Đối với nền kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh XK thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường Mỹ (Trang 28 - 29)

Mỗi quốc gia thường nhập khẩu nhứng thứ mà quốc gia mình thiếu và xuất khẩu đi những thứ mà quốc gia mình dồi dào, sẵn có, sử dụng không hết. Nhưng nhìn chung quốc gia nào cũng muốn xuất khẩu hơn là nhập khẩu bởi hoạt động xuất khẩu sẽ giúp quốc gia đó thu được ngoại tệ, làm cho cán cân thương mại thặng dư, nền kinh tế vận hành tốt hơn. Khoản thu nhập này sẽ được các quốc

gia đưa vào đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển sản xuất trong nước…hơn

nữa TCMM là một trong mười mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện

nay. Tuy trị giá xuất khẩu không lớn nhưng nó cũng mang lại cho nền kinh tế Việt Nam những lợi ích đáng kể

Xuất khẩu TCMN đã và đang mang về một khoản ngoại tệ không nhỏ cho đất nước, giúp cho cán cân thương mại của nền kinh tế chuyển biến theo hướng thuận lợi hơn, nền kinh tế có thêm vốn để tái đầu tư giúp tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn, bền vững hơn.

Việt Nam là một nước có tỉ trọng nông nghiệp cao, bởi vậy xuất khẩu TCMN giúp tạo thêm công ăn việc làm cho họ vào những thời điểm nông nhàn, giúp cho họ có thêm thu nhập xoá đói giảm nghèo cho các vùng nông thôn, giảm số lượng người đổ về đô thị làm cho việc quản lý trật tự trị an bớt khó khăn và

giảm mức độ ô nhiễm ở các đô thị.

Xuất khẩu TCMN thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam diễn ra nhanh chóng hơn, mạnh mẽ hơn thông qua lượng ngoại tệ thu về.

Hơn thế nữa, nâng cao sức cạnh tranh nhóm hàng TCMN giúp nhóm hàng này có sức tiêu thụ lớn trên thị trường cũng là một cách giúp Việt Nam gìn giữ và phát triển bản sắc văn hoá của dân tộc

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh XK thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường Mỹ (Trang 28 - 29)