Giải pháp đối với vùng trồng nguyên vật liệu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu ở Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa (Trang 63 - 66)

- Lố sang trên

20. Nhập kho Thủ kho Mỗi lầ sản xuất QĐ 75-

3.2.1 Giải pháp đối với vùng trồng nguyên vật liệu

Cà phê là một giống cây rất đặc biệt không phải bất kỳ vùng đất nào cũng có thể trồng được. Tại mỗi vùng đất khác nhau cho chất lượng hạt cà phê khác nhau. Chính vì thế việc chọn vùng đất nào để trồng cà phê là hết sức quan trọng. Với nhu cầu cà phê ngày càng tăng bên cạnh đó là sự đòi hỏi về chất lượng cà phê cũng rất cao. Công ty buộc phải mở rộng vùng trồng nguyên liệu.

Đối với các vùng cà phê mà Công ty đã có sẵn như Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phủ Quỳ, A Lưới… Công ty nên có chính sách khuyến khích nông dân tích tụ đất, hình thành các tổ hợp tác, nhóm hộ nông dân sản xuất cà phê để tổ chức sản xuất lớn theo hướng bền vững, bảo vệ tài sản, cùng hưởng lợi thông qua sản xuất, chế biến. Có biện pháp bảo vệ môi trường để tránh môi trường bị ô nhiễm ảnh hưởng đến năng suất chất lượng của cây. Tích cực nghiên cứu mở rộng thêm các vùng đất mới tăng quy mô trồng cà phê. Bằng cách khuyến khích, hỗ trợ nhằm mở rộng diện tích cà phê bền vững (áp dụng Bộ nguyên tắc 4C, UTZ Kapeh), thực hành nông nghiệp tốt (GAP).

Đưa ra mô hình công ty cổ phần phát triển cà phê tại các địa điểm Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phủ Quỳ… Người dân có thể tham gia góp vốn bằng đất canh tác và trở thành cổ đông của Công ty. Với hình thức này người dân vẫn được hưởng lợi ích từ quyền sử dụng đất thông qua lợi nhuận được chia hàng năm.

Khí hậu, đất đai ở Việt Nam thích hợp trồng cà phê Robusta Công ty nên tận dụng lợi thế này vì nhu cầu của thế giới về chủng loại cà phê này vẫn rất lớn. Cụ thể như: Khe Sanh nên mở rộng diện tích trồng cà phê Robusta lên gấp đôi vì những căn cứ sau:

- Nằm trong dải Trường Sơn thuộc đới gió mùa không có mùa đông và mùa khô rõ rệt, Khe Sanh có địa hình bán nguyên lượn sóng, đỉnh bằng, sườn thoải, dễ trồng trọt. Đá bazan phun trào có diện tích khoảng 20.000 ha. Trong khi diện tích trồng Robusta hiện nay của Thái Hoà mới có 3.000 ha.

- Hạt cà phê vùng này cho khối lượng lớn, chất lượng rất cao đóng góp 20% sản lượng cà phê của Thái Hoà.

Trước nhu cầu về cà phê trên thế giới hiện nay công ty cần phải tiến hành một cách gấp rút vấn đề vùng trồng nguyên vật liệu. Để thực hiện được những giải pháp này điều kiện cần phải có là: phải có các kỹ sư tư vấn về cây trồng giàu kinh nghiệm có lượng vốn đầu tư lớn. Phải liên kết với địa phương và người nông dân tạo mối liên hệ tốt với họ. Tuỳ vào từng loại cà phê mà tiến hành trồng ở những vùng đất phù hợp. Cần thiết phải thành lập các tiêu chí đánh giá vùng nguyên vật liệu theo thang điểm và mức độ ưu tiên với các vùng cho sản lượng và chất lượng tốt để đưa ra phương hướng cho từng vùng khác nhau. Với vùng khối lượng và chất lượng cà phê ngày càng tăng thì tiếp tục phát huy và đầu tư kinh phí mở rộng phát triển còn với vùng chất lượng và sản lượng giảm thì ta tiến hàng nghiên cứu tìm nguyên nhân và đưa ra phương hướng để giải quyết (điều kiện áp dụng là trên cùng một ha đất trồng).

Bảng 3.1: Đánh giá chất lượng cà phê tại các vùng miền

Chỉ tiêu (Qi) Rất tốt Mức độ đánh giá Rất kém

10 điểm 0 điểm

Chất lượng (trọng số 0,6)

Sản lượng (trọng số 0,4)

Điểm đánh giá = ∑ Qi * Điểm đánh giá * trọng số Ví dụ minh hoạ:

- Theo đánh giá của nhân viên kiểm tra chất lượng thì Lâm Đồng có điểm như sau:

Chất lượng: 8 điểm

Sản lượng cung ứng ổn định và dồi dào: 7 Điểm đánh giá chung = 8 * 0,6 + 7 * 0,4 = 7,6

Chất lượng: 7

Sản lượng cung ứng ổn định và dồi dào: 7 Điểm đánh giá chung = 7 * 0,6 + 7 * 0,4 = 7,0

Vậy tập trung phát triển mở rộng vùng cà phê Lâm Đồng và đưa ra phương hướng giải quyết nâng cao chất lượng cho vùng Điện Biên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu ở Công ty cổ phần tập đoàn Thái Hòa (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w