Cơ sở sản xuất của các doanh nghiệp còn manh mún, quy mô nhỏ thường
là các công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã và các hộ gia đình từ các làng nghề truyền thống. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp lại yếu kém. Điều này gây khó khăn trong việc đáp ứng các đơn đặt hàng có số lượng tương đối lớn và thời gian giao hàng nhanh cần có sự hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau.
Đội ngũ thiết kế mẫu mã kiểu dáng sản phẩm của doanh nghiệp còn thiếu
và yếu. Sản phẩm làm ra chủ yếu là do các nghệ nhân của các làng nghề sáng tạo ra dựa vào kinh nghiệm lâu năm hoặc chủ yếu dựa vào mẫu mã của người mua. Những sản phẩm này thường mang tính nghệ thuật cao chứ không mang tính thương mại. Các doanh nghiệp chưa nghiên cứu đến những giá trị nghệ thuật và đặc tính văn hóa của các dân tộc sống ở Mỹ để lồng ghép vào sản phẩm xuất khẩu sang thị trường này. Cho nên các sáng tạo mẫu mã của nhóm hàng TCMN Việt Nam chưa phù hợp với thị hiếu người Mỹ.
Những người sản xuất hàng TCMN thường nhấn mạnh đến tính dân tộc
hay văn hóa của sản phẩm mà chưa chú trọng đến xu hướng sở thích của khách hàng. Nó thể hiện được được cái đặc trưng của một dân tộc nhưng lại không có ý nghĩa gì đối với quốc gia khác nhất là người tiêu dùng Mỹ lại rất quan tâm đến yếu tố thời trang.
Đa số các doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN hình thành nên từ các hộ
gia đình ở các làng nghề cho nên trình độ quản lý còn thấp. Những người chủ doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh, hiểu biết về thị trường còn thấp. Ngoại ngữ của họ lại yếu cho nên không có khả năng giao tiếp trực
tiếp với khách hàng trong các giao dịch thương mại. Từ đó làm cho chi phí tăng lên, giá cả hàng hóa cũng tăng.
Do các doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN đều là các doanh nghiệp nhỏ,
vốn ít nên không có điều kiện để đầu tư các công nghệ xử lý nguyên vật liệu, hoàn thành sản phẩm, sản xuất chủ yếu bằng phương pháp thủ công cho nên năng lực sản xuất còn thấp, chất lượng chưa đồng đều.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sức cạnh tranh của hàng TCMN
yếu là do trình độ lao động của các doanh nghiệp còn thấp, không đồng đều. Sản phẩm TCMN thường do các lao động phổ thông. Sản phẩm do họ làm ra chủ yếu là do tay quen, tự mầy mò tìm hiểu mà không được qua một lớp đào tạo nào. Vốn nhỏ nên các doanh nghiệp cũng không thể có chính sách đầu tư cho nguồn nhân sự của công ty, không có những điều kiện để cải thiện trình độ cho những người lao động của công ty.
Các hoạt động Marketing, xúc tiến bán hàng, tiếp xúc với khách hàng
của doanh nghiệp còn yếu kém khiến cho khách hàng chưa tiếp cận được với sản phẩm, chưa biết được khả năng thực sự của doanh nghiệp. Hệ thống phân phối hàng TCMN của Việt Nam chưa được các doanh nghiệp quan tâm tìm hiểu cho phù hợp với thị trường Mỹ để người tiêu dùng có thể tiếp cận một cách dễ dàng nhất. Do chi phí cho việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên thị trường Mỹ rất đắt nên các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn cho việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình. Việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của mình chưa được các doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN quan tâm xứng đáng. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn có hiện tượng kinh doanh theo lối “chụp giật”, chạy theo lợi nhuận trước mắt chưa có định hướng lâu dài cho sự phát triển bền vững cho nên họ không đăng ký bản quyền cho sản phẩm của mình.
Công tác nghiên cứu, tìm hiểu phân tích những thông tin về thị trường
ty được tiến hành chủ yếu là dựa trên những định hướng của những người có kinh nghiệm chứ chưa dựa vào thông tin thị trường. Điều này gây ra việc sản phẩm của doanh nghiệp lạc hậu, hoặc không phù hợp với thị trường giảm hẳn tính cạnh tranh của hàng TCMN Việt Nam.
Doanh nghiệp chưa xây dựng được mối quan hệ với những nhà cung cấp
nguyên liệu, chưa có chuẩn bị lâu dài cho mình về nguyên liệu sản xuất dẫn đến việc khai thác bừa bãi nên, thiếu nguyên liệu sản xuất. Một số nguyên liệu đã bắt đầu phải nhập khẩu cho nên làm cho giá thành sản phẩm tăng cao, giảm tính cạnh tranh trên thị trường.