Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hóa

Một phần của tài liệu Luận văn:Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp pot (Trang 59 - 62)

II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN BĂNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH

2.2.Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hóa

2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGUỒN

2.2.Nâng cao chất lượng công tác kế hoạch hóa

Kế hoạch phải xuất phát từ thực tế của địa phương, đề ra được những mục tiêu sát thực có tính chất ưu tiên và phân bổ nguồn lực, có trọng tâm, trọng điểm tạo bước đột phá trong phát triển.

Kế hoạch phải đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Hóa, xác định được những điểm mạnh cần phát huy và những nhược điểm cần khắc phục, thực sự coi xoá đói giảm nghèo là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới. Muốn vậy, khâu đột phá là tăng thu nhập cho người dân theo hướng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nhằm hạn chế ảnh hưởng của thiên tai và thời tiết đối với khu

60

vực này, tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, qua đó tạo thêm việc làm cho người lao động. Cụ thể là:

- Kiên quyết chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng lựa chọn phát triển trồng lúa ở những vùng ăn chắc, còn những nơi thường xuyên úng ngập, năng suất lúa thấp thì chuyển mạnh sang nuôi trồng thuỷ sản hoặc kết hợp lúa- cá, đồng thời phải đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Trong một số trường hợp, cần vận động người dân mua bảo hiểm nông nghiệp;

- Khai thác tối đa lợi thế du lịch của tỉnh;

- Phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, cơ khí phục vụ xây dựng và công nghiệp chế biến, trong đó cần quy hoạch khai thác đá theo hướng bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái;

- Để giải quyết việc làm, tỉnh cần chú trọng thu hútđầu tư ở trong tỉnh, trong nước và nước ngoài theo hướng xây dựng mối quan hệ thân thiện với cộng đồng các doanh nghiệp. Chẳng hạn, các doanh nghiệp sẽ đảm nhận các vai trò trung gian (hoặc tìm đối tác thương mại) trong việc cung cấp đầu vào và đầu ra cho Thanh Hoá, gợi ý loại hình sản xuất kinh doanh; cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho Hà Nội, đưa tỉnh Thanh Hoá trở thành một địa phương vệ tinh. Do đó, việc tạo dựng môi trường đầu tư thông thoáng, thể hiện rõ thiện chí của tỉnh cọi trọng các nhà đầu tư, sẵn sàng đối thoại, lắng nghe và nỗ lực tháo gỡ khó khăn, trở ngại cho các doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu;

- Quan tâm hơn nữa đến đồng bào dân tộc thiểu số, cả về kỹ thuật sản xuất, đất đai, giáo dục và các vấn đề xã hội;

- Tăng cường sự phối hợp giữa cán bộ trong cùng một ngành và giữa các ngành các cấp trong tỉnh trong việc tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho tỉnh theo hướng tăng cường đối thoại và trao đổi thông tin định kỳ.

Việc xây dựng chỉ tiêu kế hoạch cần xuất phát từ mục tiêu ưu tiên, những mục tiêu khác sẽ được tính toán xoay quanh mục tiêu ưu tiên đã chọn. Thí dụ, nếu giảm nghèo thu nhập là mục tiêu ưu tiên thì các mục tiêu khác như tăng trưởng, cơ cấu ngành, đều phải xây dựng dựa trên mục tiêu giảm nghèo đã xác định.

Cần phân biệt rạch ròi vai trò của kế hoạch 5 năm và kế hoạch hằng năm. Kế hoạch 5 năm được xem như kế hoạch định hướng, vì thế nội dung chính của nó phải là xác định mục tiêu chiến lược. Từ mục tiêu đó sẽ xác định các mục tiêu

từng phần (mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch hằng năm và cho từng cấp thấp hơn). Như vậy, kế hoạch hàng năm sẽ trở thành phương tiện thực hiện mục tiêu kế hoạch 5 năm, có mục tiêu nhất quán với mục tiêu định hướng của kế hoạch 5 năm.

Trước mỗi kỳ kế hoạch hằng năm, tỉnh triển khai công tác đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm trước. Việc đánh giá kế hoạch cần bám sát vào các mục tiêu đã đề ra, chỉ rõ mục tiêu nào đạt được, mục tiêu nào chưa đạt được và vì sao. Tỉnh chủ động xây dựng khung kế hoạch hằng năm và để đảm bảo sự nhất quán giữa kế hoạch 5 năm và hàng năm thì nội dung kế hoạch hàng năm trước hết phải nhằm thực hiện được các nhiệm vụ đã đặt ra cho năm tương ứng. Những nhiệm vụ này sẽ trở thành cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác trong năm và theo đó để đề ra các giải pháp phân bổ vốn ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực khác trên địa bàn.

Để tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch hàng năm của mình, những công việc cụ thể cần tiến hành là:

- Chuẩn bị xây dựng kế hoạch: Mỗi cấp kế hoạch phải tiến hành họp bàn giao định kỳ (ít nhất một lần/tháng) với sự tham gia của các ban ngành quan trọng (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, y tế, giáo dục, giao thông), đại diện doanh nghiệp và người dân địa phương, đoàn thanh niên, phụ nữ, cán bộ hưu trí. Mục tiêu là đánh giá tình hình cụ thể trên địa bàn, kết quả thực hiện kế hoạch, những vướng mắc cần tháo gỡ (nhất là về cơ chế chính sách và nguồn vốn), xác định nhu cầu đầu tư hoặc hỗ trợ; chậm nhất là cuối tháng 5 phải đề xuất kế hoạch của địa phương. Kết quả cuộc họp phải được chuyển ngay về Sở KHĐT để xem xét, điều tra thực tế, đánh giá tính khả thi của các kiến nghị để có thể đưa vào để dự thảo kế hoạch của tỉnh. Nhằm đảm bảo chất lượng của khâu chuẩn bị, ít nhất Sở KHĐT và Sở TC phải cung cấp đầy đủ những văn bản pháp lý liên quan đến việc xây dựng kế hoạch, văn bản về chi tiêu vốn ngân sách và vốn đầu tư nhà nước để địa phương nghiên cứu, đề xuất kế hoạch, dự án hoặc bổ sung vốn. Nếu làm được như vậy thì sẽ đảm bảo tiến độ và chất lượng của các công đoạn tiếp theo trong quy trình xây dựng và thực hiện kế hoạch. Tuy nhiên, cần ban hành quy chế với những yêu cầu rõ ràng liên quan đến khâu chuẩn bị để các địa phương chấp hành tốt qui định này;

- Từ tháng 6, tỉnh đã chủ động đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch trong năm (trên cơ sở thực hiện 6 tháng đầu năm và ước thực hiện 6 tháng cuối năm) và mức độ đạt được mục tiêu của kế hoạch 5 năm, lập kế hoạch dự kiến cho năm tới và

62

dự báo những thay đổi có thể diễn ra trong năm kế hoạch cũng như khả năng đạt mục tiêu kế hoạch 5 năm theo lộ trình đưa ra. Trong trường hợp cần thiết, có thể điều chỉnh mục tiêu ưu tiên và lấy đó làm căn cứ tính toán các chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác. Trong quá trình xây dựng mục tiêu kế hoạch, sẽ lấy ý kiến tham vấn cộng đồng để đảm bảo việc điều chỉnh đó sát yêu cầu thực tế;

- Kế hoạch tại Sở KHĐT phải được thiết lập và tính toán theo phương pháp hiện đại (từ phân tích, đánh giá thực trạng đến dự báo và lên kế hoạch), có sử dụng mô hình toán kinh tế có thể thay đổi thông số và điều chỉnh một cách kịp thời các chỉ tiêu và yếu tố đầu vào sau khi có hướng dẫn của Bộ KHĐT. Với cân đối ngân sách giao ổn định trong 3 năm, về cơ bản tỉnh có thể chủ động trong việc lập kế hoạch, thực hiện những điều chỉnh nhỏ, không mất nhiều thời gian và không làm lệch hướng mục tiêu ưu tiên;

- Điểm cần lưu ý là, qui trình chuyển từ kế hoạch 5 năm sang kế hoạch hàng năm không hoàn toàn từ dưới lên mà vẫn phải bắt nguồn từ các cơ quan kế hoạch, trong đó Sở KHĐT là trung tâm điều phối. Làm như vậy mới có thể kế hợp việc phát huy tính chủ động của cơ sở với việc tôn trọng mục tiêu tổng thể chung của cả tỉnh.

Một phần của tài liệu Luận văn:Đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thực trạng và giải pháp pot (Trang 59 - 62)