Các yếu tố thuộc môi trường bên trong tổ chức

Một phần của tài liệu Cải tiến hoạt động đào tạo và phát triển cán bộ công chức tại Tổng cục Hải quan” (Trang 39 - 42)

I. Công chức lãnh đạo 1727 a Lãnh đạo tổng cục6

2.2.1.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong tổ chức

Đặc điểm của tổ chức

 Mục tiêu, chiến lược, chính sách của tổ chức

Mục tiêu chiến lược là vấn đề sống còn của mỗi tổ chức.Thông qua chiến lược cả trong ngắn hạn và dài hạn, tổ chức sẽ xác định mục tiêu đội ngũ nhân lực cần cả về số lượng và chất lượng là bao nhiêu, qua đó kết hợp với tuyển dụng cần có kế hoạch đào tạo nhân lực sao cho đáp ứng nhu cầu trong tương lai . Ví dụ để thực hiện mục tiêu hiện đại hóa hải quan, Tổng cục hải quan đã xây dựng các kế hoạch phát triểnnguồn nhậnlực trong giai đoạn 5 năm, 10 năm với nhiều chương trình đào tạo,đặc biệt là các chương trình đào tạo tin học, ngoại ngữ…

 Hoạt động tuyển dụng cán bộ công chức của tổ chức

Khi chất lượng tuyển dụng đầu vào tốt thì tổ chức sẽ giảm được chi phí đào tạo

Đặc điểm đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tổ chức

 Trình độ chuyên môn

Một tổ chức mà có đội ngũ lao động ở trình độ môn thấp thì nhu cầu đào tạo càng cao. Nếu tổ chức có nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn thì công việc đào tạo sẽ ít tập trung vào đào tạo chuyên môn mà tập trung vào đào tạo nâng cao kĩ năng. Nguồn nhân lực Hải quan đa dạng về trình độ vì vậy các chương trình đào tạo phải trải rộng

 Quy mô của tổ chức

Tổ chức có quy mô càng lớn thì công tác đào tạo của tổ chức càng phức tạp và ngược lại. Vì quy mô càng lớn thì số lượng cần đào tạo cũng càng lớn, đòi hỏi nhiều nhân lực và vật lực để thực hiện. Do vậy, đối với tổ chức lớn công tác đào tạo là rất cần thiết và phải được thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt

 Sự thực hiện các chức năng khác của quản trị nhân lực

Đào tạo và phát triển là một bộ phận của quản trị nhân lực. Do đó nó có mối liên hệ với các nội dung khác của quản trị nhân lực như phân tích công việc, kế hoạch hóa nguồn nhân lực, tuyển mộ, tuyển chọn…Do vậy khi xây dựng các chương trình đào tạo phát triển cần xem xét cả những yếu tố liên quan, để có chương trình đào tạo hợp lí.

 Sự tiến bộ của khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ ngày nay càng phát triển hiện đại, điều này đã kéo theo sự thay đổi của hàng loạt các hoạt động trong tổ chức như thay đổi về dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị; thay đổi cung cách quản lí, tác phong làm việc…Như vậy có thể thấy khoa học kĩ thuật phát triển không chỉ thuần túy là sự thay đổi của máy móc mà còn liên quan đến con người. Do vậy con người cần phải được đào tạo để ít nhất có thể vận hành được các thiết bị này, sau đó là nâng cao kĩ năng quản lí, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cũng như thay đổi thái độ và tác phong làm việc nhằm thích ứng với điều kiện và cơ chế làm việc mới. Tác động thay đổi tích cực này góp phần kích thích mạnh mẽ

người lao động học tập nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc tạo cơ hội cải thiện mức thu nhập của mình.

Môi trường kinh tế xã hội của đất nước

 Trình độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Mỗi quốc gia đều phấn đấu vì mục tiêu phát triển hơn thế nữa là phát triển bền vững. Tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia chỉ có thể đạt được khi thực hiện đồng bộ cả hai nhân tố của quá trình sản xuất đó là sự tư liệu sản xuất hiện đại và con người hiện đại. Trong những năm qua đời, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quá trình đổi mới ở Việt Nam diễn ra một cách toàn diện và đồng bộ, chúng ta đang bước vào thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, để phát triển toàn diện KTXH…Tình hình đó đã có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cần phải được đổi mới về phương thức nội dung, chương trình đào tạo bồi dưỡng mới đáp ứng được yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực quản lí điều hành hát triển nền KTXH của đất nước trong thời kì đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế.

 Chính sách đào tạo, bồi dưỡng của nhà nước

Nhân tố này thể hiện vai trò của nhà nước tác động đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước như thế nào. Để đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước đáp ứng được các yêu cầu quản lí nhà nước trong từng thời kì, Nhà nước đã sử dụng hệ thống các chính sách để tác động đến công tác đào tạo, bồi dưỡng. Các chính sách liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước như:

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thông qua việc xây dựng và từng bước hoàn thiện pháp lệnh cán bộ, công chức

- Chính sách ưu tiên hiện đại hoá các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước gồm hệ thống tổ chức, cơ sở vật chất, chăm lo đội ngũ giáo viên…

- Chính sách tài chính để sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước cho đào tạo, bồi dưỡng và khai thác các nguồn lực khác hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Cải tiến hoạt động đào tạo và phát triển cán bộ công chức tại Tổng cục Hải quan” (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w