1.1.3 Cơ cấu tổ chức và các hoạt động cơ bản cuả chi nhánh NHCP Kỹ thương tỉnh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Techcombank Vĩnh Phúc. (Trang 29)

thương tỉnh Vĩnh Phúc.

Chi nhánh NHCP kỹ thương Vĩnh Phúc có tổng số cán bộ công nhân là hơn 200 nhân viên cùng với năng lực để phát huy thế mạnh của từng người. Chi nhánh NHCP Kỹ thương Vĩnh Phúc có một giám đốc, một phó giám đốc điều hành, tám phòng ban:phòng hành chính, phòng tín dụng, phòng nghiệp vụ thẻ, phòng kế toán, phòng ngân quỹ, phòng tin học, tổ kiểm tra kiểm soát nội bộ. Phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm phân bổ ở các địa bàn khác nhau trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Các phòng ban của chi nhánh NHCP kỹ thương tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm:

GIÁM ĐỐC

( Nguồn : Báo cáo phòng tổ chức hành chính Ngân Hàng Cổ Phần Kỹ

Thương tỉnh Vĩnh Phúc) Phòng kế toán Phòng ngân quỹ Phòng nghiệp vụ thẻ Phòng tổ chức hành chính Phòng tin học Phòng KS và hỗ trợ KD Phòng tín dụng Tổ chức kiểm soát nội bộ PGD Vĩnh Yên PGD Phúc Yên PGD Mê Linh PGD Việt Trì

Mỗi phòng ban của chi nhánh NHCP Kỹ thương tỉnh Vĩnh Phúc có các chức năng và nhiệm vụ riêng song luôn luôn có quan hệ mật thiết để thực hiện các mục tiêu của ngân hàng.

2.1.1.4. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại chi nhánh như sau:- Ban lãnh đạo: (Giám đốc): - Ban lãnh đạo: (Giám đốc):

Xây dựng chương trình, kế hoạch và điều hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh; thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thức hiẹn các chế độ chính sách, thông tư chỉ thị và nghị định của ngành đến từng cán bộ nhân viên; chăm lo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ và đời sống của cán bộ nhân viên trong chi nhánh.

Giám đốc là người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm coa nhất về moịi mặt trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chỉ đạo sự phân cấp uỷ quyền của ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.

- Các Phòng giao dịch (PGD):

Trên địa bài Tỉnh, được sự uỷ quyền của ban Giám đốc các Trưởng phòng giao dịch thực hiện việc giám sát, quản lý và kiểm tra trực tiếp về nhân sự và công việc thuộc phòng, ban mình.

Trưởng phòng giao dịch thay mặt giám đốc điều hành và phê duyệt các chứng từ liên quan của khách hàng khi đến giao dịch. Trưởng phòng sẽ báo cáo lại kết quả hoạt động kinh doanhấtị đơn vị mình cho ban giám đốc và chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động kinh doanh của đơi vị.

- Phòng tổ chức hành chính :

Có bốn người, một trưởng phòng, hai nhân viên văn phòng, một lái xe thực hiện chức năng về quản lý cán bộ, tham mưu cho lãnh đạo về việc đề bạt, phân công công tác, đào tạo cán bộ, quản lý tiến lương thưởng…

- Phòng nguồn vốn:

Phụ trách mảng công việc là nguồn vốn và cân đối tổng hợp , phòng có chức năng làm tham mưu cho Ban giám đốc lập kế hoạch đồng thời thực hiện các hoạt động huy động vốn.

- Phòng kế toán:

Có bảy cán bộ trong đó có một phó phòng, bốn giao dịch viên với các tổ chức thanh toán bù trừ, thanh toán liên hàng, tổ tiét kiệm, tổ chi tiêu nội bộ…Các nhân viên trong phòng tế toán hạch toán, thống kê và thanh toán theo quy định của ngân hàng Nhà nước và Chi nhánh NHTMCP Kỹ Thương Vĩnh Phúc.

Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán thu – chi tài chính, quỹ tiền lương và trình ngân hàng Kỹ thương Việt Nam phê duyệt.

- Phòng ngân quỹ:

Có chức năng thu chi tiền mặt và các ấn chỉ thẻ trắng, các chứng từ có giá…Xây dựng chỉ tiêu kế toán tài chính, quyết toán hạch toán thu, chi chi tài chính, quỹ tiền lương. Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán và báo coá theo quy định.

Thực hiện các khoản phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định. Quản lý, giám sát và lưu dữ các hồ sơ tài sản thế chấp của các khách hàng.

- Phòng nghiệp vụ thẻ:

Trực tiếp tổ trức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của ngân hàng kỹ thương Việt Nam. Thự hiện quản lý giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo quy định của ngân hàng Kỹ thương Việt Nam. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh phát triển mạng lưới đại lý và chủ thẻ.

- Phòng tin học:

Tổng hợp và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. xử lý các nghyệp vụ phát sinh liên quan đén hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị tin học, làm dịch vụ tin học.

- Phòng kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh:

Gồm có ba nhân viên kiểm soát lại tất cả các hồ sơ chứng từ về tín dụng và tiết kiệm, thanh toán quốc tế…đảm bảo tính chính sác, đầy đủ, hợp pháp của ngân hàng, giúp ban lãnh đạo kịp thời uấn nắn các sai phạm trong ngân hàng.

Xây dựng chương trình công tác theo quý, năm phù hợp với công tác kiểm tra, kiểm toán của đơn vị.

Tổ chức kiểm tra, xác minh tham mưu cho Giám đốc giả quyết các đơn thư có thẩm quyền, làm nhiệm vụ thường trực của ban chống tham nhũng, tham ô, lãng phí thực hiện chống lãng phí cho ngân hàng.

2.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Techcombank Vĩnh Phúc. Vĩnh Phúc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy là một tỉnh mới thành lập nhưng Vĩnh Phúc có tốc độ phát triển và thu hút đầu tư khá lớn so với toàn quốc. Chính vì thế, ngày càng nhiều các ngân hàng thành lập chi nhánh trên địa bàn tỉnh như NH TMCP Nhà Hà Nội - HABUBANK, NH TMCP Hàng Hải Việt Nam - Maritime Bank, Ngân hàng Quốc Tế - VIBank…Sự xuất hiên của những ngân hàng này đặt ra những khó khăn cho Techcombank trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, cùng sự cố gắng nỗ lực của mình, Techcombank đã được đánh giá là NH TMCP có dịch vụ hàng đầu trên địa bàn tỉnh. Tình hình hoạt động kinh

doanh của Techcombank Vĩnh Phúc trong thời gian gần đây được thể hiện cụ thể như sau:

2.1.2.1.Tình hình huy động vốn.

Công tác huy động vốn được đặc biệt coi trọng ở Techcombank Vĩnh Phúc cũng giống như ở bất cứ ngân hàng nào khác. Nguồn vốn được huy động chủ yếu từ dân cư chiếm khoảng 76% tổng vốn huy động, ngoài ra là tiển gửi của các tổ chức kinh tế khác, bảo hiểm xã hội, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi thanh toán của các doanh nghiệp…

Bảng 2.1: Phân loại nguồn vốn

Đơi vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

1. Tổng nguồn vốn 132,675 158,862 328,213

2. Tổmg vốn phân theoTPKT 132,675 158,862 328,213

- TG của các TCKT 26,535 31,772 65,643

- TG của dân cư 100,833 120,735 249,442

- TG khác 5,307 6,355 13,129

3. Nguồn vốn phân theo thời hạn

133,675 158,826 328,213

- TG không kỳ hạn 3,569 4,273 8,829

- TG < 12 tháng 72,255 86,516 178,745

- TG > 12 tháng 56,851 68,072 140,639

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh)

Qua bảng trên ta thấy có sự tăng trưởng đều đặn về tình hình huy động vốn qua các năm tính từ năm 2006. Tổng số vốn huy động năm 2007 tăng 19,738% tương đương với tăng tuyệt đối 26,187 tỷ đồng so với năm 2006. Đây chưa thực sự là con số tăng trưởng ấn tượng nhưng nó đánh dấu bước

đầu phát triển khi chi nhánh xuất hiện và hoạt động trên địa bàn tỉnh, đã thu hút được sự chú ý của dân cư. Sau đó, tình hình huy động vốn tăng nhanh chỉ trong 7 tháng đầu năm,tính từ cuối năm 2007 đến 31/07/2008, từ 158,862 tỷ đồng lên 328,213 tỷ đồng tăng 169,387 tỷ đồng, tương đương với 106,6 %. Đây là thành quả của việc chi nhánh thường xuyên quan tâm và tổ chức tốt công tác huy động vốn của các tổ chức kinh tế trên toàn địa bàn tỉnh và đặc biệt là huy động lớn từ dân cư. Ước tính trong những năm gần đây, nguồn vốn huy động trong dân cư chiếm khoảng 76% - 85% tổng vốn huy động. Tiền gửi từ dân cư là một nguồn vốn khá ổn định tuy nhiên khối lượng lại không phải là lớn mà thường là những món nhỏ, cần phải tập trung và quản lý. Bên cạnh đó, nguồn vốn chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, chiếm tới 54,46 % là tiền gửi có thời hạn dưới 12 tháng, còn lại là tiền gửi trên 12 tháng ( chiếm 42,85%) và nguồn vốn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là tiền gửi không kì hạn ( 2,69%). Nói chung nguồn vốn huy động của chi nhánh khá ổn định nhưng khối lượng không lớn vì thế khó khăn cho chi nhánh khi muốn thực hiện những khoản vay lớn. Vì thế, chi nhánh chủ yếu đáp ứng nhu cầu tín dụng của các DNV&N trên địa bàn tỉnh và một số doanh nghiệp ngoài tỉnh.

2.1.2.2. Tình hình sử dụng vốn.

Trong năm 2007 tình hình kinh tế đất nước có nhiều biến đổi, sự tăng trưởng nhanh của kinh tế kèm theo tỷ lệ lạm phát cao đã ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống của dân cư và ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các DNV&N trên địa bàn tỉnh. Do những doanh nghiệp này có nguồn vốn chưa lớn và kinh nghiệm kinh doanh còn hạn chế nên dễ bị tác động bởi những biến đổi kinh tế. Những tháng cuối năm 2007 và đầu năm 2008 các ngân hàng ồ ạt chạy đua tăng lãi suất đã làm cho thị trường tài chính của chúng ta thêm bất ổn. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Mỗi ngân hàng đều đưa ra mức lãi suất hấp dẫn cùng những chương trình khuyến mại đặc

biệt để thu hút khách hàng. Bám sát diễn biến của thị trường đồng thời vận dụng đúng đắn, linh hoạt các chủ trương, chính sách của nhà nước, chi nhánh Techcombank Vĩnh Phúc đã có những giải pháp tích cực, quan tâm và tìm hiểu kĩ mọi đối tượng khách hàng nên kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn đạt những kết quả tốt cả về tốc độ tăng trưởng và chất lượng các khoản đầu tư.

Bảng 2.2: Phân loại đối tượng vay vốn

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng dư nợ 110,254 142,754 292,626 1. Doanh nghiệp 71,665 92,790 190,213 - Doanh nghiệp lớn 28,666 37,116 76,085 - DNV&N 42,999 55,674 114,128 2. Cá nhân hộ gia đình 35,281 45,681 93,644 3. Khác 3,308 4,283 8,779

( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh).

Nhìn vào bảng trên ta thấy, cho vay đối với doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ của Techcombank, khoảng 65% - 68%. Khách hàng là những doanh nghiệp lớn của chi nhánh không nhiều, số lượng những doanh nghiệp lớn này chỉ chiếm khoảng 10% nhưng lại chiếm tới 40% tổng dư nợ bởi những doanh nghiệp này thường vay ngân hàng với khối lượng lớn để phát triển sản xuất. Khách hàng là DNV&N chiếm tới 90% về số lượng nhưng do những khoản vay của DNV&N không lớn nên chỉ chiếm 60% tổng dư nợ của ngân hàng. Đây là thực tế bởi chi nhánh Techcombank hoạt động trên địa bàn tinh Vĩnh Phúc, một môi trường kinh tế mới và đang phát triển nên hầu hết là các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn… với

quy mô vừa và nhỏ, vốn và nhân công chưa nhiều và chưa thực sự phát triển mạnh mẽ để lớn mạnh vươn ra thị trường. Đối tượng cho vay tiếp theo chiếm tỷ trọng khoảng 32% - 35% tổng dư nợ là các cá nhân và hộ gia đình, còn lại là cho vay các đối tượng khác.

Chi nhánh đã sử dụng khá triệt để nguồn vốn huy động để cho vay, kết quả cho thấy, tính đến cuối năm 2006 tổng dư nợ chiếm 83,100% tổng huy động, con số này tăng lên 89,86% tổng huy động đến hết 31/12/2007 và đến 31/07/2008 là 89,16% tổng vốn huy động. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng là khá tốt và ổn định, sẽ còn được phát huy trong thời gian tới.

2.1.2.3. Các tình hình hoạt động khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Kinh doanh ngoại tệ: Như mua bán ngoại tệ giao ngay, mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi ngoại tệ, các hợp đồng ngoại hối nhằn tạo điều kiện cho khách hàng chuyển, điều chuyển hoặc giảm rủi ro hối đoái hoặc các rủi ro thị trường khác đồng thời phục vụ mục đích kinh doanh của ngân hàng. Doanh số của các hợp đồng ngoại hối năm 2008 đạt 885,672 tỷ đồng, tăng 15,033 so với năm 2007.

-Thanh toán quốc tế: Dịch vụ thanh toán quốc tế tiết tục là một tế mạnh của Techcombank. Cụ thể đó là các dịch vụ như chuyển tiền, nhờ thu, thư tín dụng. Doanh số thanh toán quốc tế năm 2007 đạt 1,342 triệu USD thì sang năm 2008 đã tăng lên gấp đôi đạt 2,684 triệu USD.

- Bảo lãnh: Techcombank cung cấp các dịch vụ bảo lãnh ngân hàng như: bảo lãnh vay vốn trong và ngoài nước, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng…Doanh số của hoạt động bảo lãnh tài chính của Techcombank năm 2007 đạt 27,154 tỷ đồng, đến năm 2008 đạt 39,035 tỷ đồng tăng 11,881 tỷ đồng so với năm 2007.

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ NHỎ

2.2.1. Các sản phẩm tín dụng doanh nghiệp.

2.2.1.1. Tín dụng vốn lưu động theo món.

Là việc ngân hàng cấp tín dụng để tài trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào tài sản lưu động của doanh nghiệp, dưới hình thức cấp tín dụng theo từng món riêng lẻ, có mục đích, số tiền vay, thời hạn vay và nguồn trả nợ rõ ràng.

a. Đối tượng khách hàng

- Dành cho tất cả các khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lưu động.

- Các khách hàng chưa được cấp hạn mức tín dụng ngắn hạn.

- Các khách hàng có nhu cầu vay vốn không thường xuyên, có tính thời vụ hoặc có tính chất một thương vụ riêng, đơn lẻ.

- Các khách hàng đã được cấp hạn mức tín dụng nhưng có nhu cầu vay vốn vượt quá hạn mức tín dụng do những cơ hội kinh doanh đột xuất hoặc tăng trưởng nhanh hơn kế hoạch dự báo.

b. Mục đích cho vay.

- Các nhu cầu đầu tư vào tài sản lưu động của doanh nghiệp nhưng phải gắn liền với từng phương án kinh doanh cụ thể, rõ ràng.

- Đối tượng giải ngân cụ thể: tiền mua nguyên vật liệu/hàng hóa đầu vào, chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh và các hạng mục chi phí khác.

c. Phương thức cho vay/thu nợ.

- Việc giải ngân khoản vay theo món có thể thực hiện một hoặc nhiều lần, nhưng tổng dư nợ không vượt quá số tiền vay đã được phê duyệt.

- Việc giải ngân phải được thực hiện đúng với mục đích và các đối tượng chi phí nêu trong phương án kinh doanh đã được ngân hàng chấp nhận.

- Việc thu nợ được tiến hành ngay khi xuất hiện nguồn trả nợ của khoản vay. d. Thời hạn cho vay.

- Thời hạn vay tín dụng lưu động theo món theo qui định của Techcombank là không quá 1 năm.

- Thời điểm cho vay cụ thể theo khoản vay được xác định theo thời điểm dòng tiền từ nguồn trả nợ xuất hiện.

- Các trường hợp vay vốn lưu động có thời hạn trên 12 tháng cần được xem xét kỹ lưỡng liên quan đến vòng quay tài sản – tiền mặt của doanh nghiệp.

2.2.1.2. Tín dụng vốn lưu động theo hạn mức.

Tín dụng vốn lưu động theo hạn mức là việc Techcombank cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng ( tổng mức dư nợ tín dụng ngắn hạn tối đa) mà khách hàng có thể sử dụng để trang trải nhu cầu vốn lưu động của mình trong một khoảng thời gian được khách hàng và Techcombank xác định.

Hạn mức tín dụng ngắn hạn có thể được sử dụng dưới hình thức quay vòng trong một thời gian nhất định. Trong hoạt động hiện tại của Techcombank, hạn mức tín dụng ngắn hạn là một loại hạn mức nằm trong hạn mức giao dịch khách hàng tổng thể Techcombank cấp cho khách hàng.

a. Đối tượng khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Techcombank Vĩnh Phúc. (Trang 29)