Lập phiếu đề nghị định giá

Một phần của tài liệu Quy trình định giá bất động sản thế chấp là nhà ở tại ngân hàng thương mại cổ phần kĩ thương Việt Nam - Techcombank (Trang 42 - 44)

II. Quy trình định giá bất động sản thế chấp là nhà ở tại ngân hàng thương mại cổ phần kĩ thương Việt Nam Techcombank

1.4.Lập phiếu đề nghị định giá

Sau khi tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ bất động sản, hoàn tất hồ sơ thế chấp, chuyên viên khách hàng lập phiếu đề nghị định giá bất động sản nhà ở có xác nhận của lãnh đạo đơn vị kinh doanh và gửi cho Phòng định giá tài sản bằng Fax, email hoặc gửi trực tiếp kèm theo hồ sơ pháp lý của tài sản bảo đảm.

Để bảo đảm sự chuyên môn hoá, tính khách quan trong việc thẩm định tài sản bảo đảm và hạn chế các rủi ro, việc định giá tài sản bảo đảm được phân cấp theo tiêu chí mức giá trị của tài sản bảo đảm hoặc mức giá khung

(đối với bất động sản)

* Đối với bất động sản, giá khung của một bất động sản được tính như sau: Đối với đất ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (đất xây dựng trụ sở, văn phòng, khách sạn, cơ sở sản xuất, nhà máy, nhà kho, các công trình xây dựng dân dụng khác): Giá khung bằng giá một mét vuông đất ở (do Uỷ ban nhân dân/thành phố trực thuộc trung ương ban hành)* diện tích thế chấp được tính (đó là phần diện tích có hình thức sử dụng là riêng được ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng dất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở).

Đất vườn liền kề: Giá khung bằng giá một mét vuông đất vườn (do Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương ban hành)* diện tích thế chấp được tính (đó là phần diện tích đất vườn được ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở).

Đối với đất ở phân lô (đất đấu giá trúng giá)

Trường hợp chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở), giá khung bằng giá một mét vuông đất ở (do Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương ban hành) * phần diện tích được tính (đó là phần diện tích ghi trong hợp đồng mua bán giữa chủ đầu tư và khách hàng mua bất động sản đó).

Trường hợp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở), giá khung bằng giá một mét vuông đất ở (do Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương ban hành)* diện tích được tính (đó là phần diện tích ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

khung là tổng của giá khung đất ở à giá khung đất liền kề.

Đối với nhà chung cư cũ mua theo NĐ62: Giá khung bằng giá một mét vuông đất ở (do Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương ban hành) * hệ số phân tầng (tính theo nghị định 61) * diện tích thế chấp được tính (đó là phần diện tích sử dụng riêng được ghi trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở)

Đối với nhà chung cư mới: Giá khung bằng giá một mét vuông sàn (theo hợp đồng mua bán giữa chủ đầu tư và khách hàng mua bất động sản đó hoặc của hợp đồng mua bán giữa chủ đầu tư và khách hàng mua bất động sản tương đương) * phần diện tích được tính.

Theo tiêu chí trên, việc phân cấp định giá thực hiện như sau:

Tài sản bảo đảm là bất động sản do phòng Định giá tài sản định giá bao gồm:

- Toàn bộ tài sản bảo đảm là bất động sản nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội (gồm các quận nội thành)

- Tài sản bảo đảm là bất động sản nằm tại các huyện ngoại thành thành phố Hà Nội có giá trị bất động sản tính theo giá khung > 500 triệu

- Tài sản bảo đảm khó định giá

Tài sản bảo đảm do ban Kiểm soát và hỗ trợ kinh doanh chi nhánh/Trung tâm giao dịch hội sở tiến hành định giá bao gồm tất cả các tài sản bảo đảm còn lại.

Một phần của tài liệu Quy trình định giá bất động sản thế chấp là nhà ở tại ngân hàng thương mại cổ phần kĩ thương Việt Nam - Techcombank (Trang 42 - 44)