghề và Nhà nước, vì vậy các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng TCMN Việt Nam cũng phải được xây dựng dựa trên cơ sở sự kết hợp từ ba phía doanh nghiệp, Hiệp hội làng nghề và Nhà nước. Qua quá trình nghiên cứu thực trạng của ngành TCMN Việt Nam, thực trạng xuất khẩu của ngành TCMN, tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ như sau:

3.3.1. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, ngoài việc nắm vững, khai thác có hiệu quả và phối hợp với các cơ quan chức năng Nhà nước thực hiện tốt các chính sách liên quan đến ngành nghề TCMN, các doanh nghiệp

TCMN Việt Nam cần tập trung vào các vấn đề sau:

3.3.1.1. Nâng cao năng lực sản xuất

Như đã phân tích ở trên, các doanh nghiệp TCMN thường có quy mô nhỏ, xuất phát từ các hộ gia đình ở các làng nghề, các hợp tác xã hoặc các công ty trách nhiệm hữu hạn. Hơn nữa, sự hợp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp TCMN Việt Nam hiện nay là chưa cao. Trong khi đó, những nhà nhập khẩu Mỹ có nhu cầu nhập khẩu rất lớn, mỗi đơn hàng họ đặt thường có số lượng rất lớn. Để có thể đáp ứng được các đơn hàng đó, đáp ứng được thời gian giao hàng, các doanh nghiệp TCMN không còn cách nào khác là phải chủ động hợp tác, chia xẻ, đoàn kết với nhau.

Ngoài ra, vì có quy mô nhỏ nên các doanh nghiệp bị hạn chế về nguyên vật liệu, về nhân lực sản xuất...Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải xây dựng được mối quan hệ với những nhà cung cấp nguyên liệu, xây dựng một chiến lược khai thác, sử dụng, tìm kiếm nguyên liệu hợp lý và bền vững.

3.3.1.2. Chú trọng đầu tư máy móc, phát triển trình độ công nghệ sản xuất

Các doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN đều là các doanh nghiệp nhỏ, nguồn vốn hạn hẹp; do đó không có điều kiện để đầu tư các công nghệ xử lý nguyên vật liệu, hoàn thành sản phẩm, hoặc nếu có đầu tư thì đều là đầu tư nhỏ giọt công nghệ theo từng khâu, chưa đầu tư có chiều sâu. Hiện nay, việc sản xuất chủ yếu bằng phương pháp thủ công cho nên năng lực sản xuất còn thấp, chất lượng chưa đồng đều. Sự hiện đại, hoàn thiện của máy móc thiết bị ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm cũng như uy tín của doanh nghiệp. Do đó, để nâng cao sức cạnh tranh của hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ, các doanh nghiệp cần phải ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại hóa trang thiết bị sản xuất.

Để có nguồn vốn thực hiện các giải pháp về máy móc, thiết bị, công nghệ này, các doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức khai thác và huy động vốn một cách linh hoạt qua các kênh sau:

- Huy động mọi nguồn lực tự có trong doanh nghiệp như khấu hao cơ bản, lợi nhuận sau thuế, vốn có được bằng việc cho thuê các tài sản không dùng đến, giải phóng hàng tồn kho hay huy động từ cán bộ công nhân viên trong công ty.

- Đa dạng hóa hình thức đầu tư nước ngoài vào ngành TCMN như đầu tư gián tiếp, liên doanh, liên kết, đặc biệt với các doanh nhân đến từ Mỹ

- Huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, vốn Việt kiều. - Vay vốn từ Quỹ hỗ trợ phát triển và các ngân hàng thương mại.

- Vay tín dụng trả chậm từ các nhà cung cấp hay các tổ chức ngân hàng, thuê tài chính, vay thương mại, vay dài hạn nước ngoài với lãi suất thấp và có sự bảo lãnh của Chính phủ.

3.3.1.3. Phát triển, đào tạo người lao động

Con người là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và đáp ứng tốt nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Như đã phân tích ở trên, ngành TCMN Việt Nam đang thiếu nguồn nhân lực có trình độ, kỹ thuật tay nghề cao. Yếu tố này ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả, sự ổn định trong sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng, từ đó ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ Việt Nam. Trước thực tiễn như vậy, các doanh nghiệp cần có các biện pháp để nâng cao và đồng đều hóa trình độ của nhân công thông qua các hoạt động cụ thể như:

- Tổ chức tự đào tạo tại chỗ cho nhu cầu lao động tại doanh nghiệp

- Cần có một bộ phận chuyên trách của phòng tổ chức chịu trách nhiệm về vấn đề này, hướng dẫn trực tiếp người lao động về lý thuyết cũng như vận dụng thực hành.

- Tổ chức huấn luyện bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nâng cao kỹ năng vận hàng và xử lý công việc của người lao động.

- Tự đào tạo gắn liền với chính sách đào tạo của Nhà nước, vận dụng triệt để những hội thảo chuyên đề, những khóa tập huấn kỹ năng nghiệp vụ của Nhà nước, Hiệp hội.

3.3.1.4. Nâng cao khả năng quản lý

Thực tế hiện nay công tác quản lý của ta còn nhiều yếu kém cả về quản lý nhân lực cũng như quản lý kỹ thuật. Điều này làm ảnh hưởng đến năng suất lao động, giá thành sản phẩm, cũng như uy tín doanh nghiệp. Ngoài việc đầu tư chiều sâu cho công nghệ hiện đại, đào tạo nhân công, các doanh nghiệp cần chú trọng đến nâng cao năng lực quản lý và con người. Cụ thể có những biện pháp sau:

- Nghiên cứu, triển khai áp dụng theo mô hình quản lý tiên tiến hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả điều hành

- Tập trung đào tạo và xây dựng một đội ngũ đồng bộ từ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ (phòng sản xuất, phòng thiết kế, phòng kinh doanh, phòng tổ chức...) đến công nhân lành nghề dưới nhiều hình thức khác nhau

- Tiến hành cải tiến hệ thống quản lý hợp lý và khoa học

- Tổ chức các khóa đào tạo về bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ nâng cao năng lực của cán bộ. Các nhà quản lý doanh nghiệp tìm cách trau dồi nâng cao vốn ngoại ngữ để có thể trực tiếp giao dịch với người mua, tìm kiếm thông tin về thị trường Mỹ để có thể tiếp cận tốt hơn, sát hơn với thị hiếu người tiêu dùng Mỹ.

3.3.1.5. Tăng cường công tác thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm

Vấn đề sống còn với các doanh nghiệp TCMN Việt Nam chính là khâu thiết kế sản phẩm. Tình trạng phổ biến ở nhiều doanh nghiệp hiện nay là làm hàng chủ yếu theo mẫu mã, kiểu dáng của đơn đặt hàng nước ngoài. Theo nhận xét của khách hàng, 90% mẫu hàng TCMN hiện nay dựa trên đặt hàng từ người mua và các sản phẩm thủ công Việt nam đều có vẻ bề ngoài khá giống nhau. Điều này dẫn tới việc thụ động về sản xuất của các doanh nghiệp, đồng thời làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ. Để tăng cường công tác thiết kế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm, có các giải pháp cụ thể sau:

- Việc thiết kế mẫu mã nên tạo phong cách sáng tác mẫu đặc trưng cho riêng mình. Các doanh nghiệp cần phải có sự quan tâm và xây dựng một chính sách thu hút được đội ngũ thiết kế bao gồm các nghệ nhân và các nhà thiết kế trẻ cho riêng mình.

- Ưu tiên đào tạo trong nước và nước ngoài các chuyên gia về thiết kế kiểu dáng mẫu, khắc phục tình trạng mẫu hàng của các doanh nghiệp Việt Nam na ná giống nhau và giống với Thái Lan, Trung Quốc...

- Ưu tiên, khuyến khích đầu tư áp dụng và sử dụng công nghệ trong khâu thiết kế mẫu mã mới.

- Tổ chức các cuộc thi sáng tác mẫu mã và khuyến khích hỗ trợ các nghệ nhân trong công tác bảo tồn kỹ xảo nghề mộc tinh hoa của dân tộc.

- Sử dụng chuyên gia tư vấn Mỹ trong việc cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của người Mỹ.

Các doanh nghiệp Việt Nam nên nghiên cứu những giá trị nghệ thuật và đặc tính văn hóa của các dân tộc sống ở Mỹ để lồng nó vào các sản phẩm của mình bán trên thị trường này chứ không nên áp đặt những giá trị văn hóa của mình trên các sản phẩm bán cho người Mỹ. Với người tiêu dùng Mỹ, những sản phẩm vừa có yếu tố văn hóa độc đáo của nước sản xuất lại vừa mang dấu ấn nơi mình đang sinh sống mới hấp dẫn, mới thu hút. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực TCMN, thách thức của người sản xuất Việt Nam hiện này là phải lồng ghép được các yếu tố của nhiều nền văn hóa trong cùng một sản phẩm. Những đòi hỏi về tính mỹ thuật và văn hóa trên mỗi sản phẩm TCMN ở thị trường Mỹ là rất cao. Người Mỹ, mỗi khi đặt hàng thủ công mỹ nghệ, đều muốn ít nhất những sản phẩm này phải thể hiện được tính văn hóa bản địa, dấu ấn cá nhân, địa phương hay họ có thể gửi gắm một tư tưởng gì đó. Người Mỹ ngày càng có xu hướng quan tâm tới yếu tố truyền thống có kết hợp với vẻ hiện đại. Họ có thể rất thích những nét độc đáo trên các sản phẩm TCMN của riêng Việt Nam, nhưng cũng muốn sản phẩm họ sử dụng mang dấu ấn, hay cốt cách văn hóa nơi mình

đang sinh sống. Đây là những điểm mà các doanh nghiệp cần lưu ý trong quá trình thiết kế sản phẩm.

Thêm vào đó, một đặc điểm nữa của thị trường Mỹ mà các doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý, đó là yếu tố thời trang thay đổi rất nhanh. Hàng năm ở Mỹ có rất nhiều hội chợ triển lãm hàng TCMN để người bán, người mua tìm kiếm mẫu mã độc đáo. Thông thường, với mặt hàng quà tặng, mây tre đan, hàng thêu mỹ nghệ và đồ trang trí, nhu cầu tiêu dùng ở Mỹ thay đổi vào tháng 1 và tháng 7 hằng năm. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể nhân cơ hội này để tìm hiểu sự thay đổi thị hiếu và chào hàng.

3.3.1.6. Đẩy mạnh công tác tiếp thị và marketing

Công tác thị trường là một vấn đề khá nan giải, đòi hỏi phải tiến hành lâu dài liên tục với tính kiên trì cao, đòi hỏi nỗ lực gắn kết của nhiều người, nhiều tổ chức. Cụ thể các giải pháp thức đẩy công tác Marketing như sau:

- Cử nhân viên trực tiếp sang nghiên cứu thị trường Mỹ - Lập cơ quan, văn phòng chi nhánh đại diện tại Mỹ.

- Mời chuyên gia tư vấn Mỹ hỗ trợ các thông tin thị trường, trong đó ưu tiên khuyến khích những đóng góp của Việt kiều có tâm huyết đối với đất nước.

- Hợp tác chặt chẽ với các cơ quan thương vụ Việt Nam tại Mỹ trong việc nghiên cứu và thu thập tổng hợp các thông tin cần thiết về thị trường hàng TCMN Mỹ.

- Khai thác các thông tin có được trên Internet, đây là hình thức các nước đã phát triển từ lâu và đem lại hiệu quả kinh doanh khá cao trong khi Việt Nam còn khá mới mẻ trong việc lập sàn giao dịch điện tử, bước đầu chỉ có lập website riêng của công ty...

- Tranh thủ nguồn tin và sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước, của các tổ chức xúc tiến thương mại Hoa Kỳ - Việt Nam.

đại biểu của các tổ chức xúc tiến hay Hiệp hội...

Các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu kỹ thị trường Mỹ:

Nghiên cứu thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm được các thông tin về phong tục tập quán tiêu dùng, sở thích, niềm tin, thị hiếu khách hàng; các thông tin về đặc điểm nhu cầu, mức nhập khẩu của thị trường, thông tin về quy định pháp lý hay thể chế hải quan; thông tin về đối thủ cạnh tranh; thông tin về hệ thống tiêu thụ phân phối của thị trường. Các doanh nghiệp cần tìm kiếm các kênh thông tin về thị trường Mỹ để có thể lựa chọn phương thức xâm nhập thị trường hợp lý. Bốn nguyên tắc khi thâm nhập thị trường Mỹ là:

Thứ nhất, đó là phải tìm cách nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ:

đây là nguyên tắc tối quan trọng khi các doanh nghiệp thâm nhập thị trường một thị trường mới nói chung và thị trường Mỹ nói riêng. Bất kỳ ở hoàn cảnh nào các doanh nghiệp đều phải dự đoán được xu hướng tiêu dùng của người Mỹ để có thể cải tiến sản phẩm của mình phù hợp với nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của thị trường Mỹ trong từng thời gian nhất định. Nguyên tắc này giúp các doanh

nghiệp có thể tiêu thụ sản phẩm của mình dễ dàng và không bị “lạc lối” trên thị

trường Mỹ.

Thứ hai, hạ giá thành sản phẩm: nguyên tắc này đảm bảo một khả năng cạnh tranh cho sản phẩm TCMN của Việt Nam so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Mỹ. Hiện tại hàng TCMN Việt Nam đang có nhiều lợi thế để có thể giảm giá thành sản phẩm như: nguồn nguyên liệu sẵn có, nguồn lao động rẻ...,do đó các doanh nghiệp Việt Nam phải tranh thủ thời cơ để gia tăng thị phần của mình trên thị trường Mỹ so với các đối thủ cạnh tranh

Tiếp theo, đảm bảo thời gian giao hàng: đảm bảo chữ tín là một nguyên tắc quan trọng, là một nguyên tắc vàng trong kinh doanh; hơn nữa nguyên tắc này giúp doanh nghiệp khẳng định được năng lực sản xuất của mình đối với các nhà nhập khẩu, các khách hàng đến từ thị trường Mỹ.

nhất đó chính là chất lượng sản phẩm chứ không phải là giá cả; đặc biệt là đối với người tiêu dùng Mỹ. Nếu chất lượng sản phẩm tốt thì giá cả có cao một chút cũng không sao. Nguyên tắc này giúp doanh nghiệp từng bước khẳng định được thương hiệu của mình đối với các khách hàng nhập khẩu, người tiêu dùng Mỹ.

Tăng cường các hoạt động và hình thức tiếp thị: tổ chức và tham gia có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, từ việc chào bán hàng, quảng cáo giới thiệu hàng, tham gia các hội chợ triển lãm hàng hóa...đến việc tham gia khảo sát thị trường Mỹ; xác lập chính sách giá cả hợp lý và linh hoạt, mở rộng hệ thống bán buôn, bán lẻ ở các địa phương, quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu hàng hóa sản phẩm, giới thiệu sản phẩm và hình ảnh đặc trưng của làng nghề thông qua việc tham gia hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế về hàng TCMN, xây dựng các trang thông tin điện tử và từng bước mở rộng hình thức thương mại điện tử.

Trên cơ sở những thông tin thu thập được và kết quả thông qua hoạt động xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp cần cải tiến mẫu mã sản phẩm hàng hóa cho phù hợp với thị hiếu của thị trường. Thêm nữa, doanh nghiệp cần chủ động sáng tạo những mẫu hàng mới để chào bán cho khách hàng nhập khẩu.

Về việc lựa chọn kênh phân phối, tại Mỹ có hai kênh phân phối hàng hóa vào thị trường Mỹ: thứ nhất là mạng lưới bán buôn bao gồm các nhà nhập khẩu lớn như Macy, Bloomingdale, các cửa hàng dạng chuỗi như Bed,

Bath & Beyond…; kênh thứ hai là hệ thống các cửa hàng nhỏ trực tiếp phân

phối đến người tiêu dùng. Các doanh nghiệp TCMN Việt Nam nên lựa chọn hệ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH XK THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ (Trang 74 -92 )

×