Khái quát hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Techcombank Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Techcombank Vĩnh Phúc. (Trang 33 - 37)

- Phòng kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh:

2.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Techcombank Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc.

Tuy là một tỉnh mới thành lập nhưng Vĩnh Phúc có tốc độ phát triển và thu hút đầu tư khá lớn so với toàn quốc. Chính vì thế, ngày càng nhiều các ngân hàng thành lập chi nhánh trên địa bàn tỉnh như NH TMCP Nhà Hà Nội - HABUBANK, NH TMCP Hàng Hải Việt Nam - Maritime Bank, Ngân hàng Quốc Tế - VIBank…Sự xuất hiên của những ngân hàng này đặt ra những khó khăn cho Techcombank trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, cùng sự cố gắng nỗ lực của mình, Techcombank đã được đánh giá là NH TMCP có dịch vụ hàng đầu trên địa bàn tỉnh. Tình hình hoạt động kinh

doanh của Techcombank Vĩnh Phúc trong thời gian gần đây được thể hiện cụ thể như sau:

2.1.2.1.Tình hình huy động vốn.

Công tác huy động vốn được đặc biệt coi trọng ở Techcombank Vĩnh Phúc cũng giống như ở bất cứ ngân hàng nào khác. Nguồn vốn được huy động chủ yếu từ dân cư chiếm khoảng 76% tổng vốn huy động, ngoài ra là tiển gửi của các tổ chức kinh tế khác, bảo hiểm xã hội, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp…

Bảng 2.1: Phân loại nguồn vốn

Đơi vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

1. Tổng nguồn vốn 132,675 158,862 328,213

2. Tổmg vốn phân theoTPKT 132,675 158,862 328,213

- TG của các TCKT 26,535 31,772 65,643

- TG của dân cư 100,833 120,735 249,442

- TG khác 5,307 6,355 13,129

3. Nguồn vốn phân theo thời hạn

133,675 158,826 328,213

- TG không kỳ hạn 3,569 4,273 8,829

- TG < 12 tháng 72,255 86,516 178,745

- TG > 12 tháng 56,851 68,072 140,639

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh)

Qua bảng trên ta thấy có sự tăng trưởng đều đặn về tình hình huy động vốn qua các năm tính từ năm 2006. Tổng số vốn huy động năm 2007 tăng 19,738% tương đương với tăng tuyệt đối 26,187 tỷ đồng so với năm 2006. Đây chưa thực sự là con số tăng trưởng ấn tượng nhưng nó đánh dấu bước

đầu phát triển khi chi nhánh xuất hiện và hoạt động trên địa bàn tỉnh, đã thu hút được sự chú ý của dân cư. Sau đó, tình hình huy động vốn tăng nhanh chỉ trong 7 tháng đầu năm,tính từ cuối năm 2007 đến 31/07/2008, từ 158,862 tỷ đồng lên 328,213 tỷ đồng tăng 169,387 tỷ đồng, tương đương với 106,6 %. Đây là thành quả của việc chi nhánh thường xuyên quan tâm và tổ chức tốt công tác huy động vốn của các tổ chức kinh tế trên toàn địa bàn tỉnh và đặc biệt là huy động lớn từ dân cư. Ước tính trong những năm gần đây, nguồn vốn huy động trong dân cư chiếm khoảng 76% - 85% tổng vốn huy động. Tiền gửi từ dân cư là một nguồn vốn khá ổn định tuy nhiên khối lượng lại không phải là lớn mà thường là những món nhỏ, cần phải tập trung và quản lý. Bên cạnh đó, nguồn vốn chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, chiếm tới 54,46 % là tiền gửi có thời hạn dưới 12 tháng, còn lại là tiền gửi trên 12 tháng ( chiếm 42,85%) và nguồn vốn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là tiền gửi không kì hạn ( 2,69%). Nói chung nguồn vốn huy động của chi nhánh khá ổn định nhưng khối lượng không lớn vì thế khó khăn cho chi nhánh khi muốn thực hiện những khoản vay lớn. Vì thế, chi nhánh chủ yếu đáp ứng nhu cầu tín dụng của các DNV&N trên địa bàn tỉnh và một số doanh nghiệp ngoài tỉnh.

2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn.

Trong năm 2007 tình hình kinh tế đất nước có nhiều biến đổi, sự tăng trưởng nhanh của kinh tế kèm theo tỷ lệ lạm phát cao đã ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống của dân cư và ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các DNV&N trên địa bàn tỉnh. Do những doanh nghiệp này có nguồn vốn chưa lớn và kinh nghiệm kinh doanh còn hạn chế nên dễ bị tác động bởi những biến đổi kinh tế. Những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008 các ngân hàng ồ ạt chạy đua tăng lãi suất đã làm cho thị trường tài chính của chúng ta thêm bất ổn. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Mỗi ngân hàng đều đưa ra mức lãi suất hấp dẫn cùng những chương trình khuyến mại đặc

biệt để thu hút khách hàng. Bám sát diễn biến của thị trường đồng thời vận dụng đúng đắn, linh hoạt các chủ trương, chính sách của nhà nước, chi nhánh Techcombank Vĩnh Phúc đã có những giải pháp tích cực, quan tâm và tìm hiểu kĩ mọi đối tượng khách hàng nên kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn đạt những kết quả tốt cả về tốc độ tăng trưởng và chất lượng các khoản đầu tư.

Bảng 2.2: Phân loại đối tượng vay vốn

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng dư nợ 110,254 142,754 292,626 1. Doanh nghiệp 71,665 92,790 190,213 - Doanh nghiệp lớn 28,666 37,116 76,085 - DNV&N 42,999 55,674 114,128 2. Cá nhân hộ gia đình 35,281 45,681 93,644 3. Khác 3,308 4,283 8,779

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh).

Nhìn vào bảng trên ta thấy, cho vay đối với doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ của Techcombank, khoảng 65% - 68%. Khách hàng là những doanh nghiệp lớn của chi nhánh không nhiều, số lượng những doanh nghiệp lớn này chỉ chiếm khoảng 10% nhưng lại chiếm tới 40% tổng dư nợ bởi những doanh nghiệp này thường vay ngân hàng với khối lượng lớn để phát triển sản xuất. Khách hàng là DNV&N chiếm tới 90% về số lượng nhưng do những khoản vay của DNV&N không lớn nên chỉ chiếm 60% tổng dư nợ của ngân hàng. Đây là thực tế bởi chi nhánh Techcombank hoạt động trên địa bàn tinh Vĩnh Phúc, một môi trường kinh tế mới và đang phát triển nên hầu hết là các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn… với

quy mô vừa và nhỏ, vốn và nhân công chưa nhiều và chưa thực sự phát triển mạnh mẽ để lớn mạnh vươn ra thị trường. Đối tượng cho vay tiếp theo chiếm tỷ trọng khoảng 32% - 35% tổng dư nợ là các cá nhân và hộ gia đình, còn lại là cho vay các đối tượng khác.

Chi nhánh đã sử dụng khá triệt để nguồn vốn huy động để cho vay, kết quả cho thấy, tính đến cuối năm 2006 tổng dư nợ chiếm 83,100% tổng huy động, con số này tăng lên 89,86% tổng huy động đến hết 31/12/2007 và đến 31/07/2008 là 89,16% tổng vốn huy động. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng là khá tốt và ổn định, sẽ còn được phát huy trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Techcombank Vĩnh Phúc. (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w