Hợp tác song phương

Một phần của tài liệu Cải tiến hoạt động đào tạo và phát triển cán bộ công chức tại Tổng cục Hải quan (Trang 58 - 59)

III Bồi dưỡng nghiệp vụ Hải quan tổng hợp 00

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN CÁN BỘ CÔNG CHỨC HẢI QUAN

3.1.1.3 Hợp tác song phương

Hải quan Việt Nam tin tưởng rằng việc hợp tác hiệu quả giữa các Cơ quan Hải quan sẽ tạo thuận lợi cho thương mại của các nước và bảo đảm an ninh an toàn của các Quốc gia. Cho đến nay, Hải quan Việt Nam đã ký thoả thuận Hợp tác và Hỗ trợ Lẫn nhau trong các lĩnh vực nghiệp vụ Hải quan với 4 nước.

Thoả thuận về hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa Tổng cục Hải quan nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Tổng cục Hải quan nước Cộng hoà Xã hội

Thoả thuận giữa Tổng cục Hải quan nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Hải quan nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về hợp tác chống buôn lậu.

Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Đại hàn Dân quốc về hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực Hải quan.

Thoả thuận về quản lý hàng quá cảnh và đấu tranh chống buôn lậu giữa Tổng cục Hải quan Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Tổng cục Hải quan Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

Hiệp định Hợp tác Hải quan giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ Mông Cổ.

Trong điều kiện của một Quốc gia có nền kinh tế thị trường hoạt động theo định hướng XHCN, Hải quan Việt Nam vừa là người bảo vệ chủ quyền lợi ích Quốc gia, vừa là người mở cửa, tạo thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại.

Để đạt được mục tiêu quan trọng này, Hải quan Việt Nam luôn duy trì việc mở rộng quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau với các nước trên Thế giới cũng như các nước trong khu vực, và tiếp tục tham gia tích cực vào các hoạt động của các tổ chức Quốc tế trong các lĩnh vực có liên quan đến Hải quan.

Một phần của tài liệu Cải tiến hoạt động đào tạo và phát triển cán bộ công chức tại Tổng cục Hải quan (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w