Quản lý tốt việc cấp phát vốn và thanh toán vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Luận văn:Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp pot (Trang 64 - 65)

II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BĂNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH

2.4.Quản lý tốt việc cấp phát vốn và thanh toán vốn đầu tư

2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGUỒN

2.4.Quản lý tốt việc cấp phát vốn và thanh toán vốn đầu tư

Tiến độ cấp phát, giải ngân vốn đầu tư của tỉnh trong thời gian qua chậm, ngoài những nguyên nhân khách quan thì không thể không nói đến vai trò của các cơ quan chức năng và các chủ đầu tư trong công tác này. Lâu nay, tại nhiều diễn đàn, các cơ quan, đơn vị và địa phương thường “kêu” thiếu vốn; bây giờ có vốn lại không “tiêu” hết được; nhiều dự án không sử dụng hết vốn phải chuyển sang năm sau. Vì thế, nhiều chủ đầu tư ỷ lại: dự án không triển khai thì tiền còn đó. Đây là điều cần khắc phục. Do vậy, để phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tỉnh nên kiên quyết cắt chuyển vốn những dự án không triển khai thi công và không giải ngân được nhằm tăng vốn cho những dự án khác…Cấp phát và thanh toán vốn đầu tư cần phải đảm bảo đúng quy định của nhà nước. Việc cấp phát vốn đầu tư phải gắn với nhu cầu thực tế của công trình, phù hợp với tiến độ thi công của các hạng mục công trình, tráng tình trạng cấp phát vốn tràn lan dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao. Việc cấp phát vốn tràn lan, thừa so với yêu cầu vốn để thực hiện xây dựng công trình đó nhưng lại thiếu vốn ở công trình khác, qua đó dẫn đến tình trạng chỗ thiếu chỗ thừa, nơi thì nợ đọng vốn không thanh quyết toán được, nơi thì thất thoát vốn. Nghiêm cấm việc ứng vốn nợ khối lượng dẫn đến quản lý không chặt chẽ. Đây là hiện tượng xin ứng trước vốn khi mà khối lượng công trình thực hiện chưa đảm bảo, chưa thực hiện nghiệm thu.

phần kinh tế vào các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa , thể dục-thể thao, môi trường. Cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm trong kỳ kế hoạch như: lọc hoá dầu Nghi Sơn, Nhiệt điện Nghi Sơn I và Nghi Sơn II, các nhà máy thuỷ điện, hạ tầng khu kinh tế Nghi Sơn, các dự án giao thông, thuỷ lợi, trường học, y tế từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ ...

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, gắn việc thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí với việc chấn chỉnh công tác đầu tư xây dựng; tăng cường công tác giám sát, thanh tra nhằm ngăn chặn có hiệu quả tình trạng tham ô, lãng phí, bảo đảm chất lượng của công trình.

Một phần của tài liệu Luận văn:Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp pot (Trang 64 - 65)