I. Công chức lãnh đạo 1727 a Lãnh đạo tổng cục6
CHỨC HẢI QUAN
3.4.5 Hoàn thiện việc đánh giá hiệu quả các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Hải quan
cán bộ công chức Hải quan
Đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo là một khâu rất quan trọng trong quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Thông qua kết quả đánh giá sẽ giúp cho những người tổ chức biết đựoc công tác đào tạo có đạt mục tiêu đề ra không, đạt được ở mức độ nào.Hiện nay ở Tổng cục Hải quan công tác đánh giá chương trình đào tạo chỉ dừng lại ở thời điểm kết thức khóa đào tạo, bằng bảng hỏi. Cách đánh giá này chưa phản ánh chính xác hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. Em xin đưa ra một số ý kiến về việc đánh giá chương trình đào tạo
Trong quá trình đào tạo cần cho học viên thực hiện các bài test để kiểm tra việc tiếp thu những kiến thức được giảng dạy, và kiểm tra ý thức người đi học
Với những khóa học dài hạn chính quy hoặc đào tạo nước ngoài, khi kết thúc khóa đào tạo ngoài bằng cấp hoặc chứng chỉ chứng nhận hoàn thành khóa học các học viên cần viết một báo cáo về quá trình học tập, những kiến thức đã học được, và mục tiêu công việc sẽ thực hiện sau khóa học
Sau khi hoàn thành khóa học trở lại làm việc, người lãnh đạo cần đánh giá lại kết quả thực hiện công việc của người đã tham gia khóa học. So sánh với kết quả thực hiện
công việc trước khi đào tạo để đánh giá mức độ vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học vào công việc thực tế
KẾT LUẬN
Hải quan Việt Nam được thành lập ngày 10/9/1945. Trải qua hơn 60 năm xây dựng trưởng thành Hải quan Việt Nam đã hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao cho là: thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa phương tiện vận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Kết quả trên đã góp phần quan trọng trong công cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
Trong giai đoạn 2010 – 2020, đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển theo chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN, xây dựng nền tảng để đến 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, là mốc thời gian Việt Nam đã hội nhập tương đối toàn diện vào kinh tế thế giới và khu vực. Ttrước yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước, ngành Hải quan được sự chỉ đạo của Chính phủ đã xây dựng và thực hiện những kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành Hải quan trong trung hạn và dài hạn. Trong việc thực hiện kế hoạch phát triển và hiện đại hoá hải quan, yếu tố được quan tâm nhất là yếu tố con người. Bởi con người chính là nhân tố thực hiện kế hoạch. Nếu không có một nguồn nhận lực có đủ trình độ đáp ứng yêu cầu công việc thì những kế hoạch đặt ra sẽ không thực hiện hiệu quả. Để có một nguồn nhân lực có trình độ, kĩ năng công tác đào tạo tại tổng cục Hải quan đã được sự quan tâm thích đáng của các cấp lãnh đạo. Các chương trình đào tạo được xây dựng phong phú, linh hoạt đáp ứng nhu cầu học tập của cán bộ công chức Hải quan. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được thì công tác này còn tồn tại một số hạn chế làm giảm hiệu quả đào tạo như xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng chưa thật chính xác,
đội ngũ giảng viên còn thiếu, công tác đánh giá hiệu quả sau đào tạo còn chưa phản ánh đúng hiệu quả các chương trình đào tạo, bồi dưỡng
Trên cở sở lí luận chung về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức Hải quan, phân tích thực trạng, chỉ ra những mặt mạnh và mặt hạn chế của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại Tổng cục Hải quan, em đã kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện trình tự xây dựng một chương trình đào tạo để hiệu quả đào tạo được tốt hơn.
Trong thời gian qua với sự nỗ lực của bản thân và sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn T.s Nguyễn Vĩnh Giang và sự giúp đỡ nhiệt tình của các các bộ trong Vụ tổ chức đã giúp em hoàn thiện đề tài này. Tuy nhiên do bản thân còn hạn chế nên đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn
Sinh viên Nguyễn Thị Huế