Phân tích các chỉ tiêu định lượng:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh XK thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường Mỹ (Trang 54 - 57)

Thị phần của nhóm hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ so với các đối thủ cạnh tranh

Với dân số gần 300 triệu người, đa dạng về chủng tộc và có thu nhập cao, Mỹ là thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới. Thị trường Mỹ được xem như một chiếc bánh béo bở mà nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản,

Anh… tranh dành nhau.

Thị trường Mỹ đang là một trong các thị trường mục tiêu của hàng hoá Việt Nam nói chung và hàng TCMN nói riêng. Trong những năm qua, hàng TCMN Việt Nam chiếm một thị phần rất nhỏ trên thị trường Mỹ.

Bảng 2.8. Tỷ trọng nhập khẩu nhóm hàng mây tre cói lá thảm; gốm sứ; thêu; sơn mài của Mỹ

(Đơn vị:%) STT Nước Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Trung Quốc 23.1 24.6 27.4 28.4 30.2 31.1 30.7 30.7 2 Thái Lan 2.30 2.13 2.07 1.97 1.68 1.64 1.48 1.53 3 Malaysia 0.02 0.05 0.05 0.05 0.11 0.11 0.11 0.13 4 India 0.92 1.14 1.07 1.38 1.60 1.59 1.99 2.18 5 Việt Nam 0.05 0.09 0.22 0.35 0.81 1.00 0.76 0.95 6 Các nước khác 73.6 72.0 69.2 67.9 65.6 64.6 64.9 64.5

(Nguồn:The U.S. Department of Commerce and The U.S. International Trade Commission)

Xét trên những mặt hàng chủ yếu, với tỷ trọng trên 20% Trung Quốc luôn là nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng TCMN của Mỹ. Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh khổng lồ và đáng gờm nhất của đối với

các doanh nghiệp xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam. Sở dĩ Trung Quốc chiếm được vị thế đứng đầu là do Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, là quốc gia có kinh nghiệm lâu đời về mặt hàng TCMN, có đội ngũ nghệ nhân giàu kinh nghiệm và khéo léo, là quốc gia được hưởng nhiều ưu đãi thuế quan và thuận lợi trong việc làm các thủ tục pháp lý, hải quan từ các nước thành viên cảu tổ chức thương mại thế giới WTO.

Cũng theo bảng, ta có thể thấy, thị phần về những mặt hàng này của TCMN Việt Nam chỉ nhỉnh hơn của Malaysia không đáng kể và đều chưa vượt qua con số 1%. Những điều này phản ánh sức cạnh tranh hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ là rất yếu.

Mức chênh lệch về giá bán của một số mặt hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ so với các đối thủ cạnh tranh

Giá cả là một trong các công cụ cạnh tranh hay được các doanh nghiệp sử dụng. Khi kinh doanh trên thị trường Mỹ, mặc dù mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng là một trong các yếu tố dẫn đến sự thành công, nhưng giá cả cũng là ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh của hàng hóa, đặc biệt là hàng TCMN. Hiện nay, giá cả đang là một cản trở đối với sức cạnh tranh của hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ.

Việc xác định giá cả của hàng TCMN Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ rất phức tạp, vì mặt hàng này bao gồm nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau và mỗi loại sản phẩm có giá cả khác nhau, chẳng hạn sản phẩm đồ gỗ của làng nghề Đồng Kỵ có giá từ vài ngàn đến vài chục ngàn USD một sản phẩm trong khi những sản phẩm như mây tre cói lá có giá chỉ từ vài USD đến vài chục USD. Nhưng nhìn chung, giá hàng TCMN của Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ thường được xác định theo hai cách: một là, khách hàng hoặc các đại lý bên Mỹ đặt trước mẫu mã, chất lượng và quy định trước giá cả hàng hóa để các doanh nghiệp bên Việt Nam lựa chọn; hai là, các doanh nghiệp Việt Nam chủ động chào giá, chào hàng với người tiêu dùng trực tiếp hoặc các đại lý phân phối bên

Mỹ. Dù được xác định theo cách nào, thì giá cả hàng TCMN là sự kết tinh của sức lao động, nguyên vật liệu và các chi phí khác như chi phí bao bì, chi phí

nghiên cứu thị trường, chi phí vận chuyển… Với mặt hàng TCMN Việt Nam do

sử dụng được lao động nông thôn, lương nhân công thấp, tận dụng được nguyên vật liệu trong nước thì đáng nhẽ ra giá hàng TCMN của Việt Nam phải thấp hơn

các quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan… nhưng thực tế thì hoàn toàn

ngược lại, TCMN Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh về giá so với các quốc gia khác.

Khi kinh doanh trên thị trường Mỹ, một đặc điểm nổi bật là để tiếp thị thành công đến người tiêu dùng hay nhà phân phối thì chi phí cho việc này rất cao. Không chỉ có chi phí tiếp thị mà các doanh nghiệp còn phải chịu chi phí cho thủ tục giao nhận hàng hóa gọi là chi phí DDC (Delivery Document Cost), theo đó, mỗi container hàng đi Mỹ, ngoài chi phí vận tải, doanh nghiệp phải chi thêm 30

USD/m3 cho loại chi phí này. Bên cạnh đó, do các doanh nghiệp trong nước

không đủ khả năng tài chính đầu tư thiết bị để giảm bớt một số công đoạn thủ công, giảm hao hụt nguyên vật liệu; thiếu cơ sở sản xuất, phải đi thuê nhà

xưởng; sản xuất phân tán đến từng hộ gia đình nhỏ lẻ,… khiến cho chi phí trên

một sản phẩm cao và thường thì giá bán sản phẩm TCMN Việt Nam ở thị trường nước ngoài luôn cao hơn 10% so với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt đối với hàng TCMN của Trung Quốc thì giá Việt Nam đưa ra còn cao hơn tận 15%.

Sau nhiều năm phát triển, nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất hàng TCMN ngày càng tăng, các địa phương thi nhau khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch và đầu tư, dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn nguyên liệu gỗ, tre, trúc, giang, nứa,

mây… Những năm gần đây, Việt Nam đã bắt đầu phải nhập khẩu tre từ Lào,

Campuchia, Trung Quốc… và ở trong nước giá nguyên vật liệu đã tăng mạnh

chẳng hạn như tại Thanh Hóa, giá nguyên liệu tre đã tăng từ 7.000 đồng/cây lên tới 17.000/cây chỉ trong vòng 2 năm. Như vậy, với việc tăng giá nguyên vật liệu đang là thách thức đối với việc giảm chi phí, hạ giá thành để nâng cao sức cạnh tranh hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh XK thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường Mỹ (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w