Mặt hàng TCMN của Việt Nam tuy trị giá xuất khẩu thấp nhưng giá trị thực thu cao, chiếm đến trên 90% giá trị xuất khẩu. Đó là do Việt Nam có nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước phục vụ cho mặt hàng TCMN. Tuy nhiên các nhà sản xuất hàng TCMN đang phải đối mặt với nỗi lo nguồn nguyên liệu trong nước bị cạn kiệt bởi nguồn nguyên liệu của chúng ta không chỉ cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước mà hiện nay đối thủ của chúng ta là Trung Quốc cũng sang để thu mua nguyên liệu. Hiện nay, chúng ta đã phải nhập khẩu nguyên liệu
từ các nước láng giềng như Lào, Campuchia, Indonesia…Điều này đã đẩy giá cả
nguyên vật liệu tăng cao gây khó khăn cho các nhà sản xuất hàng TCMN Việt Nam. Cụ thể là nguyên liệu tre, trong vòng 2 năm từ năm 2006 đến 2007 giá tre đã tăng từ 7000đ/kg lên đến 17.000đ/kg gấp 2,5 lần. Trong khi đó mức độ cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Mỹ nói riêng ngày càng khốc liệt, cho nên các nhà sản xuất và xuất khẩu mặt hàng TCMN cần phải có kế hoạch thu mua hay trồng nguyên vật liệu cho mình thật cụ thể để có thể chủ động với kế hoạch sản xuất của mình cũng như đảm bảo tính cạnh tranh về giá cả.
2.3.3.5.Áp lực cạnh tranh từ khách hàng Mỹ
Mỹ là đất nước của những người nhập cư, bởi vậy khách hàng Mỹ có cả giàu, trung bình, nghèo và họ có nhu cầu mua hàng hóa ở những mức giá cả khác nhau. Thời gian người Mỹ tiêu dùng một sản phẩm thường ngắn hơn so với khách hàng ở các quốc gia khác. Do đó, họ cũng tôn trọng yếu tố chất lượng của hàng hóa nhưng có phần khá nhạy cảm với yếu tố giá cả. Ở Mỹ không có các lệ ước và tiêu chuẩn thẩm mỹ xã hội mạnh và bắt buộc như các nước khác. Các nhóm người của các dân tộc khác nhau vẫn sống theo văn hóa, tôn giáo của mình và dần có sự hòa trộn giữa chúng. Bởi vậy, mặt hàng TCMN của Việt Nam có sức cạnh tranh kém hơn hẳn so với mặt hàng của Trung Quốc trên thị trường Mỹ do mẫu mã nghèo nàn, mang đậm tính dân tộc Việt Nam, không phù hợp với người Mỹ.
Người Mỹ thích đồ mới nhưng lại không thích phải chờ đợi, và họ sẵn sàng mua ngay một khi đã bị thuyết phục bởi kiểu dáng, chất lượng và những giá trị gia tăng khác của sản phẩm. Họ thường mua hàng hóa ở những siêu thị lớn và sử dụng những hàng hóa có thương hiệu. Mặt hàng TCMN Việt Nam cần phải tăng khả năng sản xuất để có thể đáp ứng những đơn đặt hàng của họ một cách nhanh chóng, thường xuyên thay đổi mẫu mã và gấp rút xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng này để có thể lôi kéo và giữ chân các “thượng đế” Mỹ.
Qua vận dụng mô hình của M.Porter vào phân tích cạnh tranh của nhóm hàng TCMN trên thị trường Mũ đã giúp ta hiểu rõ hơn về sức ép đối với nhóm hàng TCMN Việt Nam trên thị trường này. Từ đó, ta có thể hình dung được khả năng chống lại những sức ép này của nhòm hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ, tức là thấy được sức cạnh tranh của nhóm hàng này trên thị trường Mỹ. Để đánh giá cụ thể hơn nữa vè mức độ đạt được và xu hướng thay đổi của sức cạnh tranh của nhóm hàng này, phần sau sẽ phân tích tình hình thực hiện cac chỉ tiêu đo lường sức cạnh tranh cảu nhóm hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ.