Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Cải tiến hoạt động đào tạo và phát triển cán bộ công chức tại Tổng cục Hải quan” (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO TẠI TỔNG CỤC HẢI QUAN

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1945 Cách mạng tháng 8 thành công, Hồ Chủ tich đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà. Tuy nhiên, sau đó Việt Nam vẫn phải tiếp tục trải qua 30 năm chiến tranh ác liệt và 27 năm thử thách trong thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh.

Với cái tên đầu tiên là “Sở Thuế quan và thuế gián thu” được thành lập với mục đích đảm bảo việc kiểm soát hàng hoá XNK và duy trì nguồn thu ngân sách Hải quan Việt Nam không ngừng chăm lo xây dựng, hoàn thiện và nâng cao cơ sở pháp lý - quản lý Nhà nước để ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn của nước Việt Nam. Từ chỗ Hải quan Việt Nam còn phải tạm thời sử dụng những quy định nghiệp vụ về thuế quan của chính quyền thực dân đến nay đã xây dựng và ban hành được “Điều lệ Hải quan”, Pháp lệnh Hải quan và tiếp đó là Luật Hải quan Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2002.

Với những mục tiêu nhằm tạo thuận lợi cho phát triển XNK, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển du lịch và giao thương quốc tế, đảm bảo quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Hải quan Việt Nam đã luôn luôn thực hiện theo khẩu hiệu mà mình đã đặt ra:

Thuận lợi, Tận tuỵ, Chính xác” Lịch sử hải quan theo các giai đoạn

Ngày 10 tháng 9 năm 1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thừa uỷ quyền của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt nam dân chủ cộng hoà ký Sắc lệnh số 27 - SL thành lập "Sở thuế quan và thuế gián thu" khai sinh Hải quan Việt Nam.

Giai đoạn 1945 - 1954:

Thành lập Hải quan Việt Nam thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước Việt nam dân chủ cộng hoà vừa mới khai sinh, tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Ngày 10/9/1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp được uỷ quyền của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt nam Dân chủ Cộng hoà ký Sắc lệnh số 27 - SL thành lập "Sở thuế quan và thuế gián thu" khai sinh ngành hải quan Việt Nam.

Giai đoạn 1954 - 1975:

Nhiệm vụ: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chống Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; Chính phủ giao cho Bộ Công thương quản lý hoạt động ngoại thương và thành lập Sở Hải quan ( thay ngành thuế xuất, nhập khẩu) thuộc Bộ Công thương.

Giai đoạn 1975 - 1986:

Hải quan thống nhất lực lượng và triển khai hoạt động trên phạm vi cả nước.

Sau khi thống nhất đất nước Hải quan triển khai hoạt động trên địa bàn cả nước từ tuyến biên giới phía Bắc đến tuyến biên giới phía Tây Nam, các cảng biển, Sân bay quốc tế, B- ưu cục ngoại dịch, Trạm chở hàng. Do yêu cầu quản lý tập trung thống nhất, Chính phủ đã có Quyết định số 80/CT ngày 5/3/1979 quyết định chuyển tổ chức Hải quan địa phương thuộc UBND tỉnh, thành phố về thuộc Cục Hải quan Bộ Ngoại thương.

Giai đoạn 1986 - 2000

Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI đề ra đường lối đổi mới đất nước, chủ trương mở cửa, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.

Nhiệm vụ: Yêu cầu đối với Hải quan Việt Nam lúc này là thực hiện quản lý Nhà nước về Hải quan trước tình hình: Hoạt động giao lưu hợp tác với nước ngoài phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy, kinh tế thị trường bộc lộ những khuyết tật, hạn chế, khối lượng hàng hoá XNK khá lớn tạo nguồn thu thuế XNK hàng năm chiếm tỷ lệ từ 20 - 25% GDP, tình

trạng buôn lậu gia tăng, nhập lậu tài liệu phản động, ấn phẩm đồi truỵ, chất nổ, ma tuý khá nhiều.

Hệ thống tổ chức:

- Tổng cục Hải quan;

- Cục Hải quan liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương. - Hải quan Cửa khẩu, Đội kiểm soát Hải quan.

Cơ sở vật chất của Hải quan Việt Nam được nâng cấp một bước: đã trang bị máy soi nghiệp vụ, máy và chó nghiệp vụ phát hiện ma tuý, tàu cao tốc chống buôn lậu trên biển.

Công tác đào tạo bồi dưỡng công chức được lưu ý hơn: Trường nghiệp vụ Hải quan thành lập năm 1986, Trường nghiệp vụ Hải quan 1 ( Hà Nội) thành lập năm 1988; sau hợp nhất 2 trưởng thành Trường Hải quan Việt Nam và Năm 1996 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập Trường Cao đẳng Hải quan. Từ năm 1986 đến năm 1999 đã bồi dưỡng nghiệp vụ cho 4.626 cán bộ, gửi đào tạo đại học tại chức 1.750 cán bộ.

Hải quan Việt Nam đã tham gia và trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) từ ngày 01/07/1993 và từ đó đã mở rộng quan hệ với tổ chức Hải quan thế giới và Hải quan khối ASEAN.

Một phần của tài liệu Cải tiến hoạt động đào tạo và phát triển cán bộ công chức tại Tổng cục Hải quan” (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w