Có thể nói Quảng Bình hội tụ đủ các điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội theo hướng CNH - HĐH hội nhập kinh tế thế giới vào xu hướng chung
của cả nước và quốc tế, nhất là khó khăn về cơ sở hạ tầng đang từng bước được cải thiện, chỉ số giá cả thực tế trên thị trường của tỉnh thấp… đây là lợi thế quan trọng của tỉnh.
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Bình đã nổ lực phấn đấu, khai thác tiềm năng , lợi thế, phát huy các nguồn lực nên nền kinh tế xã hội đã có bước phát triển khá. Kinh tế Quảng Bình tiếp tục ổn định và duy trì được mức tăng trưởng tương đối và có tín hiệu đáng mừng mặc dầu năm 2008, trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn vừa phải khắc phục hậu quả nặng nề do bão lụt năm 2007 gây ra, giá cả vật tư hàng hóa tăng cao do lạm phát .. Nhưng nhìn chung các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh vấn đạt được những kết quả tiến bộ tương đối toàn diện.
- Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 11,42%(Kế hoạch năm năm tăng bình quân từ 11- 12%/năm);
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 20,25% (Kế hoạch năm năm tăng bình quân 21-22%/năm);
- Giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp tăng 5,26%(Kế hoạch 5 năm tăng bình quân từ 4-4,5%);
- Giá trị các ngành dịch vụ tăng 12,1% (hoạch 5 năm tăng bình quân từ 11-12%/năm);
- Sản lượng lương thực đạt 26,1 vạn tấn (Mục tiêu đến năm 2010 đạt 25,5- 26 vạn tấn )
-Kim ngạch xuất khẩu đạt 62,9 triệu USD (Chỉ tiêu cả năm 55 triệu USD mục tiêu năm 2010 đạt 58 triệu USD)
- Tổng thu ngân sách trên địa bàn 853 tỷ đồng (Mục tiêu năm 2010 đạt 1000 tỷ đồng)
- Giải quyết việc làm cho 2,8 vạn lao động.
- Cơ cấu kinh tế: Nông - Lâm -Ngư nghiệp chiếm 24,2 %, Công nghiệp xây dựng 36,6%, Dịch vụ 39,2% (mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 tương ứng
20% - 40%- 40%)
- GDP bình quân đầu người 10,4 triệu đồng /người /năm (mục tiêu năm 2010: đạt 700 - 800 USD ).
Tuy vậy, tình hình kinh tế - Xã hội của tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn và tồn tại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và sản xuất công nghiệp mặc dù đạt mức tăng trưởng cao nhưng vẫn chưa đạt được mức tăng trưởng chung của cả nước, sức cạnh tranh còn yếu, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh còn thấp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa mạnh, việc khai thác và phát huy tiềm năng nội lực trên địa bàn còn hạn chế, cải thiện môi trường đầu tư chậm và chưa theo kịp yêu cầu, nợ đọng trong XDCB còn nhiều. Kết cấu hạ tầng, KH&CN, GD&ĐT, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe của nhân dân chưa đáp ứng được nhu cầu. Đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng thiên tai lũ lụt vẫn còn khó khăn, cải cách hành chính, cải cách tư pháp chưa hiệu quả cao.
2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC BÌNH TRỊ THIÊN THIÊN
Công ty Cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên là một doanh nghiệp được cổ phần hoá từ Công ty Lương thực Bình Trị Thiên, trực thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Bắc theo quyết số 3624/QĐ/BNN- ĐMDN ngày 26 tháng 12 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “Về việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần”, trong đó có Công ty Lương thực Bình Trị Thiên.
- Tên đầy đủ của công ty: Công ty cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên. - Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Binh Tri Thien food Joint -Stock Company .
- Tên giao dịch viết tắt: BTT FOOD.JCo .
nghiệp theo mô hình công ty cổ phần. Thực hiện hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật Việt Nam.
- Trụ sở chính của công ty đặt tại: Lý Thường Kiệt – Thành phố Đồng Hới – tỉnh Quảng Bình.
- Số điện thoại: 052.38212167 - Số Fax: 052.38212176
Ngành nghề kinh doanh: Công nghiệp xay xát, chế biến lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc, nuôi cá, trồng cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả; xuất khẩu hàng lương thực, vật tư nông nghiệp, thức ăn gia súc, máy móc thiết bị hàng nông nghiệp, hàng tiêu dùng; kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, ăn uống; đại lý tiêu thụ hàng hoá; kinh doanh xăng dầu, chất đốt; cho thuê tài sản, kho bãi kinh doanh.
Vốn điều lệ của công ty là 24,366 tỷ đồng Việt Nam được chia thành 2.436.628 cổ phần. Mỗi cổ phần có mệnh giá là 10.000đồng. Trong đó:
- Tổng công ty Lương thực Miền Bắc nắm giữ: 1.242.680 cổ phần, tỷ lệ 51%, với giá trị vốn góp: 12.427 triệu đồng;
- Công ty chứng khoán Ngân hàng Á Châu nắm giữ 365.494 cổ phần, tỷ lệ 15%;
- Công ty Cổ phần Địa ốc Ngân hàng Á Châu nắm giữ 309.67 cổ phần, tỷ lệ 12,71%;
- Ngân hàng thương mại Á Châu nắm giữ 265.102 cổ phần, tỷ lệ 10,8% - Người lao động trong Công ty nắm giữ 249.485 cổ phần, tỷ lệ 10,245; - Tổ chức khác nắm giữ 4.200 cổ phần, tỷ lệ 0,17%.
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Cổ phần Lương thực Bình Trị Thiên tiền thân là Công ty Lương thực Bình Trị Thiên trên cở sở hợp nhất 3 công ty Lương thực( Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế). Công ty hoạt động ở lĩnh vực kinh doanh