Một số giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư

Một phần của tài liệu “Quản lý dự án đầu tư nhà hỗn hợp cao tầng ở và làm việc tại LILAMA – một số bài học kinh nghiệm và kiến nghị” (Trang 45 - 52)

 Công tác giải phóng mặt bằng

Đối với những dự án lớn, mang tính trọng điểm quốc gia, việc giải phóng mặt bằng nơi có dự án phụ thuộc rất nhiều vào sự nỗ lực của chính quyền địa phương và vào cơ chế, chính sách đền bù, tái định cư cho các hộ dân mất đất. Nếu các chủ đầu tư nóng vội sẽ không giải quyết được vấn đề mà còn làm cho tình hình thêm nghiêm trọng. Nhà nước cần tạo điều kiện cho địa phương (nhất là các đô thị) có nguồn vốn riêng không phụ thuộc vào vốn dự án xây dựng như hiện nay để chuẩn bị sẵn quỹ đất, quỹ nhà tái định cư, đáp ứng kịp thời nhu cầu giải phóng mặt bằng xây dựng các công trình trên địa bàn. Ta cần định ra khung giá đất đền bù thống nhất chung, phù hợp cho từng nơi, tránh khiếu kiện kéo dài.

 An toàn lao động

– Chính phủ nên bổ sung thêm Nghị định 126/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng để đưa ra các quyết định xử phạt cứng rắn hơn về an toàn lao động đối với chủ đầu tư, không đơn thuần là xử phạt hành chính, nếu nghiêm trọng có thể đình chỉ việc thi công.

Trong trường hợp xảy ra tai nạn lao động, Nghị định nên quy định rõ mức đền bù và trách nhiệm của chủ đơn vị thi công.

– Cần phổ biến, hướng dẫn cho công nhân các quy định về an toàn lao động bởi một tai nạn xảy ra cũng một phần do công nhân chủ quan, thiếu hiểu biết về an toàn lao động.

– Thực hiện một số quy định về an toàn như:

+ Có nắp đậy hoặc rào che chắn những lổ hổng, hố sâu. + Loại bỏ đinh còn nhô ra và sót lại trong những mảnh gỗ. + Có thùng chứa chất phế thải gần nơi làm việc.

+ Sử dụng thắt lưng an toàn khi làm trên cao hoặc trên mái dốc. + Bảo đảm giàn giáo vững vàng, đủ rộng, không lung lay, không nghiêng ngả.

+ Lắp đặt màn chắn, vách ngăn hoặc dùng máy hút bụi để giảm tác hại của bụi, hoặc sử dụng khẩu trang, mặt nạ phòng bụi. + Cung cấp đủ phương tiện bảo vệ đầu, tay, chân cho công nhân.

+ Cung cấp đủ phương tiện cấp cứu khẩn cấp, huấn luyện cho công nhân có trách nhiệm xử lý tình huống khẩn cấp.

– Phát huy vai trò của chính quyền cơ sở trong việc quản lý những sai phạm về an toàn lao động trên địa bàn, nêu cao tinh thần trách nhiệm của các cấp chính quyền sẽ giải quyết được tận gốc vấn đề an toàn lao động.

 Chi phí xây dựng

Chủ đầu tư khi lập dự án cần thực hiện theo đúng Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Nghị định 99 là kết quả của “Đề án đổi mới cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình” đã được Thủ Tướng Chính phủ chấp thuận tại văn bản số 1585/TTg- CN ngày 9/10/2006. Tinh thần của đề án là đổi mới cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế và cơ chế thị trường; giá cả xây dựng công trình do các bên mua - bán thoả thuận; giá xây dựng được xác định cho từng công trình, thay cho việc giá xây dựng theo khu vực trong quy định cũ; giá xây dựng của công trình được xác định phù hợp với giai đoạn đầu tư, thời điểm xây dựng và độ dài thời gian thi công xây dựng công trình; giá xây dựng công trình không được vượt tổng mức đầu tư đẫ được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Để khắc

phục sự gia tăng chi phí do giá cả thì tổng mức đầu tư trong NĐ số 99 xác định chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá căn cứ vào độ dài thời gian xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng và nó được đưa vào tính toán hiệu quả đầu tư của dự án từ khi lập dự án. Như vậy quá trình thực hiện dự án chủ đầu tư sẽ chủ động về vốn kể cả khi giá cả thị trường biến động, và sẽ không có dự án bị huỷ bỏ do không đạt chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội khi giá cả gia tăng. Đồng thời, chủ đầu tư phải theo dõi sát sao, dự báo sự biến động giá cả để đưa ra dự trù chính xác nhất.

Nhằm ngăn chặn, phòng, chống thất thoát và lãng phí trong xây dựng ta nên thực hiện những giải pháp sau:

• Về cá nhân

– Phải có các quy định chặt chẽ ràng buộc trách nhiệm cá nhân với công việc được giao quản lý; cần xác định rõ theo nguyên tắc tập trung dân chủ thì người quyết định là người chiụ trách nhiệm chứ không phải là tập thể chịu trách nhiệm, không có tập thể quyết định chuyên môn.

– Cần trả thù lao tương xứng với trách nhiệm.

– Kiên quyết xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quy định quản lý đầu tư, xây dựng và chi tiêu; không bao che, dung túng, nể nang, né tránh đối với bất kể cán bộ nào làm sai để giữ vững kỷ cương, kỷ luật.

– Những cán bộ có trách nhiệm trực tiếp quản lý dự án, trước khi được giao nhiệm vụ phảI khai báo tài sản và thu nhập cá nhân.

– Phải xây dưng và thực hiện tiêu chuẩn hoá chức danh với các công việc quản lý dự án, tư vấn, quản lý kinh doanh tư vấn và xây dựng; phải bố trí cán bộ có đủ trình độ và kinh nghiệm, đúng chuyên môn và có phẩm chất phù vợp với chức danh công việc được giao. Nghiêm cấm và xử phạt nghiêm mọi trường hợp mượn danh, mua danh để hành nghề.

Các quy định quản lý đầu tư, xây dựng và chi tiêu là cơ sở pháp luật của cán bộ quản lý. Nếu nghiên cứu chưa kỹ thì có nhiều sơ hở dẫn đến hay thay đổi và ban hành không đồng bộ thì dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý, bị kẻ xấu lợi dụng để trục lợi các nhân. Vì vậy để khắc phục các nguyên nhân gây thất thoát, lãng phí nêu trên cần làm một số việc sau:

– Cần rà soát các quy định hiện tại để sửa đổi, bổ sung mới từ đó hình thành một hệ thống các quy định quản lý đầu tư, xây dựng và chi tiêu chặt chẽ, rõ ràng, dễ hiểu, minh bạch, đầy đủ, phù hợp với thực tế hoạt động đầu tư xây dựng ở nước ta và ban hành cách đồng bộ.

– Cùng với xây dựng một hệ thống quy định trên phải xây dựng quy trình và biện pháp kiểm tra hữu hiệu để đảm bảo các quy định quản lý đầu tư, xây dựng và chi tiêu phải được tuân thủ đúng, đủ và để phát hiện ngay được những sơ hở trong các quy định.

– Có một tổ công tác gồm các nhà chuyên môn ở nhiều lĩnh vực, có nhiều kinh nghiệm thực tế trong quản lý dự án, có tâm huyết. Tổ công tác này hoạt động độc lập, chuyên trách giúp chính phủ nghiên cứu soạn thảo ra hệ thống các quy định quản lý đầu tư, xây dựng và chi tiêu đạt được các yêu cầu trên. Việc soạn thảo, ban hành các quy định theo đúng quy trình.

• Công tác kiểm tra, thanh tra và điều tra

Có quy định mà không có sự giám sát, kiểm tra và thanh tra thì việc thực thi sẽ không nghiêm. Nhưng các sai phạm thường được che dấu bởi nhiều thủ đoạn tinh vi vì thế nếu không điều tra thì không thể phát hiện được. Cho nên có thể nói trong nguyên nhân: Công tác quản lý bị buông lỏng và có kẻ cố tình vi phạm định chế quản lý vì lợi ích cá nhân là do công tác thanh tra, điều tra chưa làm mạnh, lực lượng thanh tra, điều tra còn yếu và thiếu lực. Do vậy những việc cần làm ngay là: Nâng cao năng lực, hiệu quả công tác của lực lượng này và đẩy mạnh công tác này để ngăn chặn và phát hiện những sai phạm; đưa ra ánh sáng nhưng kẻ cố ý làm trái quy định, pháp luật gây ra tình

trạng thất thoát, lãng phí hiện nay; thu hồi tài sản bị thất thoát. Các biện pháp cụ thể là:

– Bổ sung thêm nhiều cán bộ có năng lực, trình độ vào lực lượng thanh tra, điều tra.

– Trang bị thêm trang thiết bị kỹ thuật và tăng kinh phí cho lực lượng thanh tra, điều tra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

– Mở rộng phạm vi quyền hạn cho lực lượng thanh tra, điều tra. – Lực lượng thanh tra, điều tra phải độc lập để đảm bảo tính khách quan, công bằng.

– Có sự thưởng, phạt phân minh với những thành tích và khuyết điểm trong công tác.

– Cần áp dụng “các giải pháp liên quan đến cá nhân” ở trên đối với lực lượng thanh tra, điều tra.

– Xác định rõ trách nhiệm của lực lượng này đối với sự gia tăng số vụ và mức độ thất thoát.

– Đã có đơn tố giác, đã có biểu hiện, dư luận về sai phạm, thất thoát ở dự án nào thì lực lượng thanh tra, điều tra phải sớm xác định và làm rõ, phải làm cho đến nơi đến chốn để rõ trắng đen để đưa vụ việc ra ánh sáng, để có tác dụng dăn đe và quan trọng là thu hồi tài sản của đất nước bị thất thoát.

– Nhà nước cần mở tài khoản kế toán riêng để theo dõi và quản lý tập trung tất cả tài sản bị thất thoát thu hồi qua kết quả kiểm tra, thanh tra và điều tra. Số tiền thất thoát là rất lớn vì vậy số tiền thu hồi sẽ rất lớn, Nhà nước có thể dùng một phần số tiền thu hồi để chi cho việc đầu tư nâng cao năng lực lực lượng thanh tra, điều tra, chi cho việc bảo vệ nhân chứng, bổ sung kinh phí cho hoạt động thanh tra, điều tra...vì vậy có thể sẽ phát hiện nhiều hơn những dự án có thất thoát và thu hồi được nhiều hơn số tiền bị thất thoát.

– Tập trung giám sát đầu tư với tất cả các dự án đang ở giai đoạn chuẩn bị triển khai hoặc đã triển khai để đánh giá hiệu quả đầu tư, phát hiện

những sai sót trong tính toán có thể dẫn đến lãng phí từ đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời làm giảm hoặc tránh xảy ra lãng phí.

– Tập trung thanh tra tất cả các dự án đang và đã triển khai để phát hiện những sai phạm quy định, thủ tục triển khai, những sơ hở trong quản lý có thể dẫn đến lãng phí, thất thoát từ đó có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời ngăn chặn hoặc tránh xảy ra lãng phí, thất thoát.

• Các giải pháp liên quan đến việc phát huy dân chủ

Những vụ việc thất thoát mà thanh tra, điều tra phát hiện được là dựa vào đơn thư tố giác của dân. Thực tế tình hình thất thoát tiền đầu tư hiện nay là phổ biến, nhưng số vụ việc mà lực lượng thanh tra, điều tra đưa ra ánh sáng được còn rất ít vì có ít đơn thư tố cáo do dân còn chưa dám nói bởi tư tưởng ngại va chạm, vì dân chưa tin vào quyết tâm chống thất thoát của lãnh đạo. Các biện pháp cụ thể như sau:

– Xây dựng hoàn chỉnh cơ chế để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình trong quản lý dự án, có chế tài để đảm bảo cơ chế này được tôn trọng.

– Có cơ chế đảm bảo sự công khai, minh bạch trong công tác đấu thầu, trong xây dựng, mua sắm, trong thanh, quyết toán để thanh tra có thể giám sát quá trình đầu tư tốt hơn.

– Phải có chính sách, biện pháp cụ thể bảo vệ có hiệu quả những cá nhân đứng ra tố giác những hành vi cố tình làm trái các quy định quản lý, pháp luật, tố giác những cán bộ tham ô, nhận và đưa hối lộ; đồng thời kiên quyết xử lý theo đúng pháp luật mọi cá nhân cố tình vu khống, tố cáo sai sự thật để phục vụ mục đích xấu của họ.

• Phát huy vai trò của thông tin đại chúng

Kiên quyết xử lý nghiêm minh và đưa ra công luận những dự án đầu tư có thất thoát và lãng phí để thu hồi tiền bị thất thoát; để răn đe từ đó ngăn chặn sự phát triển của tình trạng lãng phí, thất thoát hiện nay; để chứng minh bằng hành động quyết tâm chống thất thoát, lãng phí của Chính phủ. Vì vậy

để chống thất thoát, lãng phí quyết liệt hơn, báo chí không chỉ đưa tin kết quả thanh tra, điều tra mà cần phải tham gia điều tra phát hiện.

 Cấp phép xây dựng

Những công trình xây không hoặc trái phép thường lấn chiếm không gian đô thị, trái với quy hoạch chung, gây mất mỹ quan thành phố, ảnh hưởng đến đời sống của các hộ lân cận. Do đó, quản lý chất lượng công trình là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành xây dựng. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này, các cơ quan chức năng cần thực hiện các giải pháp sau:

– UBND TP Hà Nội đề ra chỉ thị yêu cầu các quận, huyện và các sở, ban, ngành tăng cường giám sát và quản lý chất lượng công trình trên địa bàn.

– Theo đó, các cơ quan thẩm định thiết kế cơ sở, cơ quan cấp phép xây dựng phải tăng cường kiểm tra việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, các giải pháp thiết kế, điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân tham gia thiết kế, bảo đảm phù hợp với loại và cấp công trình theo quy định hiện hành. Thanh tra xây dựng tổ chức giám sát chặt chẽ việc thi công công trình theo các quy định bảo đảm trật tự vệ sinh an toàn trong quá trình xây dựng và theo đúng giấy phép xây dựng đồng thời xử lý nghiêm các công trình vi phạm theo các quy định hiện hành.

– Chủ đầu tư dự án phải tăng cường công tác giám sát chất lượng công trình, đặc biệt trong giai đoạn thi công xây dựng; kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình, biện pháp thi công, nhân lực và thiết bị thi công; thực hiện mua bảo hiểm công trình theo quy định.

– Nhà thầu thi công phải lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây dựng trong đó quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình trong việc quản lý kỹ thuật, chất lượng công trình xây dựng, cần lưu ý đến biện pháp tháo dỡ công trình cũ, kết cấu hệ dàn giáo thi công, chống đỡ, cốp pha.

– Sở Xây dựng phải tăng cường kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình và thực hiện công tác đánh giá chứng nhận chất lượng công trình xây dựng của các chủ đầu tư. Sở Tài nguyên - Môi trường và Nhà đất phối

hợp với UBND các quận, huyện rà soát, kiểm tra các công trình nhà ở hư hỏng, xuống cấp và xác định nhà nguy hiểm theo các quy định hiện hành để có biện pháp cải tạo, sửa chữa, phương án di dời dân khẩn cấp. Sở Giao thông công chính tổ chức kiểm tra chất lượng các cầu trên địa bàn thành phố, kịp thời tổ chức lại giao thông để đảm bảo an toàn đồng thời có kế hoạch duy tu, sửa chữa, các biện pháp kỹ thuật đối với các cầu xung yếu.

Một phần của tài liệu “Quản lý dự án đầu tư nhà hỗn hợp cao tầng ở và làm việc tại LILAMA – một số bài học kinh nghiệm và kiến nghị” (Trang 45 - 52)