II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BĂNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH
2. Tình hình đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tỉnh Thanh
2.5.1.1. Tác động đến tăng trưởng kinh tế
Nông, lâm, ngư nghiệp
Sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá toàn diện, cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp được dịch chuyển theo theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng những sản phẩm
42
có lợi thế, có giá trị lớn và hiệu quả kinh tế cao. Đã hình thành vùng sản xuất lúa thâm canh năng suất, chất lượng; tổng sản lượng lương thực hàng năm luôn đạt trên 1,5 triệu tấn, năm 2009 dự kiến đạt 1,6 triệu tấn, tăng 100 nghìn tấn so với kế hoạch. Diện tích, sản lượng các cây thực phẩm đều tăng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh và bước đầu đã có sản phẩm xuất khẩu như: cà chua cô đặc, ớt, dưa bao tử. Diện tích các vùng nguyên liệu mía được duy trì ổn định, năng suất và sản lượng được nâng lên, cơ bản đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy đường; các vùng nguyên liệu sắn tiếp tục phát triển theo quy hoạch; cây cao su được quan tâm khuyến khích phát triển, năm 2009 đạt 13.800 ha, tăng 7.000 ha so với năm 2005.
Các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm được tổ chức theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn dịch bệnh và gắn với các cơ sở chế biến tập trung, xử lý chất thải phát triển mạnh; chất lượng đàn gia súc, gia cầm tăng khá, năm 2009 tỷ lệ bò lai đạt 55%, tăng 13%; tỷ lệ lợn hướng nạc đạt 15%, tăng 3% so với năm 2005.
Hoàn thành cơ bản việc tổ chức, sắp xếp lại các lâm trường quốc doanh; giao đất, giao rừng, cấp quyền sử dụng đất rừng cho các hộ và chủ rừng. Kết hợp giữa trồng rừng sản xuất và rừng phòng hộ đạt kết quả tốt, diện tích rừng trồng mới giai đoạn 2005 - 2009 ước đạt 60.000 ha, tăng 1,8 lần so với giai đoạn 2000 – 2004. Độ che phủ rừng năm 2009 đạt 49%, tăng 6% so với năm 2005.
Sản xuất thủy sản có bước phát triển khá trên cả 3 lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản và dịch vụ hậu cần nghề cá. Năng lực khai thác hải sản được nâng cao, các tàu đánh bắt xa bờ được tăng cường cả về số lượng và thiết bị, đảm bảo hiệu quả và an toàn trong khai thác. Sản lượng khai thác hải sản năm 2009 đạt 66.000 tấn, tăng 12.000 tấn so với năm 2005. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển nhanh cả về diện tích và sản lượng; đã phát triển được nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản nước lợ theo hướng bền vững, mô hình trang trại tổng hợp gắn nuôi trồng thuỷ sản với trồng trọt, chăn nuôi. Các cơ sở chế biến thủy sản, hạ tầng nghề cá (Cảng cá Lạch Bạng, Lạch Hới, Hòa Lộc) được đầu tư, nâng cấp góp phần thúc đẩy dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển. Giá trị sản xuất thủy sản tăng bình quân hàng năm đạt 8,2%.
Hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực, đã khắc phục được tình trạng hoạt động kém hiệu quả; đến nay, có 336 HTX có lãi (chiếm 74%), 71 HTX hòa vốn và 59 HTX bị lỗ vốn (11,8%). Kinh tế trang trại phát triển nhanh, đến cuối tháng 6/2009 có khoảng 3.748 trang trại, tăng 389 trang
trại so với năm 2005; loại hình trang trại khá đa dạng, bao gồm: 1.532 trang trại trồng trọt, 853 trang trại chăn nuôi, 345 trang trại lâm nghiệp, 568 trang trại nuôi trồng thủy sản, 450 trang trại tổng hợp.
Công nghiệp - Xây dựng
Mặc dù, có những khó khăn do giá cả nguyên, nhiên vật liệu chủ yếu tăng cao; khủng hoảng kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế trong nước ... nhưng sản xuất công nghiệp trên địa bàn vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao so với giai đoạn 2000 - 2004. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân thời kỳ 2005 – 2009 đạt 17,3% (bình quân 5 năm 2000 - 2004 là 16,8%). Cơ cấu các ngành sản xuất trong công nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, khai thác được tiềm năng và lợi thế của tỉnh.
Trong giai đoạn 2005 - 2009, có nhiều cơ sở công nghiệp lớn hoàn thành đưa vào sản xuất, đưa năng lực sản xuất công nghiệp tăng lên đáng kể như: nhà máy xi măng Công Thanh (giai đoạn 1); dây truyền 2 nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Nghi Sơn, nhà máy gạch Ceramic (giai đoạn 2); nhà máy Bia Nghi Sơn, thuỷ điện Cửa Đạt ... Đồng thời cũng đã khởi công xây dựng một số cơ sở công nghiệp lớn, tạo tiền đề cho tăng trưởng trong giai đoạn sau như nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, luyện cán thép Cao Ngọc, xi măng Thanh Sơn, Ferocrom Nam Việt, ... Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu có quy mô lớn của tỉnh như xi măng, đường, bia, thuốc lá, vật liệu xây dựng luôn duy trì được mức tăng trưởng cao, trong đó một số sản phẩm tăng gấp 2 lần so với năm 2005 như: xi măng, Bia, đáp ốp lát, gạch xây ...
Các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn được quan tâm đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Hiện nay, toàn tỉnh có 01 khu kinh tế, 05 khu công nghiệp đã và đang được đầu tư xây dựng với diện tích 615,6 ha; trong đó riêng KCN Lễ Môn và KCN Tây Bắc ga có tỷ lệ lấp đầy trên 90%. Ngoài ra, còn có 24 cụm công nghiệp với tổng diện tích 572 ha, đã cho thuê 312 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 55%. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn tiếp tục phát triển; đã nhân cấy nhiều nghề tiểu thủ công nghiệp có hiệu qủa kinh tế như: thêu ren đính hạt cườm, đan đèn lồng, thêu tranh, đá trang sức, dâu tằm tơ ...
Ngành xây dựng có bước phát triển mạnh; tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm thời kỳ 2005 – 2009 đạt 20% (thời kỳ 2000 - 2004 là 11,4%); năm 2010 dự kiến giá trị gia tăng ngành xây dựng (theo giá hiện hành) đạt 6.960 tỷ đồng, chiếm 14,4% GDP toàn tỉnh.
44
Các ngành dịch vụ:
Hoạt động thương mại dịch vụ có nhiều chuyển biến, đáp ứng cơ bản yêu cầu của sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Mạng lưới bán buôn, bán lẻ được mở rộng, tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Hệ thống các siêu thị, các trung tâm bán buôn, bán lẻ phát triển nhanh ở các đô thị; đã đưa vào sử dụng 4 trung tâm thương mại và 9 siêu thị. Tổng giá trị bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2009 đạt 21.600 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 23,6%.
Sản xuất hàng xuất khẩu và xúc tiến thương mại có chuyển biến tích cực, thị trường xuất khẩu ngày được mở rộng. Giá trị hàng hoá xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân hàng năm 27,2%; năm 2009 đạt 350 triệu USD, tăng 3,33 lần so với năm 2005, trong đó xuất khẩu chính ngạch đạt 220 triệu USD, tăng hơn 4 lần so với năm 2005. Cơ cấu hàng xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, các sản phẩm đã qua chế biến; giảm tỷ trọng hàng nông lâm sản.
Công tác quản lý và tổ chức các hoạt động kinh doanh du lịch có nhiều tiến bộ, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, có chất lượng tốt hơn. Du lịch lễ hội và du lịch sinh thái bước đầu phát triển. Hạ tầng nhiều khu di tích lịch sử được trùng tu, tôn tạo và khai thác các giá trị văn hoá phục vụ du lịch; đã đưa vào sử dụng 110 cơ sở lưu trú, với 2.200 phòng nghỉ. Lượng khách du lịch tăng bình quân hàng năm 22%; doanh thu du lịch năm 2009 đạt 1.050 tỷ đồng, tăng gấp 4,3lần so với năm 2005.
Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hoá từng bước được nâng cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đi lại của nhân dân. Đã đưa các tuyến xe buýt tại thành phố Thanh Hoá và các vùng phụ cận vào hoạt động. Khối lượng vận tải hàng hoá và vận tải hành khách tăng nhanh. Tổng doanh thu ngành vận tải năm 2009 ước đạt 2.600 tỷ, tăng 3,8 lần so với năm 2005.
Hạ tầng viễn thông được đầu tư ngày càng hiện đại và đồng bộ, chất lượng dịch vụ tốt hơn. Đến nay, 100% số xã, phường, thị trấn có điện thoại; trong 5 năm đã phát triển thêm 275 trạm điện thoại cố định, tăng 3,8 lần so với năm 2005; mật độ điện thoại đạt 93 máy/100 dân (kế hoạch 20 máy/100 dân); trong đó máy cố định đạt 1.078 nghìn máy (mật độ 31,1 máy/100 dân).
Hệ thống ngân hàng thương mại được củng cố, phát triển cả về số lượng và chất lượng dịch vụ; khai thác tốt các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế, cơ bản đáp ứng nhu cầu đầu tư vốn tín dụng phục vụ phát triển sản
xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế. Tổng dư nợ trên toàn địa bàn đến 30/6/2009 đạt 19.397tỷ đồng, tăng 11.880 tỷ đồng; huy động vốn ước đạt 13.016 tỷ đồng, tăng 7.825 tỷ đồng so với năm 2005.
Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn liên tục tăng qua các năm, dự kiến thu ngân sách năm 2009 đạt 2.650 tỷ đồng, tăng 1.130 tỷ đồng so với năm 2005 và tăng bình quân hàng năm 11,8%. Chi ngân sách được quản lý chặt chẽ, đúng chế độ chính sách và định mức.