Nguyên nhân từ phía nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh XK thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường Mỹ (Trang 65 - 69)

Nhà nước vẫn chưa có những chính sách tín dụng hỗ trợ cho các doanh

nghiệp sản xuất hàng TCMN hoặc nếu có thì đòi hỏi những thủ tục thế chấp mới được vay vốn. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN lại là những cơ sở nhỏ, chủ yếu sản xuất bằng phương pháp thủ công cho nên gặp

khó khăn trong việc vay được một khoản vốn tương đối.

Nhà nước chưa có những định hướng, quy hoạch kế hoạch về vùng

nguyên liệu cho doanh nghiệp cũng như nuôi trồng, phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng TCMN để giúp doanh nghiệp đưa vào khai thác nguyên liệu một cách hợp lý, bền vững cho sự phát triển trong tương lai của các doanh nghiệp. Điều này dẫn đến sự thiếu thốn nguyên liệu sản xuất. Một số

nguyên liệu chính như tre, trúc sào, giang, nứa, mây, cói… Giá thành nguyên

liệu sản xuất tăng cao, các doanh nghiệp cạnh tranh lẫn nhau thậm chí có những hành vi chộp giật của nhau dẫn đến sự mất đoàn kết trong khi yêu cầu của các khách hàng chỉ thực hiện được khi có sự đoàn kết giữa họ.

Nguồn nhân lực của Việt Nam dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ

thông, chưa được qua các trường lớp đào tạo nghề. Nó làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như chất lượng của các mặt hàng nói chung và hàng TCMN nói riêng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều đó là do nhà nước chưa có những chính sách khuyến khích, đào tạo nhân công để các doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN có được những lao động lành nghề, có trình độ không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm từ đó tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa.

Công tác xúc tiến thương mại của nhà nước cho hàng hóa nói chung và

hàng TCMN còn yếu kém. Các cơ quan nhà nước chưa cung cấp được những thông tin kịp thời hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp dẫn đến các doanh nghiệp không nắm bắt được giá cả, nhu cầu, xu thế phát triển của thị trường cũng như văn hóa, thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoài. Chính vì thế mà các doanh nghiệp TCMN Việt Nam rơi vào tình trạng xuất khẩu các mặt hàng lệch pha với nhu cầu của thị trường và “chậm tiến” so với các đối thủ cạnh tranh.

quyền còn rườm rà, rắc rối, có sự chồng chéo, mang nặng tính chất hành chính, quản lý lỏng lẻo. Thời gian hoàn thành việc đăng ký quá lâu cho nên khiến các doanh nghiệp hang TCMN không muốn đi đăng ký bản quyền hoặc có thì cũng chán nản mà bỏ cuộc. Trong khi đó, thị trường Mỹ là một thị trường rất coi trọng vấn đề này, họ thường tiêu dùng những sản phẩm của các doanh nghiệp đã có tiếng tăm, có thương hiệu. Điều này làm giảm hẳn tính cạnh tranh cho hang TCMN Việt Nam trên thị trường này.

Nhà nước chưa tạo ra được cầu nối, sự kết hợp giữa những nghệ nhân

với những nhà mỹ thuật để giúp cho doanh nghiệp sản xuất hàng TCMN tìm tòi, sáng tạo ra những mẫu mã mới, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hiện đại nhưng vẫn giữ được cái hồn Việt cho những sản phẩm hàng TCMN.

Nhà nước cũng chưa có những biện pháp, chính sách để phát triển ngành

công nghiệp phụ trợ cho việc sản xuất hàng TCMN như ngành công nghiệp chế

biến xử lý nguyên vật liệu mây, tre, cói, lá… dẫn đến chi phí cho việc này khá

lớn, chất lượng nguyên vật liệu lại chưa đảm bảo. Bởi vậy nó làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa về giá cả và chất lượng.

Tóm lại chương II đã tập trung phân tích thực trạng cạnh tranh và sức cạnh tranh của nhóm hàng TCMN trên thị trường Mỹ. Từ việc giới thiệu lịch sử cũng như các đặc điểm riêng có của mặt hàng TCMN Việt Nam cùng với tình hình xuất khẩu nhóm hàng này trong những năm vừa qua, tiếp đó là phân tích thực trạng cạnh tranh và sức cạnh tranh của nhóm hàng TCMN, chương II đã rút ra những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ. Trên cơ sở các nhận xét đánh giá về thực trạng sức cạnh tranh của nhóm hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ, chương 3 sẽ đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao sức cạnh tranh của nhóm hàng này trên thị trường Mỹ.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA NHÓM HÀNG TCMN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG MỸ

Ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, việc hàng hóa Việt Nam nói chung, hàng TCMN Việt Nam nói riêng gặp nhiều áp lực cạnh tranh khi tham gia vào nền kinh tế thế giới là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề được đặt ra ở đây là, dựa vào những năng lực hiện có kết hợp với các nguồn thông tin tìm hiểu được về thị trường quốc tế, các doanh nghiệp, Hiệp hội làng nghề, nhà nước phải làm sao để có thể xây dựng, đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam nói chung, cũng như hàng TCMN Việt Nam. Mục tiêu của chương này là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nhóm hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ, dựa trên những đánh giá, nhận xét về sức cạnh tranh của nhóm hàng này đã được đề cập ở chương II.

Để đạt được mục tiêu trên, chương III đề cập đến ba vấn đề chính. Mở đầu chương, bài viết trình bày các cơ hội và thách thức đối với hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ. Qua đó, người đọc có thể thấy được triển vọng phát triển thị trường TCMN của Mỹ trong thời gian tới, thấy được thách thức và cơ hội đối với hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ. Từ đó, bài viết đề cập đến vấn đề thứ hai: nêu lên phương hướng nâng cao sức cạnh tranh của nhóm hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ. Trong đó, bài viết đề cập đến phương hướng nâng cao sức cạnh tranh của từng nhóm hàng TCMN Việt Nam, cụ thể đó là nhóm hàng gốm sứ; nhóm hàng mây tre, cói lá thảm; nhóm hàng sơn mài và nhóm hàng thêu ren. Dựa vào hai vấn đề vừa trình bày, kết hợp với các nhận xét về thực trạng sức cạnh tranh của nhóm hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ trong chương II, bài viết đề cập đến vấn đề cuối cùng, đó là đề ra các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của nhóm hàng TCMN Việt Nam trên thị trường Mỹ. Các giải pháp đưa ra đứng trên quan điểm: với những hiểu biết về thị trường TCMN Mỹ, với những năng lực hiện có của ngành hàng TCMN Việt Nam, các doanh nghiệp

TCMN, Hiệp hội làng nghề, Nhà nước phải làm gì nhằm nâng cao sức cạnh tranh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh XK thủ công mỹ nghệ Việt Nam trên thị trường Mỹ (Trang 65 - 69)